Nhật Bản nghi Triều Tiên sở hữu hàng trăm tên lửa Nodong
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Triều Tiên dường như sở hữu hàng trăm tên lửa Nodong có khả năng vươn tới hầu hết các khu vực của Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 28/8 tuyên bố, Nhật Bản vẫn coi chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên là “một mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng thấy và sắp diễn ra” đối với an ninh của nước này, bất chấp căng thẳng hạ nhiệt trên Bán đảo Triều Tiên.
Tên lửa Nodong của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
“Xét đến thực tế rằng Triều Tiên dường như sở hữu và triển khai hàng trăm tên lửa Nodong có khả năng vươn tới hầu hết các khu vực của Nhật Bản, cũng như những tiến bộ của Triều Tiên trong việc phát triển và vận hành tên lửa, vũ khí hạt nhân, thông qua nhiều vụ thử hạt nhân và vụ phóng tên lửa tính đến thời điểm hiện tại, không có sự thay đổi trong nhận thức của chúng tôi liên quan đến mối đe dọa về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong Sách Trắng thường niên ngày 28/8.
Video đang HOT
Theo tài liệu nêu trên, Nhật Bản sẽ tăng cường mạng lưới phòng không bằng cách triển khai hai hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis Ashore do Mỹ sản xuất.
“Để bảo vệ Nhật Bản trong mọi thời điểm, điều cần thiết là phải cải thiện đáng kể năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo. Do đó, vào tháng 12/2017, Hội đồng An ninh Quốc gia và Nội các Nhật Bản đã thông qua việc triển khai hai hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis Ashore”. Theo Sách Trắng, Nhật Bản có kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa này để bảo vệ quốc gia chống lại mọi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bị nhiều chỉ trích sau khi thông báo rằng 1 hệ thống này có giá khoảng 1,2 tỷ USD, cao hơn so với giá ước tính ban đầu là 720 triệu USD.
Hồi tháng 7/2018, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats đã bày tỏ hoài nghi về việc Triều Tiên sẽ giải trừ chương trình hạt nhân của nước này trong vòng 1 năm. Cùng thời điểm đó, truyền thông Mỹ cho biết, Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và cố gắng “lừa gạt” Mỹ về các nỗ lực phi hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã bắt đầu phá dỡ các cơ sở tại Trạm phóng vệ tinh Sohae ở tỉnh Bắc Pyongan, nơi nước này từng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15./.
Theo Hồng Anh/VOV.VNTheo Sputnik
Mỹ tính triển khai radar 1 tỷ USD đối phó tên lửa hành trình Triều Tiên
Lầu Năm Góc đang tính chi 1 tỷ USD nhằm lắp hệ thống radar phòng thủ tên lửa tại Hawaii nhằm phát hiện các mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên và những đối thủ khác trong khu vực Thái Bình Dương.
Một hệ thống radar tại Hawaii (Ảnh minh họa: Reuters)
RT trích thông báo của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn lắp đặt hệ thống radar phòng thủ tên lửa tại Hawaii nhằm đối phó "các mối đe dọa bị tấn công bằng tên lửa trong khu vực Thái Bình Dương".
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đã có dấu hiệu xuống thang căng thẳng sau hàng loạt những nỗ lực của 2 bên, mà gần nhất là hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm 12/6. Tuy nhiên, việc lắp đặt radar đã được thông qua trong một đạo luật về quốc phòng được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ký vào tháng 12/2016.
Hệ thống này dự kiến sẽ phân biệt được các đầu đạn "mồi nhử" (đầu đạn đánh lừa hệ thống phòng không) đến các đầu đạn thật trên các tên lửa có nguy cơ tấn công Mỹ trước khi các hệ thống đánh chặn ở Alaska nhận được thông tin và can thiệp. Radar này sẽ hỗ trợ xác định các mối đe dọa tên lửa hành trình tầm xa từ giữa hành trình.
Hiện thời, MDA đang nghiên cứu 2 địa điểm trên đảo đảo Oahu của Hawaii để đặt hệ thống radar. Theo hãng tin AP, hệ thống này có thể rộng khoảng 9-15 m và cao 18-24 m.
Tới thời điểm hiện tại, quốc hội Mỹ đã duyệt chi 61 triệu USD cho giai đoạn lên kế hoạch cho dự án, nhưng chưa cấp vốn cho hệ thống trị giá 1 tỷ USD.
Ông Schatz cho biết bang Hawaii đã sở hữu khả năng (phòng thủ) mạnh mẽ nhưng họ vẫn hướng tới "sự kết hợp giữa hệ thống tên lửa đánh chặn và hệ thống radar uy lực hơn bất cứ nơi đâu trên thế giới".
MDA được cho là đang thu thập ý kiến công chúng về việc triển khai hệ thống trên. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu dự án đắt đỏ trên có thành hiện thực hay không.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Cuộc "cân não" của hai lãnh đạo khó đoán nhất thế giới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuy chưa diễn ra nhưng đã có thể coi là một cuộc "cân não" giữa hai nhà lãnh đạo khó đoán nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Getty) Trước khi hội...