Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam chống Covid-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch
Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực y tế chống dịch Covid-19 và phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
Ông SHIMIZU Akira, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam (giữa), trong cuộc họp báo ngày 21/10 (Ảnh: JICA Việt Nam).
Tại cuộc họp báo Báo cáo hoạt động của Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam trong năm tài khóa 2020 (từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021) vào sáng 21/10, ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, cho biết sau 2 năm JICA không ký kết hiệp định vốn vay ODA nào với Việt Nam, trong năm tài khóa 2020, đã có 2 hiệp định vốn vay mới được ký kết giữa JICA và Việt Nam. Đây được coi là một tín hiệu đáng khích lệ cho những hợp tác tiếp theo trong tương lai.
Cụ thể, số tiền JICA cam kết cho vay là 49,4 tỷ yên (khoảng 10.041 tỷ đồng), hợp tác kỹ thuật không hoàn lại là 4,3 tỷ yên (khoảng 874 tỷ đồng) và viện trợ không hoàn lại là 2,1 tỷ yên (khoảng 427 tỷ đồng). Tổng cộng có khoảng 100 dự án lớn nhỏ được JICA thực hiện cùng các đối tác Việt Nam trong năm tài khóa 2020.
Trong hợp tác kỹ thuật, bên cạnh các hợp tác truyền thống trong phát triển nguồn nhân lực công nghiệp, nhiều dự án với góc nhìn mới mẻ như dự án hỗ trợ đẩy mạnh việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) hay dự án thúc đẩy cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp và kinh tế Việt Nam.
JICA cũng triển khai một số dự án như phòng chống thiên tai do lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng ở khu vực miền núi phía Bắc và cứu trợ khẩn cấp ứng phó thiệt hại của mưa lũ miền trung Việt Nam trong mùa lũ năm ngoái.
Theo Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, Nhật Bản cũng nỗ lực giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, trong đó Nhật Bản đã tặng hơn 4 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam, hơn 260 công ty Nhật Bản ủng hộ hơn 158,6 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng Covid-19.
Định hướng hợp tác của JICA
Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cho biết trong bối cảnh Việt Nam chủ trương “cân bằng giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế”, các hợp tác của JICA trong thời gian tới cũng được tiến hành phù hợp với các chủ trương này.
Về đối phó với đại dịch Covid-19 , JICA tập trung vào 2 ưu tiên trọng điểm. Ưu tiên trọng điểm đầu tiên là “Tăng cường hệ thống y tế nòng cốt cho các bệnh viện tuyến trên” và ưu tiên trọng điểm thứ hai là “Tăng cường các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm”.
Bệnh viện Chợ Rẫy được Nhật Bản xây dựng từ năm 1975, sau này, JICA tiếp tục triển khai các dự án tăng cường năng lực cho các bệnh viện ở các đô thị lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, tăng cường hệ thống y tế toàn diện, bao gồm cả tăng cường năng lực và trang bị cho các bệnh viện tuyến dưới. Trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư ở miền Trung và miền Nam, nhân viên y tế tại các bệnh viện này đã đóng góp công sức vào công cuộc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
JICA sẽ tận dụng các kinh nghiệm tích lũy trong các hợp tác từ trước đến nay, tìm kiếm các khả năng hợp tác mới để có thể góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế hiệu quả hơn nữa.
JICA đã viện trợ cho Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương hệ thống xét nghiệm PCR, Bệnh viện Bạch Mai hệ thống điều hòa không khí nhằm phòng ngừa lây nhiễm, Bệnh viện Trung ương Huế hệ thống ECMO, trang thiết bị cần thiết trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy với tổng trị giá các lần viện trợ là hơn 450 triệu yên (khoảng 91 tỷ đồng) nhằm đáp ứng yêu cầu khẩn cấp trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Ngoài ra, JICA đã tiến hành mua sắm thông qua UNICEF hộp lạnh bảo quản vaccine kèm thiết bị theo dõi nhiệt độ phục vụ cho việc vận chuyển vaccine. JICA thực hiện hỗ trợ tại một số tỉnh biên giới thông qua Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ, công chức nhà nước trong điều tra và giám sát các bệnh truyền nhiễm, cung cấp thiết bị phòng ngừa dịch bệnh, JICA sẽ cung cấp các trang thiết bị y tế dùng cho điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tổng cộng số tiền viện trợ của các dự án này là 800 triệu yên (khoảng 163 tỷ đồng).
Về phục hồi kinh tế trong bối cảnh Covid-19 , bên cạnh các dự án công trình cửa ngõ quốc tế như Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng quốc tế Lạch Huyện, JICA cũng triển các dự án tăng cường kết nối giao thông giữa các địa phương, như cải tạo, xây dựng lại nhiều cây cầu yếu trên nhiều tuyến quốc lộ thuộc nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Khoảng 70% các tuyến đường quốc lộ của Việt Nam được đầu tư cải tạo thông qua hợp tác vốn vay ODA Nhật Bản.
Video đang HOT
Ngoài ra, để đáp ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số, JICA đã và đang triển khai các dự án góp phần cải thiện đời sống của người dân Việt Nam như dự án xây dựng nhà máy điện, đường cao tốc lớn ở các đô thị vệ tinh, nhà máy xử lý nước… Các hợp tác của Nhật Bản đóng góp khoảng 10% tổng sản lượng điện của Việt Nam.
Tháng 10/2020, cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 đã được thông xe. Tháng 8 vừa qua, dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim đã được hoàn thành và bắt đầu đưa vào vận hành thương mại. Đây là dự án được Nhật Bản hỗ trợ xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1964. Tháng 5/2021, JICA ký kết thỏa thuận cho vay Dự án điện gió trên đất liền tại tỉnh Quảng Trị, thúc đẩy cung cấp năng lượng sạch nhằm trung hòa carbon. Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Tp. HCM bị đình trệ một thời gian do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nay đã được thi công trở lại.
Về phát triển nguồn nhân lực , từ những năm 1990 khi các dự án bắt đầu triển khai hoạt động đào tạo, cho đến nay đã có 27.000 người tham gia đào tạo. Trước đây, hàng năm có khoảng 300 sinh viên và tu nghiệp sinh sang Nhật Bản du học và tu nghiệp, nhưng do ảnh hưởng của COVID-19 nên sinh viên và tu nghiệp sinh không thể sang Nhật Bản và phải học tập theo hình thức trực tuyến.
JICA đã thực hiện dự án hợp tác với Viện Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) và Trường Đại học Việt Nhật (VJU) trong nhiều năm, dự án triển khai đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp và giáo dục đại học, nguồn nhân lực này sẽ trở thành động cơ thúc đẩy công nghiệp hóa tiên tiến tại Việt Nam.
Dịch Covid-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thường nhật của mỗi người. Cuộc sống của nhiều người bị đảo lộn, nhiều lao động bị mất việc làm. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng. Nhằm giúp Chính phủ thực hiện những hỗ trợ đó, JICA cũng đang nghiên cứu các chương trình hợp tác hỗ trợ tài chính trong thời gian tới.
COVID-19 tại ASEAN hết 14/10: Toàn khối thêm 487 ca tử vong; Ca mắc mới ở Thái Lan cao nhất
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 14/10, 9 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 35.478 ca mắc COVID-19 và 487 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 12.691.612 ca, trong đó 270.861 người tử vong.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Selongor, Malaysia ngày 12/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 14/10, Thái Lan đứng thứ đầu ASEAN về ca mắc với 11.276 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.751.704 ca.
Quốc gia ghi nhận ca mắc cao thứ hai là Malaysia với 7.950 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.361.529 ca mắc COVID-19.
Đứng số 3 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Philippines với 7.835 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.698.232 ca.
Tiếp đó là Singapore với 3.190 ca, Việt Nam với 3.092 ca, Indonesia với 1.053 ca mắc, Lào (651 ca), Campuchia với 268 ca và Brunei với 163 ca.
Về số ca tử vong, có 8 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Philippines (154 ca), Thái Lan (112 ca), Việt Nam (81 ca), Malaysia (68 ca), Indonesia (37 ca), Campuchia (25 ca), Singapore (9 ca) và Lào (1 ca).
Thái Lan miễn cách ly cho du khách nhập cảnh từ 5 nước
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 12/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Từ ngày 1/11 tới, Thái Lan miễn quy định cách ly đối với khách du lịch bằng đường hàng không đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ đến từ 5 quốc gia gồm Anh, Mỹ, Đức, Singapore và Trung Quốc.
Phát biểu ngày 14/10, người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) Taweesilp Visanuyothin cho biết du khách đã tiêm chủng đầy đủ từ những nước nói trên đến quốc gia Đông Nam Á này sẽ không phải thực hiện cách ly nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trước khi đến. Du khách từ 5 nước này được coi là có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thấp.
Ông Taweesilp cũng cho biết số lượng điểm đến được mở cho khách du lịch cũng sẽ tăng từ 4 tỉnh (Phuket và một phần các tỉnh Surat Thani, Phangnga và Krabi) lên 17 tỉnh quan trọng về mặt kinh tế. Sự mở rộng này sẽ bao gồm toàn bộ thủ đô Bangkok, tỉnh Samut Prakan (chỉ sân bay Suvarnabhumi), một phần của tỉnh Prachuap Khiri Khan (Hua Hin và Nong Kae) cùng toàn bộ hai tỉnh Krabi và Phangnga. Từ ngày 1/12 tới, 16 tỉnh lớn khác sẽ mở cửa trở lại, bao gồm Chiang Rai, Mae Hong Son, Lamphun, Phrae và Sukhothai. Tuy nhiên, CCSA vẫn chưa hoàn thành toàn bộ danh sách các tỉnh bổ sung.
Cũng trong ngày 14/10, CCSA thông báo số tỉnh thuộc vùng đỏ sẫm được kiểm soát tối đa sẽ giảm từ 29 xuống 23, thời gian giới nghiêm ban đêm sẽ được rút ngắn và nhiều doanh nghiệp hơn có thể hoạt động trở lại từ ngày 16/10. Ngoài ra, số lượng các tỉnh thuộc vùng đỏ được kiểm soát tối đa cũng sẽ giảm từ 37 xuống 30 và các tỉnh có mã màu da cam tăng từ 11 lên 24.
Tại khu vực đỏ sẫm, kể cả thủ đô Bangkok, giờ giới nghiêm ban đêm sẽ là từ 11h đêm hôm trước đến 3h sáng hôm sau trong ít nhất 15 ngày tới, thay vì từ 10h tối đến 4h sáng như hiện nay. Các cửa hàng tiện lợi, chợ, rạp chiếu phim, quán ăn, rạp hát, sân vận động, công viên công cộng và trung tâm mua sắm có thể mở cửa đến 10h tối, trong khi tất cả các phương tiện giao thông công cộng không cần áp dụng quy định giãn cách ghế. Giới hạn tham gia các cuộc tụ họp sẽ được nâng lên 50 người ở vùng đỏ sẫm, 100 người ở vùng đỏ và 200 người ở vùng cam, nhưng các địa điểm vui chơi giải trí sẽ vẫn bị đóng cửa, bao gồm cả quán rượu, quán bar và quán karaoke, vì có nguy cơ lây lan cao.
Thủ đô của Philippines cho phép mở lại rạp chiếu phim và phòng tập gym
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 14/10, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Harry Roque cho biết chính phủ nước này sẽ cho phép mở trở lại rạp chiếu phim và phòng tập gym tại thủ đô Manila do số ca mắc mới COVID-19 tại đây giảm mạnh và tỷ lệ bao phủ vaccine gia tăng.
Theo đó, từ ngày 16/10 tới, các rạp chiếu phim và phòng tập gym được phép mở cửa trở lại với những người đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ. Ngoài ra, công suất hoạt động tại các nhà hàng, nhà thờ và cơ sở thẩm mỹ cũng được tăng lên mức 30%, trong khi mức cảnh báo dịch COVID-19 ở vùng thủ đô Manila được hạ xuống mức cao thứ 3.
Cho đến nay, gần 80% dân số trưởng thành ở thủ đô Manila đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19. Trên toàn Philippines, tỷ lệ này là 30%.
Số ca mắc mới COVID-19 ở Philippines đã chạm mốc cao kỷ lục 26.303 ca vào ngày 11/9, song đã giảm xuống dưới 9.000 ca trong 4 ngày vừa qua. Hiện nước này ghi nhận 2,69 triệu ca mắc và 40.069 ca tử vong.
Campuchia ghi nhận ngày thứ 14 liên tiếp số ca mắc ở mức thấp
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia ngày 14/10 thông báo ngày thứ 14 liên tiếp, số ca mắc mới COVID-19 trong nước ở mức thấp, chỉ quanh ngưỡng 200 ca/ngày, trong bối cảnh nước này tiến gần hơn tới thời điểm có thể mở cửa trở lại hoàn toàn.
Bộ Y tế Campuchia xác nhận có thêm 25 ca tử vong và 268 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 24 ca nhập cảnh và 244 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy, tính đến ngày 14/10, Campuchia phát hiện tổng cộng 115.875 ca mắc COVID-19, trong đó 109.655 người đã khỏi bệnh và 2.584 người tử vong.
Cách đây một tuần, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã thông báo về khả năng có thể mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế - xã hội nếu 10-15 ngày sau Lễ Pchum Ben (diễn ra từ 5-7/10/2021), dịch COVID-19 trong nước vẫn ổn định với số ca mắc mới ở mức thấp khoảng 200 ca/ngày.
Xu hướng giảm số ca mắc COVID-19 tại Campuchia liên quan đến chính sách mới của nước này về tính số ca mắc mới dựa trên kết quả xét nghiệm PCR và giảm xét nghiệm nhanh. Đây được coi là bước đi đầu tiên trong nỗ lực chuyển sang sống chung với dịch COVID-19 tại Campuchia. Tuy nhiên, việc ngừng thông báo số ca mắc mới tại các tỉnh cũng như các ca nhiễm biến thể Delta đồng nghĩa với việc rất khó để nắm bắt tình hình lây nhiễm COVID-19 thực tế tại Campuchia.
Báo Khmer Times ngày 14/10 đưa tin với vị trí vững vàng thứ hai ở Đông Nam Á về tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 trên tổng số dân (sau Singapore), số người được tiêm phòng COVID-19 tại Campuchia tiếp tục tăng thêm khi có thêm nhiều triệu liều vaccine của Trung Quốc được chuyển đến nước này.
Theo thống kê mới nhất của Campuchia, tính đến ngày 13/10, nước này đã tiêm phòng đủ 2 mũi cho 12.131.297 người (trên tổng số dân khoảng 16 triệu người) ở ba nhóm tuổi, gồm người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi và trẻ em từ 6-12 tuổi.
Lào chuyển đổi các khách sạn thành cơ sở điều trị
Một tuyến phố bị phong tỏa để phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ Lào đang có kế hoạch chuyển đổi công năng của các khách sạn thành cơ sở điều trị bệnh nhân nhằm giảm tải sức ép cho hệ thống y tế.
Trong thông báo ngày 14/10, các điểm điều trị COVID-19 sẽ được thiết lập tại các khách sạn có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, khép kín nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt và cách ly cho người mắc bệnh. Bộ Y tế Lào cũng đang xây dựng hướng dẫn về chăm sóc người mắc COVID-19 trong các khách sạn. Hiện nhiều khách sạn có đủ khả năng trở thành nơi điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trong trường hợp số ca nhiễm mới không giảm trong những ngày tới.
Trước đó, Lào cũng đang xem xét việc cho người mắc COVID-19 thể nhẹ tự cách ly, điều trị tại nhà.
Liên quan tới tình hình dịch COVID-19, Bộ Y tế Lào cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 651 ca mắc mới và 1 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã tăng lên 30.615 ca, trong đó có 36 ca tử vong.
Theo Bộ Y tế Lào, trong số các ca mắc mới có tới 644 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đáng chú ý, tỉnh Luang Prabang có số ca cộng đồng tăng đột biến, cao nhất cả nước, vượt qua thủ đô Viêng Chăn (185 ca cộng đồng) khi ghi nhận 215 trường hợp trong một ngày.
Đảo Bali của Indonesia cho phép nối lại các chuyến bay quốc tế
Nhân viên sân bay tại khu vực ga quốc tế của sân bay Ngurah Rai trên đảo Bali, Indonesia, ngày 14/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 14/10, chính quyền đảo Bali của Indonesia đã cho phép nối lại các chuyến bay quốc tế đến từ một số quốc gia nhất định, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp, nhằm từng bước mở cửa để đón du khách trở lại hòn đảo nghỉ dưỡng này. Tuy nhiên, chưa có chuyến bay quốc tế nào ngay trong ngày 14/10.
Theo giới chức đảo Bali, khu du lịch vốn chịu thiệt hại nặng nề do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, du khách nước ngoài khi đến nghỉ dưỡng tại hòn đảo này cần phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vaccine, cách ly tại khách sạn trong vòng 5 ngày và tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về thị thực theo quy định nhập cảnh mới đối với khách du lịch nước ngoài.
Sân bay quốc tế Ngurah Rai trên đảo Bali đã mở cửa cho du khách đến từ 19 quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và New Zealand. Tuy nhiên, kế hoạch mở cửa trở lại một phần này không có du khách đến từ Australia, một trong những nguồn khách du lịch chính đến Bali vào thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.
Giới chức Indonesia bắt đầu nới lỏng dần dần các biện pháp phong tỏa sau khi số ca nhiễm và tử vong theo ngày giảm trên toàn quốc nhờ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt cùng với chiến dịch tiêm chủng vaccine.
Indonesia vừa cán mốc tiêm 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trở thành quốc gia đứng thứ năm thế giới về tổng số liều vaccine đã được tiêm. Số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở Indonesia đã giảm khoảng gần 30 lần, hiện trung bình 1.700 ca mới/ngày. Với nhận định rằng COVID-19 tại
Indonesia có thể trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022, chính phủ nước này đã xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu, chuẩn bị lộ trình "bình thường mới" để triển khai khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.
Hoạt động sản xuất của châu Á đình trệ trên diện rộng Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ trên diện rộng vào tháng 9/2021, khi các nhà máy phải đóng cửa do đại dịch và các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc đã gây áp lực lên các nền kinh tế trong khu vực. Công nhân làm việc bên trong một nhà máy ở Du...