Nhật Bản phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên vượt qua kiểm tra y tế khi nhập cảnh
Bộ Y tế Nhật Bản ngày 11/12 cho biết đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 vượt qua cuộc kiểm tra y tế khi nhập cảnh.
Hành khách tại một sân bay ở Tokyo, Nhật Bản ngày 1/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân là nam giới khoảng 40 tuổi, người nước ngoài sống tại tỉnh Gifu. Ông đến từ Sri Lanka, nhập cảnh tại sân bay quốc tế Narita gần thủ đô Tokyo, ngày 4/12, có xét nghiệm âm tính trong một cuộc kiểm tra y tế khi nhập cảnh.
Bệnh nhân đã tiếp xúc gần với 4 trường hợp đến từ Nigeria được Nhật Bản xác nhận nhiễm biến thể Omicron ngày 8/12, trong đó có hai người đi cùng chuyến bay tới Narita. Bệnh nhân đã được nhập viện sau khi có triệu chứng sốt trong thời gian tự cách ly tại nhà ở tỉnh Gifu. Giới chức tỉnh Gifu cho rằng đây không phải là một ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Video đang HOT
Theo quy định của Nhật Bản, tất cả người nhập cảnh đến từ các nước miền Nam châu Phi và một số nước khác phải tự cách ly từ 3-10 ngày tại các cơ sở cách ly được chỉ định. Nhưng Sri Lanka không nằm trong danh sách này. Vì vậy, người đàn ông trên đã về nhà sau khi nhập cảnh. Ông bắt đầu sốt từ ngày 7/12 và hết triệu chứng vào ngày 11/12.
Ngân hàng Thế giới tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 5,6%
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 8/6 dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ đạt mức 5,6%, tăng 1,5 điểm phần trăm so với ước tính của cơ quan này hồi tháng 1.
Tòa nhà của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington (Mỹ). Ảnh: AP
Diễn biến này xảy ra ở thời điểm Mỹ và Trung Quốc có phục hồi mạnh kể từ khi dịch COVID-19 hoành hành.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin WB cũng thay đổi dự báo tăng trưởng của Nhật Bản. WB cho rằng Nhật Bản sẽ tăng trưởng 2,9% nhờ sử dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính. Nhưng WB cũng đánh giá rằng lợi ích kinh tế thu được từ Olympic Tokyo sẽ hạn chế hơn do thiếu cổ động viên nước ngoài.
WB nhấn mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng ghi dấu sự hồi phục mạnh mẽ nhất từ bất cứ cuộc suy thoái toàn thế giới nào trong 80 năm qua. WB từng cảnh báo trong báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu đưa ra 2 lần mỗi năm rằng việc hồi phục có phần không công bằng bởi tình trạng tiếp cận vaccine phòng COVID-19 không đồng đều.
Báo cáo của WB dự đoán: "Tăng trưởng sẽ tập trung vào một số nền kinh tế lớn trong khi các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển bị tụt lại phía sau".
Theo WB, khoảng 90% các nền kinh tế phát triển dự kiến đến năm 2022 sẽ trở về mốc thu nhập bình quân đầu người ghi nhận trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Chỉ 1/3 thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển dự kiến có thể đạt được điều này.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán tăng 4,3% trong năm tới, thêm 0,5 điểm phần trăm so với ước tính trước đó của WB. WB đánh giá thương mại toàn cầu sẽ tăng 8,3% trong năm nay.
Trong nhóm các nền kinh tế lớn, Mỹ có khả năng tăng trưởng 6,8% trong năm nay, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1984. Điều này nhờ hỗ trợ tài chính quy mô lớn, chương trình tiêm vaccine COVID-19 rộng rãi và nới lỏng giãn cách xã hội đang diễn ra.
Trong tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành gói kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD. Nhưng WB cho rằng tăng trưởng của Mỹ trong năm 2022 sẽ ở mức 4,2% do hỗ trợ tài chính hạ bớt.
WB dự đoán Trung Quốc trong năm 2021 sẽ tăng trưởng 8,5% và năm 2022 là 5,4%. Kinh tế các quốc gia vùng Eurozone được cho sẽ tăng 4,2% trong năm 2021 và 4,4% vào năm 2022.
Độc đáo dịch vụ cho thuê người béo phì ở Nhật Bản Một công ty Nhật Bản mới đây vừa ra mắt dịch vụ cho thuê người béo phì với phí 2.000 yên (khoảng 400.000 đồng)/giờ. Các thành viên của Debucari, công ty cung cấp dịch vụ cho thuê người béo phì ở Nhật Bản. Ảnh: O.C Theo trang Oddity Central (Anh), các dịch vụ thuê người cho nhiều mục đích khác nhau không phải...