Nhật Bản: Lạm phát tại thủ đô Tokyo tăng tháng thứ 13 liên tiếp, lên mức cao nhất 30 năm
Ngày 4/10, dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản cho thấy giá năng lượng tăng và đồng yen của nước này yếu đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại thủ đô Tokyo tăng cao hơn trong tháng 9 với mức tăng nhanh nhất trong hơn 30 thập niên qua.
Người dân chọn mua thực phẩm tại siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết CPI lõi của Tokyo, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đã tăng trong tháng thứ 13 liên tiếp. Lạm phát tại Tokyo trong tháng 9 ghi nhận mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 9/1992 khi Tokyo ghi nhận CPI lõi tăng 2,9%.
Dữ liệu lạm phát ở thủ đô Tokyo được sử dụng làm chỉ số lạm phát hàng đầu trên toàn quốc và các nhà kinh tế dự đoán CPI lõi của nước này sẽ tăng 3% vào đầu tháng 9. Lạm phát tại Nhật Bản đã tăng 2,8% trong tháng 8.
Video đang HOT
Dữ liệu cho thấy giá năng lượng và thực phẩm vẫn là nguyên nhân khiến lạm phát tại Tokyo trong tháng 9 tăng. Cụ thể, giá năng lượng đã tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thực phẩm, không bao gồm thực phẩm dễ hỏng, đã tăng 4,5% so với mức 3,8% của tháng trước đó.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản từng khẳng định sẽ không điều chỉnh chính sách lãi suất cơ bản đang ở mức rất thấp hiện nay dựa trên lạm phát tăng do các yếu tố tạm thời. Thống đốc Haruhiko Kuroda gần đây cho rằng việc nới lỏng tiền tệ là cần thiết đối với Nhật Bản vì nền kinh tế của nước này vẫn đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 và đối mặt với áp lực giảm do giá hàng hóa cao hơn.
Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng một gói kinh tế toàn diện vào cuối tháng 10 này, bao gồm các biện pháp giảm tác động của giá cả tăng lên đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình. Theo dự báo gần đây của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, CPI lõi được dự báo sẽ đạt mức cao nhất 2% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023, song có khả năng sẽ không đạt được mục tiêu 2% trong 2 năm tài khóa 2023 và 2024.
Kinh tế Nhật Bản gặp khó khi giá hàng hóa tăng mạnh
Việc Nga duy trì lực lượng quân đội xung quanh biên giới với Ukraine làm gia tăng lo ngại về tác động tiềm tàng của các căng thẳng giữa Nga và Ukraine đối với nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu của Nhật Bản, giữa bối cảnh đồn đoán về khả năng Nga tấn công Ukraine có thể tiếp tục gây áp lực tăng giá dầu thô và các nguyên liệu.
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/2/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng gây ra nhiều bất ổn cho thị trường chứng khoán Tokyo, với nhiều công ty môi giới dự báo nếu xảy ra cuộc tấn công của Nga chỉ số chứng khoán Nikkei 225 sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 26.000 điểm từ mức khoảng 27.000 điểm gần đây.
Mỹ và các đồng minh cảnh báo Nga rằng họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Nga tấn công Ukraine. Điều này có thể khiến Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt, dầu và năng lượng khai thác để trả đũa, qua đó thúc đẩy lạm phát tại Nhật Bản.
Chuyên gia đầu tư cấp cao Norihiro Fujito thuộc tổ chức tài chinh Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co., Ltd cho biết căng thẳng địa chính trị khiến giá hàng hóa và lạm phát tăng gần đây. Ông nói: "Biên độ lợi nhuận của các công ty Nhật Bản có thể thu hẹp, điều này sẽ buộc các công ty tăng giá để bù đắp chi phí tăng cao. Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể buộc một số doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm triển vọng lợi nhuận năm tài chính 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022)".
Căng thẳng giữa Nga và Phương Tây do cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến giá dầu thô Trung Đông giao kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo đạt 62.920 yen (550 USD) cho 1.000 lít trong phiên ngày 14/2, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Giá xăng dầu tại Nhật Bản cũng tăng liên tiếp trong sáu tuần khi căng thẳng địa chính trị leo thang.
Trong nỗ lực giữ giá xăng dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut không tăng mạnh, Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida lần đầu tiên đưa ra chương trình trợ cấp cho ngành dầu mỏ vào tháng trước.
Tuy nhiên, Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản (PAJ) tin rằng giá dầu mỏ sẽ tăng cao hơn nữa trong trường hợp Nga tấn công Ukraine. Đồng thời, PAJ kêu gọi chính phủ đưa ra các biện pháp bổ sung thêm để giảm bớt tác động tiềm tàng lên thị trường và nền kinh tế lớn thứ hai châu Á.
Bà Maki Sawada, chiến lược gia tại công ty chứng khoán Nomura Securities Co., cho biết khi các công ty tiến hành tăng giá kể từ tài khóa trước, giá tăng cũng có thể dẫn đến giảm chi tiêu hộ gia đình. Tuy nhiên, chuyên gia Sawada cho rằng bất chấp nguy cơ tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với nền kinh tế Nhật Bản, người dân có thể thúc đẩy chi tiêu trong vài tháng tới khi số ca lây nhiễm COVID-19 dường như đã lên tới đỉnh điểm.
Bỉ: Lạm phát tháng 9/2022 tăng lên mức cao nhất trong 47 năm Tỷ lệ lạm phát của Bỉ trong tháng 9/2022 đã tăng lên 11,27% - mức cao nhất kể từ tháng 8/1975. Theo cơ quan thống kê Statbel của Bỉ, giá năng lượng tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Trong đó, giá điện tăng tới 81,3% và giá khí đốt tăng tới 134,9% trong hơn một năm qua. Thực...