Nhật Bản nới lỏng quy định về phần mềm trí tuệ nhân tạo y tế
Chính phủ Nhật Bản sẽ cho phép cập nhật phần mềm AI ( trí tuệ nhân tạo) mà không cần phê duyệt theo quy định, đồng thời rút ngắn quy trình xem xét hồ sơ.
Theo Nikkei, chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch nới lỏng các quy định đối với phần mềm trí tuệ nhân tạo y tế để thúc đẩy thị trường trong nước. Chính phủ cũng đang xem xét cắt giảm nhu cầu phê duyệt theo quy định để cập nhật phần mềm AI sớm nhất là vào cuối năm 2022. Điều này sẽ giúp các công ty dễ dàng cải thiện hiệu suất phần mềm và phát hiện bệnh nhanh hơn.
Nhật Bản có kế hoạch cho phép các công ty cập nhật phần mềm AI y tế mà không cần phê duyệt theo quy định vào cuối năm 2022
Hiện thị trường phần mềm y tế ở Nhật Bản hiện do các công ty nước ngoài thống trị và việc bãi bỏ quy định nhằm mục tiêu giúp thị trường trong nước phục hồi. Phần mềm, thường được xem như một thiết bị y tế, sử dụng các công nghệ như AI để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ví dụ, nó được dùng để phát hiện tổn thương từ hình ảnh X-quang ngực của bệnh nhân, hoặc dự đoán sự hiện diện của khối u từ hình ảnh nội soi đại tràng.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Yano vào tháng 12.2020, thị trường nội địa Nhật Bản dành cho hỗ trợ chẩn đoán và điều trị y tế AI dự kiến sẽ mở rộng từ 300 triệu yên (khoảng 2,6 triệu USD) vào năm 2019 lên 10 tỉ yên vào năm 2025. Số lượng phần mềm được phê duyệt ở Nhật Bản là khoảng 20 phần mềm, thấp hơn một phần sáu so với Mỹ và ít hơn một nửa so với Hàn Quốc.
Nhật Bản thường xem xét và kiểm tra mọi bản cập nhật phần mềm như thể đó là một sản phẩm mới, nhưng thay đổi quy định sẽ loại bỏ quá trình này. Ngoài ra, chính phủ cũng đang có kế hoạch rút ngắn các đánh giá sản phẩm ban đầu. Thông thường, ở Nhật Bản mất từ 2 đến 3 tháng để bắt đầu quá trình xét duyệt sau khi cơ quan chức năng nhận được đơn đăng ký. Quá trình xem xét có thể mất thêm vài tháng.
Tranh cãi về phần mềm chống gian lận thi cử online
Một ủy ban tại Đại học Texas (Mỹ) yêu cầu giảng viên không dùng phần mềm AI (trí tuệ nhân tạo) để giám sát học sinh trong kỳ thi online.
Các phần mềm giám sát thi cử còn nhiều bất cập
Theo The Register , ủy ban chịu trách nhiệm đánh giá các kỳ thi trực tuyến của Đại học Texas đã tiếp nhận khiếu nại của hội sinh viên trường, yêu cầu loại bỏ phần mềm AI được dùng xuyên suốt năm học 2020 - 2021. Gần đây, họ công bố một báo cáo với kết luận không nên dùng các phần mềm AI như Proctorio và ProctorU trong thi cử online.
Báo cáo của ủy ban nêu lý do như sau: "Những cảnh báo mà phần mềm gửi cho học sinh trong suốt quá trình thi sẽ gây ra tình trạng hoảng loạn, lo lắng". Dù sử dụng phần mềm giám sát trong năm học 2020 - 2021, số trường hợp gian lận ở Đại học Texas không quá cao. Do đó, chi phí mà nhà trường bỏ ra để triển khai phần mềm không xứng đáng với những gì mà nó mang lại.
Phần mềm AI dùng để theo dõi học sinh khi làm bài thi online ngày càng phổ biến trong đại dịch Covid-19. Trước tình hình học tập và giảng dạy từ xa, nhiều nhà trường bắt đầu triển khai các biện pháp AI nhằm ngăn chặn gian lận trong thi cử.
Nhưng phần lớn sinh viên và những người quan tâm đến quyền riêng tư lại chỉ trích các phần mềm giám sát. Những hệ thống như vậy thường không cho phép người ngoài kiểm tra mã nguồn. Hơn nữa, chúng thường sử dụng các thuật toán còn nhiều sai sót, định kiến, dễ dẫn đến trường hợp AI tùy ý tố cáo học sinh gian lận mà không đưa ra được bằng chứng rõ ràng.
Phần mềm AI cũng chưa đủ thông minh để phân tích những hoàn cảnh sống khác nhau của học sinh, do đó dễ nảy sinh định kiến về chủng tộc. Một số phần mềm không thể nhận diện học sinh người da màu. Còn những hệ thống phát hiện gian lận bằng cách theo dõi chuyển động mắt của học sinh sẽ khiến những học sinh mắc chứng rối loạn tăng động (ADHD) dễ bị kết tội oan.
Phần mềm báo cáo không thể nhận diện được một học sinh da màu, dù người này ngồi trong phòng chiếu sáng đầy đủ
Làn sóng phản đối đã khiến Đại học California, Đại học Baruch (Mỹ) ngừng sử dụng các phần mềm giám sát từ xa. Tháng 2 năm nay, Đại học Illinois cũng tuyên bố sẽ loại bỏ Proctorio sau mùa hè này.
Báo cáo của ủy ban Đại học Texas cũng đề xuất các phương pháp thay thế cho phần mềm giám sát, chẳng hạn chia các nhóm học sinh trên Zoom, dùng các phần mềm như Canvas Quizzes, Gradescope, Panopto. Bên cạnh đó, giảng viên cũng nên nắm rõ quá trình học tập của học sinh để giảm bớt lo ngại trong những kỳ thi online.
SoftBank triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt của SenseTime ở Nhật Bản Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của công ty trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất Trung Quốc SenseTime đang âm thầm phát triển ở Nhật Bản, nhờ sự hỗ trợ quan trọng từ các chi nhánh của SoftBank Group. Theo Nikkei, trong một thử nghiệm bắt đầu từ ngày 15.12, ba cửa hàng bánh hamburger Wendys ở Tokyo sẽ cho phép người...