Nhật Bản ra Sách Trắng về khoa học công nghệ năm 2019
Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua Sách Trắng về khoa học và công nghệ năm 2019, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện năng lực nghiên cứu cơ bản của nước này.
Trong Sách Trắng, Chính phủ Nhật Bản đã khẳng định tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản, coi đây là nền tảng cho sự phát triển của xã hội và có thể đem lại các giá trị mới cho xã hội cũng như cuộc sống của người dân trong tương lai.
Sách Trắng được đưa ra trong bối cảnh số lượng các báo cáo khoa học có chất lượng của nước này có dấu hiệu suy giảm trong những năm gần đây. Điều này cũng khiến vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế xét về số lượng các báo cáo khoa học có chất lượng cao bị kéo tụt.
Dẫn ví dụ về công trình nghiên cứu điốt phát ra ánh sáng xanh đạt giải Nobel của giáo sư Hiroshi Amano thuộc Đại học Nagoya – người đã phải tiến hành các thí nghiệm tới hơn 1.500 lần, Sách Trắng nhấn mạnh cần phải có một tầm nhìn dài hạn bởi vì, nghiên cứu cơ bản đòi hỏi thời gian và công sức.
Ảnh minh họa
Theo thống kê được đưa ra bởi NHK News, lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, mặc dù ngân sách dành cho khoa học công nghệ của Nhật Bản lên tới 3.800 tỷ yên (33,8 tỷ USD) trong năm 2018, cao nhất từ trước tới nay, nhưng chỉ bằng 1/5 ngân sách dành cho nghiên cứu cơ bản của Trung Quốc năm 2016.
Bên cạnh đó, tỷ lệ các nhà nghiên cứu trẻ dưới 35 tuổi ở các trường đại học quốc lập đang giảm, từ con số 17,5% năm 1998 xuống còn 9,6% năm 2016.
Mặt khác, số lượng nghiên cứu khoa học được công bố cũng giảm. Trong giai đoạn 2004-2006, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 trong số các cường quốc khoa học hàng đầu thế giới về báo cáo nghiên cứu. Đến giai đoạn 2014-2016, nước này đã tụt xuống vị trí thứ 9 trong danh sách này.
Video đang HOT
Theo VietQ
CMC cùng chuyên gia người Việt tại Nhật tìm giải pháp xây dựng Smart City cho Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC cho biết, CMC cùng các nhà khoa học Nhật Bản và tiến sỹ Việt Nam tại Nhật đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực xây dựng Smart City, cùng thảo luận giải pháp xây dựng Smart City cho Việt Nam.
CMC phối hợp với Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (NASATI) và Mạng lưới học thuật Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) tổ chức Hội thảo quốc tế về Thành phố thông minh.
Ngày 6/5/2019, Tập đoàn Công nghệ CMC phối hợp với Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (NASATI) và Mạng lưới học thuật Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) tổ chức Hội thảo quốc tế "Thành phố thông minh: Từ nghiên cứu đến ứng dụng triển khai tại Việt Nam". Hội thảo được tổ chức với kỳ vọng tạo ra sự kết nối giữa các nhà khoa học của Nhật Bản với giới khoa học và các doanh nghiệp ở trong nước, phục vụ thương mại hóa kết quả nghiên cứu liên quan tới Thành phố thông minh (Smart City).
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC cho biết: "CMC với tư cách một tập đoàn công nghệ tại Việt Nam rất mong muốn được lắng nghe, tìm hiểu các kinh nghiệm, mô hình thành phố thông minh trên thế giới. Được biết các nhà khoa học Nhật Bản và tiến sỹ Việt Nam tại Nhật đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này, chúng tôi hi vọng sẽ có được nhiều thông tin, kiến thức từ quý vị. Bên cạnh đó, CMC cũng sẽ chia sẻ những hiểu biết của chúng tôi trong thời gian qua về nghiên cứu công nghệ phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam."
Ông Nguyễn Trung Chính Chủ tịch CMC
Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Nguyễn Chấn Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC - CIST đã có phần giới thiệu về Viện CIST và các thành quả nghiên cứu bước đầu về thành phố thông minh. Theo đó, ông Nguyễn Chấn Hùng đã chỉ ra một số hạn chế khi triển khai Smart City tại Việt Nam như: tỉ lệ camera trên đầu người ở Việt Nam còn thấp so với các đô thị lớn trên thế giới, chất lượng camera và phần mềm xử lý thông minh chưa tốt, giá thành còn cao, an ninh an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu chưa tốt... Ông Nguyễn Chấn Hùng cũng giới thiệu thành quả của Viện CIST là Chuỗi nghiên cứu AI-over-IoT (AIoT), giải quyết được bài toán về nhận dạng mặt, nhận dạng vật thể, biển số và các bất thường, thiên tai... trong áp dụng công nghệ thành phố thông minh. Theo ông Hùng, Việt Nam là thị trường có nhiều đặc thù nên ngoài bài toán công nghệ, cần phối hợp với nhiều giải pháp khác về quản lý, đào tạo, ứng dụng thực tế...
PGS.TS Nguyễn Chấn Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC - CIST .
Phần tiếp theo của Hội thảo đã công bố các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Thành phố thông minh của các nhà khoa học trẻ người Việt Nam đã, đang làm việc và học tập tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty công nghệ tại Nhật Bản. Tiến sỹ Trần Huỳnh Ngọc, Viện Công nghệ Toyota đã trình bày một góc nhìn về mô hình lưới điện thông minh trong mối liên hệ với các nghiên cứu ở Nhật và tập đoàn Toyota.
Tiến sỹ Trần Huỳnh Ngọc, Viện Công nghệ Toyota.
Tiến sỹ Tạ Đức Tùng (hiện đang công tác tại phòng nghiên cứu Kawahara thuộc Đại học Tokyo) mô tả một số hướng nghiên cứu về đô thị thông minh hiện nay tại Nhật Bản bao gồm vấn đề giao thông cá nhân, nông nghiệp thông minh qui mô nhỏ, mạng cảm biến không dây và chế tạo robot, đồng thời đưa ra một cái nhìn sơ bộ về chính sách phát triển Xã hội 5.0 tại Nhật Bản.
Tiến sỹ Tạ Đức Tùng (Phòng nghiên cứu Kawahara thuộc Đại học Tokyo) mô tả một số hướng nghiên cứu về đô thị thông minh hiện nay tại Nhật Bản
Tại hội thảo này, Tiến sỹ Nguyễn Thành Vinh, Viện nghiên cứu quốc gia Nhật Bản về khoa học kỹ thuật tiên tiến cho công nghiệp đã trình bày về những nghiên cứu mới nhất tại Nhật trong lĩnh vực chế tạo cảm biến cơ học sử dụng công nghệ cơ điện tử vi mô. Những cảm biến này có thể đo các đại lượng cơ học như lực, dao động, ma sát, áp suất với độ nhạy cao, vì vậy có thể được ứng dụng trong điều khiển Robot, chăm sóc sức khỏe, quan trắc cơ sở hạ tầng, cầu đường... Tiến sỹ Vinh cũng bàn về một số hướng triển khai trong tương lai của lĩnh vực nghiên cứu này.
Tiến sỹ Nguyễn Thành Vinh, Viện nghiên cứu quốc gia Nhật Bản.
Còn Tiến sỹ Lê Anh Sơn, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tương lai - Đại học Nagoya - Nhật Bản lại đem đến bài thuyết trình về dự án kết nối giao thông thông minh cho các thành phố tương lai, trong đó có việc kết hợp các phương tiện thông minh trong một xã hội khi có nhiều đối tượng tham gia giao thông khác nhau...
Tiến sỹ Lê Anh Sơn, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tương lai - Đại học Nagoya - Nhật Bản
Đặc biệt, Tiến sĩ Lê Văn Hải, Ban Cơ yếu Chính phủ đã có bài giới thiệu về vai trò của công nghệ vi mạch trong 4.0. Theo ông Hải, vấn đề cốt lõi để chuyển đổi nền công nghiệp từ 4.0 lên 5.0 là AI (trí tuệ nhân tạo), khi đó máy móc sẽ là nền tảng để phát triển xã hội 5.0. Trong "xã hội 5.0", một lượng dữ liệu vô cùng lớn được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau, thông qua IoT, từ các cảm biến, camera... trong không gian thực được tích lũy vào "không gian đám mây" (Cloud). Tại không gian ảo đó, trí tuệ nhân tạo với khả năng phân tích, dự đoán vượt cả trí tuệ của con người sẽ phân tích khối dữ liệu khổng lồ nói trên, và truyền kết quả phân tích trở lại cho không gian thực dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Nếu trong xã hội 4.0, người máy thực hiện, thao tác theo sự điều khiển của con người, thì trong xã hội 5.0, sẽ có người máy siêu thông minh, biết cảm thụ và nhận thức, có thể đưa ra các quyết định thay cho con người.
Tiến sĩ Lê Văn Hải, Ban Cơ yếu Chính phủ
Đại diện CMC cho biết kết quả của hội thảo cung cấp các giải pháp hữu ích cho nhiều vấn đề phát triển đô thị của Việt Nam trong nền công nghiệp 4.0.
Theo ITC News
Kết nối chuyên gia quốc tế thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo Chiều 03/05/2019, tại Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia phối hợp với tập đoàn FPT đã tổ chức Hội thảo 'Xu hướng, thành tựu trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo và vi mạch tại Việt Nam'. Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT khẳng định: AI được xem là một trong những mảng...