Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Nam, Phillipines về vấn đề Biển Đông
Nhật Bản có thể hợp tác với Việt Nam và Philippines để chống lại hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu HD981 trái phép ở hải phận Việt Nam làm dấy lên nhiều căng thẳng mới liên quan tới cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Thông tin trên được trích dẫn trên tờ Ming Pao có trụ sở ở Hong Kong. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Tokyo sẵn sàng tham gia vào các cuộc đối thoại với Bắc Kinh mà không yêu cầu bất cứ điều kiện nào cả.
Video đang HOT
Tuần trước, một trong những lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, ông Yu Zhengsheng đã phản ứng lại phát biểu trên của ông Abe. Cụ thể, vị quan chức này cho rằng, cuộc đối thoại đó sẽ chỉ được tiến hành sau khi Nhật Bản công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, và khi ông Abe ngừng thăm viếng ngôi đền chiến tranh Yasukuni.
Các phương tiện truyền thông ở Nhật cho biết, ông Yu đã “dội gáo nước lạnh” vào nước Nhật. Những trang báo của xứ sở Mặt trời mọc cũng đưa thêm tin rằng, chính phủ Nhật quyết định tăng cường hợp tác với Việt Nam đồng thời tiến hành các cuộc đàm phán sâu rộng với Philippines, hai quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Hà Nội là do các hoạt động hàng hải khiêu khích đơn phương của Trung Quốc. “Trung Quốc cần đưa ra các cơ sở để giải thích cho những hành động của họ cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế”, Bộ trưởng Kishida nói.
Theo Xahoi
Indonesia, Ấn Độ phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông
Nhiều nước bày tỏ lo ngại về cách hành xử hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đưa ý kiến về vấn đề biển đông.
Ngày 12/5, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông kiềm chế không sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề.
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Myanmar, ông Yudhoyono nói: "Điểm mấu chốt là không bên nào được phép sử dụng sức mạnh quân sự. Nếu quan điểm này được thống nhất, tất cả các vấn đề khác ở Biển Đông sẽ có cách giải quyết."
Tổng thống Indonesia cho biết chủ đề xuyên suốt trong các cuộc thảo luận của hội nghị thượng đỉnh vừa qua là liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có phải là mối đe dọa đối với các quốc gia trong khu vực hay không.
Ông Yudhoyono cho rằng mặc dù sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc sẽ đem lại một số lợi ích cho các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách trỗi dậy không hòa bình, thể hiện thái độ và cách hành xử hung hăng trên Biển Đông, họ sẽ gây nên "những vấn đề nghiêm trọng", và sẽ là hiểm họa đối với hòa bình, an ninh Đông Á, là điều mà "không một quốc gia nào mong muốn".
Trước đó, Ấn Độ cũng đã bày tỏ sự lo ngại trước những diễn biến gần đây trên Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam và cho tàu hải cảnh tấn công bằng vòi rồng, đâm rách tàu công vụ của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố: "Chúng tôi đang theo dõi và quan ngại sâu sắc về tình hình trên Biển Đông. Chúng tôi tin rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng trong khu vực là lợi ích sống còn đối với cộng đồng quốc tế."
Theo Xahoi
Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ là 'nạn nhân lớn nhất' Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông liên tục leo thang, giới chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhiều nhận định xung quanh vấn đề này. Trung Quốc hung hăng đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Nguồn: AP) Trong đó hầu hết các ý kiến đều chỉ trích thái độ hung hăng và bất...