Nhật Bản sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 sau đợt nghỉ dài có chiều hướng gia tăng phức tạp, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chỉ thị tăng cường các biện pháp sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây lan COVID-19 mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ngày 4/1 công bố báo cáo cho biết các địa phương trong cả nước đã ghi nhận 1.151 ca mắc COVID-19 mới, lần đầu vượt mốc 1.000 ca/ngày kể từ ngày 6/10/2021. Trong đó, thủ đô Tokyo ghi nhận 151 ca, trong đó có 8 ca được xác nhận đã nhiễm biến thể Omicron mà không rõ nguồn lây. Tính từ ngày 25 đến ngày 30/12/2021, Nhật Bản đã ghi nhận 150 ca mắc biến thể Omicron, trong đó có ca nghi nhiễm tại cộng đồng.
Trước tình hình trên, trong phát biểu mới nhất ngày 4/1, Thủ tướng Kishida Fumio đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương sẵn sàng ứng phó với làn sóng dịch tiếp theo, nhất là biến thể Omicron. Theo đó, các địa phương cần tăng cường hơn nữa các khâu phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị sớm, sẵn sàng chuyển trạng thái khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Video đang HOT
Về đảm bảo thuốc điều trị COVID-19, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết chính phủ đặt mục tiêu đưa thuốc viên dạng uống của hãng dược phẩm Pfizer vào điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 kể từ đầu tháng sau. Người phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được thăm khám và tư vấn điều trị ngay trong ngày có kết quả xét nghiệm hoặc chậm nhất là ngày hôm sau, thuốc điều trị sẽ được chuyến đến tay người bệnh trong thời gian sớm nhất, bao gồm cả điều trị tại nhà.
Về đảm bảo hệ thống y tế, bên cạnh việc hỗ trợ tối đa cho điều trị bệnh nhân tại nhà, tại các khu vực biến thể Omicron diễn biến phức tạp sẽ căn cứ vào tình hình thực tế có thể yêu cầu tất cả bệnh nhân mắc biến thể Omicron phải nhập viện, những người tiếp xúc gần phải được cách ly tại các cơ sở lưu trú
Về tiêm chủng mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, Nhật Bản sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm 9 triệu liều vaccine trong kho hiện nay cho đối tượng là người cao tuổi. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cân nhắc mở rộng các địa điểm xét nghiệm miễn phí tại các khu vực biến thể Omicron diễn biến phức tạp.
Về chương trình kích cầu du lịch nội địa “GoTo Travel”, người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản thừa nhận ứng phó với biến thể Omicron đang là ưu tiên hàng đầu nên chương trình này sẽ phải được xem xét một cách thận trọng trước khi quyết định việc nối lại.
Về các biện pháp hạn chế nhập cảnh, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết, trong tuần tới, chính phủ sẽ cùng với các bộ ngành liên quan đánh giá cụ thể tình hình lây nhiễm COVID-19 trong đợt nghỉ lễ dài vừa qua để cân nhắc có tiếp tục gia hạn quy định hạn chế nhập cảnh hay không. Trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan tại các thành phố lớn, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ chuyển hướng tập trung từ các biện pháp ngăn chặn biến thể Omicron từ bên ngoài sang các biện pháp phòng chống dịch trong nước.
Dư luận Nhật Bản phản đối phục vụ rượu bia cho khán giả xem Olympic Tokyo 2020
Kế hoạch bán rượu, bia cho khán giả Tokyo Olympic 2020 đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người dân trong bối cảnh thủ đô Nhật Bản vẫn còn áp lệnh cấm các quán bar nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Bia Asahi rất được ưa chuộng trong giới hâm mộ thể thao tại Nhật Bản. Ảnh: Shutterstock
Dẫn một số nguồn tin giấu tên từ các nhà tổ chức Olympics, đồ uống có cồn như rượu bia sẽ được phục vụ tại các địa điểm thi đấu vào một số khung giờ nhất định.
Trước đó, ban tổ chức Thế vận hội đã quyết định giới hạn số lượng khán giả tối đa có mặt tại một địa điểm thi đấu là 10.000 người. Trong một cuộc họp báo ngày 21/6, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic Tokyo bà Seiko Hashimoto cho biết ban tổ chức vẫn đang cân nhắc liệu xem có phục vụ đồ uống có cồn tại các điểm thi đấu hay không.
Tuần trước, Chính phủ Nhật Bản đã hạ mức độ tình trạng khẩn cấp tại thủ đô xuống tình trạng "gần như khẩn cấp", cho phép người dân có thể uống rượu theo nhóm nhỏ trong thời gian ngắn nhưng vẫn áp dụng quy định hạn chế đối với các quán bar, nhà hàng và tụ điểm đêm đông đúc ở Tokyo.
Các cuộc tụ tập với đồ uống có cồn đã trở thành mục tiêu hành động của chính phủ vì chúng được coi là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan dịch bệnh khi những người tham gia thường có xu hướng nói to, tiếp xúc gần và ở lại lâu trong các quán rượu.
Quyết định cho phép bán đồ uống có cồn tại Olympic có thể mang lại tia hy vọng cho nhà tài trợ Asahi Group Holdings - công ty độc quyền cung cấp loại bia "Super Dry" bán chạy nhất cho những người hâm mộ môn thể thao.
Kế hoạch bán rượu bia cho khán giả đến xem các sự kiện thi đấu thuộc khuôn khổ Olympic đã trở thành tâm điểm cho sự phẫn nộ của công chúng, khi người dân cho rằng chính quyền đang ưu tiên tổ chức Olympics thay vì khôi phục cuộc sống bình thường cho người dân. Ông Toshihiro Nikai, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, cho biết: "Cần phải suy nghĩ cẩn thận về việc cấm rượu bia tại Olympic 2020.
Tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Nhật Bản và ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 đều cam kết họ có thể tổ chức sự kiện mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Làn sóng dịch bệnh thứ 4 ở thủ đô Tokyo đã đạt đỉnh điểm vào đầu tháng 5 vừa qua, khiến các biện pháp hạn chế gần đây đã được nới lỏng. Ngày 21/6, Tokyo ghi nhận 236 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ. Hiện mới chỉ có khoảng 18% dân số Nhật Bản được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 khi chỉ còn 1 tháng nữa là khai mạc Olympic Tokyo 2020.
Nhật Bản: Công ty giao đồ ăn Uber Eats bị cáo buộc vi phạm luật nhập cư Cảnh sát Nhật Bản ngày 22/6 đã cáo buộc văn phòng của công ty dịch vụ giao đồ ăn Uber Eats tại Nhật Bản và hai đại diện của công ty này vi phạm luật nhập cư khi tuyển dụng người nước ngoài không có quy chế hợp pháp vào làm việc cho công ty. Công ty giao đồ ăn Uber Eats bị...