Nhật Bản không bắt đầu năm học mới vào tháng 9
Nhiều cuộc tranh luận diễn ra liên quan tới việc bắt đầu năm học của Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 9, để phù hợp với lịch học ở nhiều quốc gia khác.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo ngày 2/6 cho biết việc chuyển thời gian khai giảng năm học mới sang tháng 9 thay vì tháng 4 là một lựa chọn nhưng không cần phải thực hiện vội vàng, chính thức từ bỏ đề xuất thay đổi thời gian khai giảng để phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu. Phát biểu này được đưa ra sau khi ông Abe nhận được thư phản đối từ phía lãnh đạo của Đảng Công minh, đối tác trong liên minh cầm quyền. Dự kiến, LDP cũng sẽ đệ trình đề xuất phản đối thay đổi lịch học trong ngày hôm nay, mở đường cho chính phủ sớm chính thức công bố quyết định từ bỏ kế hoạch này.
Ảnh minh họa: Getty
Nhiều trường học trên toàn quốc đã bị đóng cửa trong một thời gian dài do dịch Covid-19. Các trường học vừa mới được mở cửa trở lại từ 1/6. Nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra với các ý kiến cân nhắc việc bắt đầu năm học của Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 9, để phù hợp với lịch học ở nhiều quốc gia khác.
Trong thư phản đối, đảng Công minh cho rằng không có đủ cơ sở để thay đổi thời gian khai giảng. Ngoài ra, việc thay đổi cũng sẽ dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên do số lượng học sinh lớp 1 sẽ nhiều lên. Báo cáo của Đảng Công Minh khuyến khích chính phủ tiếp tục đưa ý kiến này ra tham khảo toàn dân.
Trong một cuộc khảo sát khác, có tới khoảng 80% thị trưởng trên khắp Nhật Bản phản đối hoặc bày tỏ sự lo ngại trước đề xuất thay đổi thời gian khai giảng.
Ngoài ra, theo truyền thống người Nhật cho rằng thời điểm diễn ra các lễ tốt nghiệp và lễ khai giảng nên diễn ra đúng vào dịp hoa anh đào đua nở trên toàn quốc từ cuối tháng 3 cho tới đầu tháng 4./.
Cuộc chiến thi Đại học ở quốc gia nào khốc liệt nhất?
Nhiều quốc gia xem thi đại học là cơ hội đổi đời, do đó không ít người đầu tư việc học cho kỳ thi này ngay từ khi còn là học sinh trung học.
Đại học chính là cánh cửa mà bất kỳ một học sinh nào cũng muốn bước vào với mong muốn phát triển bản thân và tìm kiếm một tương lai tốt hơn. Tuy thế, điều này chưa bao giờ trở nên dễ dàng vì để có một tấm vé thông hành qua cánh cửa ấy, bạn phải trải qua ít nhất 12 năm đèn sách nghiêm túc và quan trọng là kỳ thi tuyển vào trường đại học đó.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, kỳ thi tuyến sinh đại học luôn là những trận chiến khốc liệt với số lượng thí sinh tham gia đông đảo nhưng tỉ lệ được chọn lại cực kỳ thấp. Nếu như ở các quốc gia Á Đông, thi cử hay học hành mang tính truyền thống với các bài kiểm tra có độ khó nhất định, thì ở phương Tây, việc tuyển sinh đại học chú trọng nhiều ở giai đoạn giúp học sinh hướng nghiệp.
Video đang HOT
Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia rất coi trọng việc học tập và thi cử. Kỳ thi tuyển sinh đại học hay còn gọi là Sunenung tổ chức hàng năm được xem là cơ hội để người trẻ thay đổi được vận mệnh cuộc đời để có một tương lai tốt hơn.
Các môn học thuộc hệ thống thi cử Hàn Quốc cũng đặc biệt khó, nhất là các môn tự nhiên như Toán học. Nhiều phép toán, công thức khó nhằn được đưa vào chương trình học mà đến cả một sinh viên trường Harvard danh tiếng cũng chưa chắc làm được. Vì những đòi hỏi khắt khe trong hệ thống giáo dục kèm chương trình không đơn giản mà khiến nhiều học sinh gặp các vấn đề stress vì học tập.
Với các gia đinh trung lưu, học sinh Hàn Quốc có thể sống trong điều kiện chỉ vỎn vẹn 5 mét vuông vì nhiều người quan niệm rằng với không gian nhỏ cùng sự yên tĩnh, họ sẽ dễ tập trung cho việc học hơn. Họ có thể học ngày học đêm, sau khi hết giờ tại trường, họ vẫn tìm kiếm các trung tâm luyện thi để bổ trợ kiến thức. Với các ông bố bà mẹ, ngoài việc quan tâm lo lắng tới chuyện học tập của con cái, họ cũng thường có thói quen đến các cơ sở tôn giáo để thắp hương, cầu xin cho con mình đỗ đạt, thành tài.
Sau đó, học sinh cuối cấp sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh kéo dài trong 8 tiếng đồng hồ vỏn vẹn vào 1 ngày duy nhất thường diễn ra vào tháng 11. Cac bạn sẽ phải trải qua các môn thi gồm: Quốc ngữ, Toán học, Tiếng Anh, Các môn khoa học, Các môn xã hội (tối đa 4 môn). Học sinh có thể chọn thêm môn ngoại ngữ 2 (tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập hoặc tiếng Việt)
Trung Quốc
Đối với học sinh Trung Quốc, kỳ thi tuyển sinh đại học giống như là một cuộc chiến thực sự mà trong đó những người dự thi là những chiến binh trên chiến trường ấy. Kỳ thi này thường được gọi là Gaokao và được xem là một trong những kỳ thi khốc liệt nhất thế giới. Mục đích học tập của nhiều học sinh tại đây là thỏa mãn những kỳ vọng, ước muốn của gia đình, có được một tương lai ổn định để góp phần phát triển xã hội.
Ngay từ nhỏ, các học sinh đã oằn mình với hàng loạt lớp học cho nhiều môn khác nhau để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này. Sát kỳ thi, họ còn phải dùng các loại thuốc trí nhớ, giảm căng thẳng hay làm chậm kỳ kinh nguyệt với phái nữ để có thể nhồi nhét được càng nhiều kiến thức càng tốt.
Mỗi thí sinh tham gia phải trải qua 4 môn thi, mỗi môn thi kéo dài trong 180 phút gồm: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc một môn xã hội tự chọn (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị), chủ yếu là các câu hỏi trắc nghiệm hoặc điền vào chỗ trống. Nếu Toán được so sánh tương đương với cấp đại học tại Anh thì bài luận trở thành cơn ác mộng của bất kỳ học sinh cuối cấp nào ở Trung Quốc.
Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa Nho giáo do đó giáo dục được xem là một phần quan trọng trong đời của mỗi người. Do đó, ngay từ nhỏ, việc chọn trường cho con của các phụ huynh cũng trở thành đề tài được quan tâm vì đây được xem là bước đệm cho con mình có cơ hội học tập tốt hơn và tương lai sẽ trở thành sinh viên của các trường đại học danh tiếng như Đại học Tokyo. Trẻ em bắt đầu học đếm, vẽ và Nhật ngữ ngay từ cấp học này.
Thống kê cho thấy có đến 70% học sinh ở Nhật Bản phải tham gia vào các lớp dạy kèm riêng. Và trong khoảng hơn 600.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh thì có đến 130.000 người là những thi sinh đã từng dự thi ít nhất 1 lần trước đó mà không đỗ đạt. Điều này chứng tỏ, vào đại học là một trong những mục đích lớn nhất của những học sinh Nhật. Tuy vậy, ngoài các trường đại học danh tiếng có tỉ lệ chọi cực cao, thì với những trường đại học khác, học sinh không phải mất quá nhiều công sức để dành lấy cho mình một chỗ học, do đó ngày càng nhiều bạn tỏ ra thờ ơ với việc ôn thi.
Ấn Độ
Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Ấn Độ (JEE) được ví von là "kỳ thi khó nhất thế giới" với tỉ lệ chọi cực kỳ cao. Nhiều trường tổ chức hẳn kỳ thi riêng để tuyển chọn tân sinh viên nhưng nổi tiếng nhất là kỳ thi vào các viện Công nghệ Ấn Độ ( IIT). Hằng năm có khoảng 1,3 triệu thí sinh đăng ký dự thi nhưng chỉ có khoảng 10.700 người đủ điều kiện để theo học. Tỉ lệ này còn khó khăn hơn cả việc vào các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Cambridge hay Oxford.
Mỗi học sinh, sinh viên Ấn Độ dành ít nhất 12 giờ đồng hồ cho việc học vì chỉ có cách này mới giúp họ có cơ hội vào các trường đại học tốt, thoát khỏi cảnh nghèo khó ở các vùng quê lạc hậu. Họ phải tiếp thu lượng lớn kiến thức từ loạt các sách giáo khoa khác nhau dù đó là lĩnh vực gì do đó việc học thuộc lòng với những học sinh Ấn Độ khá dễ dàng. Một trong những ngành nghề được ưa chuộng tại đây là Công nghệ thông tin, Y khoa,..
Pháp
Kỳ thi tú tài Pháp dành cho các học sinh đã hoàn thành chương trình hoc phổ thông với mục đích làm cơ sở để xét tuyển vào các trường đại học, do đó kỳ thi này cũng được xem như kỳ thi tuyển sinh Đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, kỳ thi này không bắt buộc tất cả các học sinh cuối cấp phải tham dự mà chỉ những ai có nhu cầu học cao hơn.
Một trong những môn học được yêu thích của học sinh trung học ở Pháp là triết học. Có thể thấy, môn học này có thể được đưa ra làm chủ đề bàn luận trong các cuộc gặp gỡ của học sinh sau giờ học. Mon học này cũng chiếm phần quan trọng trong kỳ thi tú tài mà các học sinh có thể tham gia.
Anh
Để vào các trường đại học ở Anh, học sinh phải tham gia học 2 năm tiền đại học hay còn gọi là A-level. Khoảng thời gian này là lúc để mỗi học sinh xác định được ngành nghề mà mình yêu thích và cảm thấy phù hợp. Kết thúc năm 1 tiền đại học, họ cũng được đăng ký tối đa 5 trường đại học có ngành đào tạo ấy, điều này để chắc chắn rằng dù vô bất cứ trường nào, bạn cũng có thể được theo đuổi ngành nghề đúng với nguyện vọng. Sau mỗi năm, họ sẽ tham gia kỳ thi, và kết quả trung bình trong 2 năm là cơ sở để họ đăng ký xét tuyển đại học.
Vi điều này, mà ngay từ sớm, giáo dục của Anh đã chú trọng vào việc hướng nghiệp cho học sinh và việc học tại đây không còn tập trung quá nhiều bằng việc thầy giảng trò chép mà đẩy mạnh việc tương tác trực tiếp, thúc đẩy sự sáng tạo và linh hoạt trong giao tiếp.
Do Thái
Nhiều người vẫn biết rằng Do Thái là quốc gia có nền giáo dục hàng đầu và đây được xem là dân tộc thông minh nhất trên thế giới. Một phần ba các cựu sinh viên Đại học Harvard có xuất thân từ quốc gia có nền văn hóa lâu đời này. Các trường Đại học khác cũng có tỉ lệ người Do Thái theo học cực cao như Đại học Yale chiếm 25%, đại học Iv League chiếm 30% trong khi dân số tại đây chỉ vỏn vẹn 17 triệu dân.
Dù có chỉ số IQ trung bình cao hơn so với mặt bằng các quốc gia trên thế giới nhưng họ quan niệm điều này không mang nhiều ý nghĩa mà lý do thực sự để họ trở thành một quốc gia tiến bộ là nằm ở việc luôn coi trọng việc học tập. Người Do Thái tin rằng giáo dục là loại tài sản vô hình nhưng không bao giờ biến mất. Họ cho rằng, đất đai, tiền của hay sự sống có thể không còn nữa nhưng kiến thức và những sáng tạo, phát minh sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Họ có những triết lý giáo dục rất đặc biệt như không ép buộc con cái học mà phải khiến trẻ tự học, ngủ đủ giấc mới đảm bảo chất lượng học tập hay con cái không cần phải vào các trường đại học danh tiếng và được tôn trọng quyết định lựa chọn tương lai.
Sau khi tốt nghiệp trung học, mỗi học sinh bất kể nam hay nữ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, đây được xem là điều kiện để các bạn có thể được đăng ký xét tuyển vào trường đại học mình yêu thích. Và dù cho bị gián đoạn việc học trong khoảng từ 2 đến 3 năm vì chế độ quân dịch nhưng tỉ lệ học tiếp của học sinh Israel lại đạt tỉ lệ rất cao.
Đất nước phát triển khi có công nghệ Việt Muốn đất nước phát triển bền vững, độc lập tự chủ không có cách nào khác phải có công nghệ Việt. Người Việt Nam từ cổ tới kim đều rất thông minh, chịu khó, cần cù và sáng tạo. Dân tộc Việt Nam được nhìn nhận là một dân tộc thông minh với chỉ số IQ rất cao, vào hàng các quốc gia...