Nhật Bản: Phát triển công nghệ không tiếp xúc để phòng chống COVID-19
Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, công nghệ mới có thể phát hiện đặc điểm nổi bật của mắt, trán và mũi của mỗi người – những điểm không bị khẩu trang che, qua đó nhận diện người đeo khẩu trang.
Công ty Glory Ltd đã phát triển công nghệ giúp nhận diện khuôn mặt người đeo khẩu trang.
Các công nghệ không tiếp xúc đã thu hút sự tập trung của các công ty ở Nhật Bản, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành và người dân ngày càng ý thức về nguy cơ lây nhiễm virus từ việc chạm vào tay nắm cửa, hay các nút bấm trong các tòa nhà.
Khi việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch đã trở thành điều bình thường, công ty Glory Ltd đã phát triển công nghệ giúp nhận diện khuôn mặt người đeo khẩu trang.
Công ty có trụ sở tại tỉnh Hyogo, miền Tây Nhật Bản này cho biết công ty hướng tới ứng dụng công nghệ mới tại các điểm quản lý ra vào tại các cơ quan.
Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, công nghệ mới có thể phát hiện đặc điểm nổi bật của mắt, trán và mũi của mỗi người – những điểm không bị khẩu trang che, qua đó nhận diện người đeo khẩu trang và xác định danh tính.
Dự kiến sản phẩm sẽ ra mắt vào tháng Sáu tới với mức giá bán lẻ 2,2 triệu yen (tương đương 20.600 USD).
Kể từ khi Glory phát triển hệ thống nhận dạng khuôn mặt vào năm 2003, các sản phẩm của hãng đã được sử dụng tại 1.000 địa điểm trên khắp Nhật Bản, như bệnh viện, siêu thị và nhà dưỡng lão.
Video đang HOT
Trong khi đó, công ty chuyên sản xuất cảm biến Optex Co. đã phát triển loại nút đóng mở cửa mà không cần tiếp xúc. Công ty hy vọng sản phẩm này sẽ được dùng ở các nhà máy chế biến thực phẩm, bệnh viện và những nơi cần kiểm soát chất lượng vệ sinh nghiêm ngặt.
Với tên gọi CleanSwitch, sản phẩm mới sử dụng các bức sóng ngắn có thể nhận biết bàn tay người dùng dù đeo găng, mở và đóng cửa dù bàn tay cách nút từ 10-50cm.
Theo công ty Optex, nút đóng mở cửa nói trên có hình vuông, kích thước 8,8cm2, hoạt động được trong môi trường ẩm, do đó công ty hy vọng sản phẩm này sẽ được dử dụng trong nhà bếp và nhà kho lạnh.
Công ty có trụ sở tại tỉnh Shiga này đặt mục tiêu bán được 3.000 sản phẩm với giá 66.000 yen/chiếc (khoảng 618 USD) trong năm nay./.
Tiến sĩ Việt kiều dự thi Giải thưởng NTĐV: Mong muốn kết nối hợp tác công nghệ trong và ngoài nước!
Tại Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2019, sản phẩm VietSeach của nhóm tác giả là Việt kiều từ Mỹ, Thụy Sỹ, Pháp và giảng viên đại học tại Việt Nam đã được vinh danh với Giải Khuyến khích trong lĩnh vực CNTT Kết nối, di động.
Đại diện nhóm tác giả sản phẩm VietSearch - TS Vũ Đình Quý đã có những chia sẻ với phóng viên VnMedia.
- Nhóm có thể chia sẻ những ấn tượng cũng như đánh giá của nhóm về Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019?
Đây là một chương trình rất uy tín. Tại buổi bảo vệ chung khảo, nhóm đã nhận được những câu hỏi, góp ý từ phía Hội đồng giám khảo giúp cho nhóm có thể phát triển sản phẩm hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Nhóm gồm 8 thành viên, hiện đang sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nhận được thông tin được tham gia bảo vệ sản phẩm, thuyết trình tại vòng chung khảo Nhân tài Đất Việt 2019 lĩnh vực CNTT thì đã có ba thành viên từ Mỹ, Thụy Sĩ bay về tham gia thuyết trình. VietSearch là sản phẩm được xây dựng với mong muốn kết nối với người Việt trong và ngoài nước, giới thiệu để nhiều người biết tới và dùng sản phẩm trong thời gian tới.
Nhóm tác giả sản phẩm VietSearch (ngoài cùng, bìa trái) nhận giải Khuyến khích lĩnh vực CNTT Kết nối, di động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019
- Theo anh, những nhận xét, góp ý của ban giám khảo trong buổi bảo vệ chung khảo có ích lợi gì trong việc giúp nhóm hoàn thiện hơn sản phẩm?
Ban giám khảo đã đặt ra nhiều câu hỏi ở nhiều khía cạnh khác nhau, về vấn đề kỹ thuật, tính ứng dụng và sự phát triển, hoàn thiện sản phẩm. Nhóm rất ghi nhận những câu hỏi đóng góp cho sản phẩm ngày càng hoàn thiện và đưa tới người dùng. Về mặt kỹ thuật nhóm cũng đang mở rộng, xây dựng một phiên bản thân thiện với người dùng hơn. Hiện tại VietSearch là công cụ tìm kiếm và kết nối người Việt ở trong và ngoài nước.
- Cảm xúc của nhóm tác giả khi đến với Nhân tài Đất Việt 2019?
Nhóm rất vinh dự khi được mời tham dự buổi thuyết trình chung khảo tại Hà Nội. Các thành viên trong nhóm chỉ trong vòng một tuần đã sắp xếp để có thể từ Mỹ, từ Thụy Sĩ về Việt Nam tham dự. Nhiều thành viên trong nhóm đã làm việc cật lực trong hơn một năm qua để có thể phát triển được sản phẩm có tính ứng dụng cũng như khả năng mở rộng trong tương lai.
Thông tin về Giải thưởng Nhân tài Đất Việt nhóm cũng đã được biết trong suốt 15 năm qua. Đây là một Giải thưởng rát công bằng, khách quan và khuyến khích được những tài năng của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Do đó nhóm tham gia với tinh thần có thể đóng góp được một phần cho CNTT và cho quá trình kết nối, hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước. Đó là điều mong muốn lớn nhất của nhóm khi tham gia Giải thưởng Nhân tài Đất Việt với sản phẩm VietSearch.
- Nhóm đặt mục tiêu như thế nào về việc phát triển sản phẩm?
Bản thân tôi và nhóm kỳ vọng sản phẩm VietSearch sẽ được nhiều người sử dụng và có nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu và công ty có thể chia sẻ dữ liệu để có thể mở rộng cơ sở dữ liệu cũng như nhiều kỹ sư phần mềm có thể tham gia đóng góp phát triển VietSearch trở thành một nền tảng cốt lõi. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nhắc nhiều tới cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... với những nền tảng hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu này.
- Như anh chia sẻ, các thành viên của nhóm ở nhiều nước khác nhau cùng tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm, điều này có gây khó khăn gì trong việc hoàn thiện sản phẩm không?
Khó khăn trong việc xây dựng sản phẩm đối với một nhóm các thành viên ở nhiều nơi khác nhau, đó thực sự là khó khăn thêm khó khăn. Từ việc lệch nhau về múi giờ, khác nhau về công việc... Tất cả công việc của nhóm diễn ra trên nền tảng mạng Internet, sử dụng những công cụ chat để trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu, lập trình... Mỗi thành viên trong nhóm đảm bảo một phần công việc được giao để không bi trùng lặp, chồng chéo. Mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc và gia đình riêng, nên việc sắp xếp thời gian để làm việc đòi hỏi sự tâm huyết và tự nguyện rất lớn. Nhóm có nhiều thành viên đã có tới cả hai mươi năm làm việc tại các tập đoàn công nghệ thế giới. Khi xây dựng VietSearch với mong muốn truyền cảm hứng cho các bạn trẻ tại Việt Nam, những bạn sinh viên, người Việt tại nước ngoài có thể tìm những cơ hội thực tập, cơ hội để có thể phát triển sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn.
- Nhóm có kỳ vọng giành giải tại Nhân tài Đất Việt?
Khi tham gia Nhân tài Đất Việt nhóm không có đặt nhiều kỳ vọng là sẽ đi sâu vào vòng trong hay đạt giải. Nhưng nhóm cũng chuẩn bị với một tinh thần trách nhiệm cao nhất. Điều mong muốn nhất của nhóm là sản phẩm VietSearch sẽ được cộng đồng đón nhận, có thể trở thành một sản phẩm hữu ích.
- Trong thời gian tới, nhóm có kế hoạch phát triển sản phẩm VietSearch như thế nào?
Nhóm cũng đề ra mục tiêu chính cho VietSearch trong năm 2020. Thứ nhất đó là mở rộng cơ sở dữ liệu của người Việt, các công ty, dịch vụ dựa trên những hợp tác với các tập đoàn lớn trong nước như VNPT. Thứ hai đó làm tìm kiếm đối tác để có thể hỗ trợ về mặt tài chính, có thể mở rộng nhóm với các bạn kỹ sư phần mềm tại Việt Nam để có thể xây dựng hoàn thiện sản phẩm. Các thành viên trong nhóm sẽ hỗ trợ và đào tạo các bạn đó.
Thứ ba, nhóm cũng mong muốn có được sự hỗ trợ về mặt tư vấn pháp lý để làm sao khi những thông tin được đưa ra không bị vi phạm về quyền cá nhân, cũng như giúp cho các công ty và cộng đồng người Việt đón nhận, đó là một sản phẩm của người Việt, sản phẩm đó được mở rộng hơn, không chỉ dừng lại như một chuyên gia, dịch vụ mà có thể có sự kết nối giữa nhu cầu của người Việt ở trong và ngoài nước.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của anh và chúc nhóm đạt được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới!
VietSearch là mạng kết nối cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, giúp tìm kiếm, gợi ý thông tin về chuyên gia, dịch vụ và sự kiện Việt dựa trên các thông tin đầu vào như tên, lĩnh vực, địa điểm, mô tả dịch vụ, mô tả chuyên môn... Sản phẩm tập trung vào việc xử lý dữ liệu của cộng đồng người Việt với các công nghệ tiên tiến như tự động thu thập, bóc tách dữ liệu, thống kê xử lý dữ liệu lớn và dữ liệu phi cấu trúc, công nghệ học máy, tìm kiếm, gợi ý thông minh. Hiện VietSearch có dữ liệu lớn và tiếp tục cập nhật thường xuyên về cộng đồng Việt (hiện hơn 500.000 người, hơn 15.000 công ty và hơn 1.000 sự kiện Việt).
Theo vnmedia
Những điều cần biết về Google Play Services Thông thường thì những lỗi hay xuất hiện trên Android đều bắt nguồn từ Google Play Services. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin bạn cần biết về thứ được mệnh danh là "trái tim của Android" này. Google Play Services là gì? Thực tế thì Google Play Services không phải là một ứng dụng thông thường như...