Nhật Bản phô diễn sức mạnh công nghệ qua Olympic Tokyo

Theo dõi VGT trên

Chính phủ Nhật Bản đang tận dụng tối đa nguồn lực để biến Olympic Tokyo 2020 thành sự kiện thể thao tiến bộ nhất về mặt công nghệ trong lịch sử.

Ngay sau khi Tokyo được chọn làm thành phố đăng cai Olympic 2020, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành kế hoạch phô diễn công nghệ với sự ủng hộ nhiệt thành của những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao nước này.

Đây là cách tiếp cận hợp lý. Olympic Bắc Kinh 2008 thể hiện tiềm lực của nước chủ nhà Trung Quốc trên quy mô lớn, trong khi London 2012 lại mang đến tính hài hước đặc trưng của người Anh. Với Nhật Bản, đây là cơ hội thể hiện công nghệ robot, tự động hóa và tính toán tối tân.

.

Nhật Bản phô diễn sức mạnh công nghệ qua Olympic Tokyo - Hình 1

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga bên cạnh một robot ở sân bay Haneda.

Chính phủ Nhật còn lên kế hoạch tổ chức triển lãm trưng bày 200 tiến bộ công nghệ, nhưng lượng khách tham quan rất ít do quyết định cấm người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản trong kỳ Olympic để đối phó Covid-19.

“Olympic đáng lẽ là cơ hội để Nhật Bản phô diễn sự tiến bộ về công nghệ, giống cách chúng tôi làm khi ra mắt tàu cao tốc tại Olympic Tokyo 1964. Tôi nghĩ thành tựu lớn nhất bây giờ là tổ chức được sự kiện. Đó là điều đáng mừng”, Morinosuke Kawaguchi, chiến lược gia công nghệ và giảng viên Viện Công nghệ Tokyo, nhận xét.

Sự trỗi dậy của máy móc

Lễ khai mạc Olympic vào tối nay (23/7) nhiều khả năng sẽ là cơ hội để Nhật Bản trình diễn năng lực công nghệ, kết hợp với thể hiện quyền lực mềm thông qua âm nhạc và các nhân vật văn hóa trong truyện tranh và game. Những hạn chế phòng chống Covid-19 có thể khiến phần lớn buổi lễ được trình diễn qua màn ảnh.

Trong giai đoạn trước sự kiện, Toyota đã triển khai xe điện tự lái e-Palette để đưa đón vận động viên và quan chức giữa Làng Olympic và những nơi họ cần đến. Mẫu xe này ra mắt năm 2018 và được thiết kế để trở thành tiêu chuẩn cho những ứng dụng trong lĩnh vực di động như là một dịch vụ (MaaS). Olympic Tokyo là một trong những sự kiện đầu tiên triển khai e-Palette thực tế, dù các xe vẫn cần có một người vận hành để giám sát hoạt động.

Mỗi chiếc e-Palette có thể chở tối đa 20 người hoặc 4 người ngồi xe lăn, chạy bằng pin Li-ion sạc được với tầm hoạt động khoảng 150 km. Toyota đang triển khai 3.700 phương tiện đưa đón vận động viên tại Olympic, 90% trong số đó dùng động cơ điện.

Robot với đủ hình dáng và kích thước cũng xuất hiện khắp các khu vực tổ chức, từ chào đón các đoàn thể thao tại sân bay đến thu hồi các cây lao cho vận động viên thi đấu.

Nhật Bản phô diễn sức mạnh công nghệ qua Olympic Tokyo - Hình 2

Robot đón khách triển khai ở sân bay Haneda tại Tokyo.

Phiên bản điều khiển từ xa của linh vật Miratowa và Someity sẽ được triển khai ở nhiều địa điểm, dù các biện pháp ngăn Covid-19 sẽ khiến chúng không được tương tác với khán giả. Các robot đều được trang bị camera có khả năng nhận diện biểu cảm khuôn mặt và có thể phản hồi bằng cách gật đầu, bắt tay hoặc nháy mắt.

Video đang HOT

Robot Vận chuyển Hậu cần sẽ cung cấp đồ ăn, thức uống cho những người có mặt tại sân vận động, dù chúng sẽ ít công việc hơn.

Nhận diện khuôn mặt

Công nghệ nhận diện khuôn mặt của NEC sẽ tăng tốc thực hiện quy trình nhập cảnh cho các vận động viên và quan chức đến Nhật Bản bằng chuyến bay của hãng ANA, Swiss International Air Lines và Lufthansa. Hệ thống sử dụng chứng nhận sinh chắc học, cho phép hành khách lên máy bay mà không cần trình hộ chiếu hoặc vé.

Công nghệ này có độ chính xác 99,9% với những người đeo khẩu trang che kín mặt. Phát ngôn viên NEC cho biết công nghệ nhận diện vừa tăng tính tiện dụng, vừa hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, do người sử dụng không cần tháo khẩu trang khi đến những nơi như văn phòng, sân bay và sân vận động.

An ninh là một trong những lo ngại lớn nhất với các nhà tổ chức. Cảnh sát Nhật Bản đã triển khai một khí cầu trang bị hàng loạt camera giám sát ở khu vực tổ chức nhiều môn thi đấu dưới nước ở thủ đô Tokyo. Nó có thể theo dõi lưu lượng giao thông, phát hiện ta.i nạ.n hoặc những dấu hiệu về hành động nguy hiểm.

Hai công ty an ninh tư nhân lớn nhất Nhật Bản, gồm Secom và Sohgo Security Services (Alsok) đang triển khai 14.000 nhân viên cho Olympic.

Nhật Bản phô diễn sức mạnh công nghệ qua Olympic Tokyo - Hình 3

Xe điện tự lái chuẩn bị cho Olympic Tokyo.

Nhân viên Secom mang smartphone gắn áo, biến họ thành camera di động. Dữ liệu từ mỗi người sẽ được chia sẻ với trung tâm điều hành, tại đó, AI sẽ phân tích hình ảnh và đán.h dấu những người có hành vi khả nghi. Alsok dùng công nghệ drone để giảm tải cho lực lượng an ninh. Mỗi chiếc drone có thể vận hành ở độ cao 50 – 70 m trong tối đa 8 tiếng, đủ sức giám sát khu vực có bán kính 3 km.

Giới chức Nhật Bản từ chối bình luận về thông tin có nhiều “sát thủ drone” được triển khai, sẵn sàng bắ.n hạ những loại flycam hoạt động trái phép gần nơi tổ chức các cuộc thi đấu Olympic.

Tấ.n côn.g mạng

Các nhà tổ chức đang theo dõi chặt chẽ nguy cơ tấ.n côn.g mạng. Trung tâm Quốc gia về Chiến lược An ninh mạng và Sẵn sàng ứng phó sự cố của Nhật Bản (NISC) tháng trước cho biết tin tặc đã tiếp cận được dữ liệu riêng của 170 người liên quan đến Olympic Tokyo.

Các kỳ Olympic cũng từng là mục tiêu trong quá khứ. Malware có tên “Olympic Destroyer” đã tấ.n côn.g nhiều hệ thống máy tính ở Olympic Mùa đông Pyeongchang tổ chức ở Hàn Quốc năm 2018, gây ra hàng loạt vấn đề như đình trệ bán vé. Tại Olympic Rio 2016, các điểm truy cập Wi-Fi giả mạo đã xuất hiện để đán.h cắp thông tin cá nhân của khán giả.

NISC đã chuẩn bị nguy cơ này, nhưng nhiều chuyên gia vẫn cảnh báo các cuộc tấ.n côn.g mạng có thể không bị phát hiện và có khả năng đán.h bại mọi lưới phòng thủ do giới chức Nhật Bản chuẩn bị.

Hai kỳ Olympic để lộ cú trượt dài của công nghệ Nhật Bản

Khi Tokyo đăng cai Thế vận hội 1964, thế giới mong chờ một kỷ nguyên công nghệ cao của Nhật Bản, nhưng hiện tại, nước này lại trong trạng thái bất lực về công nghệ.

Olympic Tokyo 1964 khai mạc trùng với sự kiện ra mắt tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Nhật Bản với tốc độ 210 km/h, báo trước buổi bình minh của kỷ nguyên công nghệ cao ở Nhật Bản.

Trong vòng gần hai thập kỷ, những cải tiến như máy ghi hình của Sony, bộ nhớ flash của Toshiba và Space Invaders - trò chơi bắ.n sún.g arcade - đã cách mạng hóa ngành công nghiệp game, khiến Nhật Bản trở thành một cường quốc vượt trội về công nghệ trên toàn cầu. Thậm chí, nước này được dự đoán vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của đất nước này với TV, thiết bị ghi âm và máy tính đã xa. Nhật Bản có thể tự hào vì phát minh máy nghe nhạc Walkman, nhưng Apple đã đưa ra iPhone. Đối thủ trong khu vực là Hàn Quốc và "gã khổng lồ" công nghệ Samsung đã vượt Nhật Bản về smartphone và chip nhớ.

Hai kỳ Olympic để lộ cú trượt dài của công nghệ Nhật Bản - Hình 1

Xe điện không người lái e-Palette của Toyota tại Thế vận hội Tokyo.

Đây không chỉ đơn giản là một đòn giáng vào lòng tự hào dân tộc của Nhật Bản, mà còn là một tình thế tiến thoái lưỡng nan của các tập đoàn và trách nhiệm kinh tế. Làn sóng Covid-19 thứ tư đã ngăn một lượng khán giả khổng lồ tới Nhật và doanh thu mà họ mang lại để giúp thúc đẩy sự phục hồi từ đại dịch. Trong một thế giới ngày càng phân cực, nơi Mỹ và Trung Quốc đang thiết lập các tiêu chuẩn về công nghệ và dữ liệu, Nhật Bản có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn.

Thủ tướng Yoshihide Suga đang có chiến lược phục hồi vị thế công nghệ của Nhật với kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp chip được nâng lên thành một dự án quốc gia ngang hàng với đảm bảo thực phẩm hoặc năng lượng. Nhưng các chuyên gia trong ngành và quan chức chính phủ nói rằng giải pháp này cũng sẽ đòi hỏi một thứ khác: một sự thay đổi cơ bản trong cách Nhật Bản kinh doanh nhiều thập kỷ tới.

Điều đó đồng nghĩa việc giảm bớt thủ tục hành chính, tuyển dụng tài năng sản xuất chip nước ngoài và hoàn toàn loại bỏ "sự khăng khăng cứng đầu đối với chủ nghĩa Nhật Bản hoàn hảo", Kazumi Nishikawa, Giám đốc bộ phận CNTT của Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại gọi tắt là METI, cho biết.

Ông nói: "Phương pháp tự lực sản xuất tại Nhật Bản đã không thành công. Chúng tôi muốn tránh điều đó lúc này".

Sự tụt hậu trong nghiên cứu chip

Nhật Bản có thể nhờ TSMC Đài Loan giúp xây dựng lại ngành công nghiệp chip thống trị một thời của mình. Tuần trước, CEO của TSMC, ông C.C. Wei gây ngạc nhiên khi cho biết TSMC đang thực hiện "quá trình thẩm định việc sở hữu một cơ sở sản xuất công nghệ đặc biệt tại Nhật Bản". Dường như, điều này để xác nhận suy đoán về kế hoạch xây dựng một cơ sở tại Nhật Bản của nhà sản xuất chip tiên tiến hàng đầu thế giới.

Nhật Bản, nền kinh tế thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, đang lập ngân sách hàng trăm tỷ yên để nghiên cứu và phát triển chip. Nhưng số tiề.n này chỉ là "giọt nước" trong "đại dương tiề.n" đang được chi ra ở Mỹ, nơi ít nhất 5,7 nghìn tỷ yên (52 tỷ USD) đang được đầu tư để hỗ trợ sản xuất chất bán dẫn trong nước. Tại Hàn Quốc, các công ty như Samsung và SK Hynix cam kết đầu tư 450 tỷ USD trong vòng một thập kỷ, trong khi chỉ riêng TSMC chi 100 tỷ USD trong ba năm tới.

Akira Amari, cựu Bộ trưởng Ngoại giao về chính sách kinh tế tài khóa Nhật Bản, cho biết: "Mỗi quốc gia đang đưa ra mức hỗ trợ theo thứ tự cường độ ưu tiên khác nhau".

Tuy nhiên, ông nói, thủ tướng Suga "cực kỳ giỏi" trong việc hoàn thành công việc và hiện tập trung vào số hóa và trung hòa carbon - hai vấn đề được liên kết bởi chất bán dẫn.

Nhật Bản vẫn tự hào về thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực gồm robot và siêu máy tính. Các kỹ sư Nhật Bản thậm chí vừa phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ Internet nhanh nhất. Trong bản đán.h giá chuỗi cung ứng của Nhà Trắng được công bố vào tháng 6, Nhật Bản được đề cập đến 85 lần, nhiều hơn Đài Loan và Hàn Quốc, và có cùng số lượng tham chiếu với châu Âu.

Hai kỳ Olympic để lộ cú trượt dài của công nghệ Nhật Bản - Hình 2

Siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản tại Trung tâm Khoa học Tính toán Riken ở Kobe, tỉnh Hyogo

Tetsuro Higashi, Chủ tịch danh dự của hãng sản xuất thiết bị bán dẫn Tokyo Electron, cho biết nhiệm vụ giải quyết sự suy giảm của Nhật Bản không đơn giản như xây dựng lại một ngành công nghiệp. Ông chỉ ra thế mạnh của Nhật Bản là Kioxia (tên mới của Toshiba Memory) cho bộ nhớ và Sony với cảm biến hình ảnh, cùng các nhà sản xuất linh kiện và chip nguồn.

"Chiến lược phải kết nối những phần đó và tạo thành lõi. Tuy nhiên, có một cảm giác khủng hoảng cơ bản hơn. Điều đáng sợ là nếu điều này trở nên tồi tệ, toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng", Higashi cho biết.

Giống tất cả các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới, những thiếu sót về công nghệ của Nhật Bản đã bị phơi bày bởi đại dịch. Sự thiếu công nhận của nó chứng tỏ sự suy giảm ảnh hưởng công nghệ vì nhiều lý do, chính trị, kinh tế và văn hóa.

Theo IC Insights, năm 1990, Nhật Bản nắm giữ khoảng 50% thị trường chip toàn cầu, bây giờ là 6%. Một phân tích được tại hội nghị bán dẫn do tổ chức tư vấn Stiftung Neue Verantwortung (SNV) có trụ sở tại Berlin thực hiện cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong đóng góp của Nhật Bản trong 25 năm qua, đến mức Trung Quốc đã vượt qua nó vào năm ngoái. Các nhà nghiên cứu Jan-Peter Kleinhans và Julia Hess của SNV viết trong báo cáo: "Thị phần giảm dường như đi đôi với việc giảm sức mạnh R&D. Ai sẽ là người phát triển chip của tương lai?".

Trong một bài phát biểu trước Ủy ban Khoa học và Công nghệ Hạ viện vào tháng trước, nhà tư vấn độc lập Takashi Yunogami đã nêu rõ những thất bại của Nhật Bản. Nhật Bản từng sản xuất bộ nhớ cho máy tính lớn (Mainframe), nơi khách hàng yêu cầu chất lượng cao và bảo hành 25 năm. Tuy nhiên, với sự nổi lên của máy tính cá nhân, ngành công nghiệp Nhật Bản đã không đáp ứng được, khiến Samsung có cơ hội cung cấp bộ nhớ PC với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ. Trong thời đại đồ điện tử dùng một lần ngày càng tăng, Nhật Bản mắc phải "căn bệnh chất lượng cao".

Những rắc rối của ngành càng tăng thêm do phản ứng của chính phủ ủng hộ việc tạo ra các nhà vô địch trong nước thay vì hợp tác với nước ngoài. Năm 1999, Tokyo khuyến khích sáp nhập các doanh nghiệp bộ nhớ của Hitachi và NEC dưới cái tên Elpida, tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hy vọng". Năm 2012, công ty đã nộp đơn phá sản với khoản nợ 5,5 tỷ USD và được mua bởi Micron Technologies của Mỹ.

Yunogami nói với các nhà lập pháp: "Tất cả mọi biện pháp nhằm cố gắng ngăn chặn xu hướng đi xuống - các dự án quốc gia, tập đoàn, liên doanh - đều thất bại. Ngành công nghiệp chip đang vượt quá sự phục hồi".

Tuy nhiên, cũng giống các quan chức khác, ông nhìn thấy tia hy vọng về thị phần của Nhật Bản trên thị trường toàn cầu về thiết bị chip và nguyên liệu thô. Cơ hội tốt nhất của chính phủ là tập trung vào những thành công ít ỏi đó và "làm cho kẻ mạnh trở nên mạnh mẽ hơn", ông nói.

Sự can thiệp của chính phủ vào ngành công nghiệp chip đã giúp Nhật Bản xây dựng sự thống trị ngay từ đầu. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của chính phủ ngày nay bị nhiều người coi là liều thuố.c độc đối với một số doanh nghiệp, minh chứng cho những khó khăn của Thủ tướng Suga trong việc đảm bảo sự hỗ trợ cho sự phục hồi đỉnh cao công nghệ.

Một giám đốc điều hành giấu tên của một công nghiệp Nhật Bản tỏ ra bi quan về cơ hội thành công, đổ lỗi cho văn hóa quan liêu của chính phủ. Ông cho rằng mức độ kiểm soát chất lượng quá mức là một yếu tố cản trở TSMC thiết lập sự hiện diện tại Nhật Bản với các đối tác địa phương.

Yuko Harayama, Giám đốc điều hành tại tổ chức nghiên cứu Riken, cho biết chìa khóa sẽ là công nghệ gì Nhật Bản có thể học hỏi được từ TSMC. Với cách tiếp cận chiến lược, động lực công nghệ của chính phủ có thể là cơ hội để cải cách lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho thời đại kỹ thuật số. Bà nói thêm: "Nếu không đầu tư cho tương lai, Nhật Bản sẽ luôn phụ thuộc vào người khác".

Có một lý do khác mà các quan chức Nhật Bản thường viện dẫn cho sự suy giảm của đất nước, mà nghe có vẻ quen thuộc với Trung Quốc hiện nay: Một cuộc chiến thương mại với Mỹ cách đây khoảng 40 năm, với sự trỗi dậy của Nhật Bản, Mỹ đã áp đặt yêu cầu chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định chip của Mỹ hoặc đối mặt với thuế quan thương mại.

"Mỹ từng coi sự nổi lên của Nhật Bản là một mối đ.e dọ.a và cần bị đẩy lùi", Amari, người đứng đầu ngành thuế của đảng cầm quyền cho biết. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của Nhật Bản cũng phạm phải sai lầm tự mãn, chỉ tập trung vào thị trường trong nước mà không mạo hiểm ra thế giới. Tiêu biểu sự sụp đổ của Docomo, công ty đầu tiên kết nối điện thoại di động với Internet, nhưng vẫn thua Samsung và Apple.

Ngày nay, các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến công nghệ đòi hỏi chính phủ Nhật Bản phải đối mặt với "thách thức xảy ra một lần trong một trăm năm". Điều đó có nghĩa là nó phải chấp nhận thách thức hoặc tụt lại phía sau, ông nói.

Ông nói: "Nhật Bản rất giỏi trong việc đưa mọi thứ từ 0 lên 1, nhưng không quá giỏi trong việc đưa chúng từ 1 lên 10. Nhật Bản thắng trong công nghệ và thua trong kinh doanh".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bà Phương Hằng hát nhạc không xin phép liền bị Chế Linh gọi tên, phán 1 câu sốc
14:33:16 05/10/2024
Anh Thới: vét 32 triệu cho mầm non Làng Nủ, 'Học thay cho con chú nhé'!
14:57:12 05/10/2024
Primmy Trương lần đầu khoe diện mạo quý tử, được nhận xét là "phiên bản mini" của Phan Thành
18:12:42 05/10/2024
Negav lộ gia thế khủng, cỡ nào mà tự tin bỏ học, phát ngôn ngổ ngáo phải xin lỗi
14:23:35 05/10/2024
Chồng trẻ cô dâu Thu Sao đăng đàn bất ổn, phản ứng bất ngờ việc lấy thêm vợ
14:35:21 05/10/2024
Vụ Phan Đạt đăng đàn tố đồng nghiệp: Phương Lan xin lỗi, làm rõ thái độ với 3 sao Vbiz
16:46:10 05/10/2024
Quế Anh kêu cứu thành công, ăn tối cùng Mr.Nawat, "xanh mặt" trước 1 câu hỏi
16:00:18 05/10/2024
3 anh tài nào sẽ ra về trước thềm chung kết Anh trai vượt ngàn chông gai?
14:59:14 05/10/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiề.n điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiề.n phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Nếu đã từ bỏ Twitter, đây là những nền tảng mới thay thế

09:33:06 21/12/2022
Nếu đã từ bỏ Twtter để đọc tin tức, hãy tìm đến những nền tảng mới dưới đây. Twitter luôn được biết đến là nền tảng cung cấp tin tức tuyệt vời cho người dùng. Nhưng với các xáo trộn gần đây, mạng xã hội này đang khiến nhiều người nghĩ đ...

Có thể bạn quan tâm

Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân

Thế giới

19:57:05 05/10/2024
Quan chức Nga lưu ý: Chúng tôi đã chờ đợi 23 năm. Đó là hồi kết của câu chuyện. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách mà Mỹ và các đồng minh sẽ theo đuổi .

5 ứng cử viên sáng giá thay thế Ten Hag dẫn dắt MU

Sao thể thao

19:56:18 05/10/2024
5 ứng cử viên sáng giá thay thế Ten Hag dẫn dắt MU, bao gồm Gareth Southgate và một huyền thoại của chính đội chủ sân Old Trafford.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.

Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi

Sao châu á

19:35:26 05/10/2024
Phạm Văn Phương sẽ không dự lễ trao giải Kim Chung diễn ra ngày 19/10 ở Đài Loan (Trung Quốc). Lý do vì nữ diễn viên phải cùng con trai chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Vĩnh Long: Phạt chủ trại hòm 15 triệu đồng vì xúc phạm trụ trì

Netizen

18:26:55 05/10/2024
Cho rằng trụ trì chùa ở Vĩnh Long bắt tay với một trại hòm khác kinh doanh hưởng hoa hồng, ông L.H.N đến chùa livestream và bị công an mời làm việc.

Á hậu Kim Duyên đọ sắc cùng Miss Universe 2021

Sao việt

18:21:38 05/10/2024
Sánh đôi cùng Hoa hậu Hoàn vũ 2021 - Harnaaz Sandhu, Á hậu Siêu quốc gia 2022 - Kim Duyên dành trọn tâm huyết và niềm tin vào sự thành công của Miss Cosmo 2024.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!

Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?

Phim châu á

17:12:20 05/10/2024
Cách xây dựng tâm lý nữ chính ngày càng biến chất vấp phải sự lên án dữ dội từ khán giả. Không chỉ riêng nhân vật, mà Baifern Pimchanok - nữ diễn viên đóng vai này ngày càng khiến khán giả chán ghét.

Quế Anh 'bẽ mặt' vì skill mượt của thiếu nữ, đối thủ được Mr. Nawat ưng bụng?

Đẹp

17:06:35 05/10/2024
Mới đây, bàn tiệc chiêu đãi Top 10 Pre-Arrival chính thức được tổ chức. Danh sách người đẹp ăn tối cùng chủ tịch Miss Grand International bao gồm: Myanmar, Indonesia, Cambodia, Philippines, Thailand, India, Spain, Paraguay và Mexico, Vi...

"Có hàng triệu views trên YouTube mà không bán vé được thì người nghệ sĩ đó chưa thực sự có sức hút"

Nhạc việt

16:57:49 05/10/2024
Gần đây, trong buổi talkshow THIÊN THANKS - series talkshow của nam ca sĩ Quốc Thiên, ca sĩ gạo cội Bằng Kiều đã gây chú ý khi phát biểu về khái niệm sức hút thật sự của nghệ sĩ.