Nhật Bản: Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên nước ngoài
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm, tình trạng thiếu hụt lao động đi kèm và sự mở rộng của nhiều doanh nghiệp ở nước ngoài, các công ty Nhật Bản ngày càng mở rộng nỗ lực tuyển dụng sinh viên nước ngoài đang theo học tại các trường đại học nước này.
Với xu thế này, ngày càng nhiều chính quyền địa phương đang thúc đẩy giới thiệu sinh viên nước ngoài với các công ty có nhu cầu.
Sinh viên năm cuối đại học tham gia hội chợ việc làm tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính quyền tỉnh Ibaraki mới đây đã thành lập một nhóm để thúc đẩy tuyển dụng sinh viên nước ngoài, với các thành viên bao gồm Đại học Ibaraki, Đại học Tsukuba và các nhóm doanh nghiệp địa phương. Nhóm này sẽ tổ chức các sự kiện như chương trình thực tập và tham quan các công ty trong tỉnh.
Trước đó, vào tháng 5, chính quyền tỉnh Kanagawa cũng đã mở một dịch vụ tư vấn để hỗ trợ các công ty tuyển dụng sinh viên nước ngoài. Chính quyền tỉnh Osaka đã tổ chức các sự kiện kết nối tương tự kể từ năm ngoái. Trong một sự kiện diễn ra vào tháng 8, có 255 sinh viên từ 27 quốc gia và khu vực, chủ yếu theo học các trường đại học ở khu vực Kansai, đã đến thăm các gian hàng của các công ty tham gia.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp và chính quyền địa phương ở Nhật Bản ngày càng mong muốn thu hút sinh viên nước ngoài, trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng vẫn tăng sau thời kỳ đại dịch COVID-19, song gặp phải khó khăn do tỷ lệ sinh giảm.
Theo tập đoàn Recruit Co. chuyên về tuyển dụng và nhân sự ở Nhật Bản, trong số các công ty đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp khóa 2024 chỉ có 36,1% công ty có thể đạt được kế hoạch tuyển dụng ban đầu. Con số đó là thấp nhất kể từ khi tập đoàn này bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2012.
Tập đoàn Takaishi Industry, có trụ sở tại thành phố Ibaraki, tỉnh Osaka, năm ngoái đã bắt đầu tham gia các sự kiện kết nối do chính quyền tỉnh Osaka tổ chức. Công ty sử dụng khoảng 100 công nhân này có 4 nhà máy tại Nhật Bản và Việt Nam. Nhờ chuỗi sự kết nối mà chính quyền tỉnh Osaka tổ chức trong mùa xuân vừa qua, Takaishi Industry đã tuyển dụng được hai sinh viên nước ngoài, bao gồm một sinh viên sau đại học người Việt Nam từ Đại học Osaka.
Theo một quan chức của chính quyền tỉnh Osaka, việc mở ra những cơ hội để sinh viên nước ngoài tài năng tiếp tục phát triển sự nghiệp tại các công ty Nhật Bản giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng đồng thời hỗ trợ sự phát triển của các công ty trong tỉnh.
Theo số liệu của Tổ chức hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) và các tổ chức khác, tỷ lệ sinh viên nước ngoài (không bao gồm những người học lên cao hơn tại Nhật Bản) tìm được việc làm tại “đất nước Mặt Trời mọc” đạt mức kỷ lục 53,3% trong năm tài chính 2022.
Tuy nhiên, Ai Ozawa – Chủ tịch của Vein Global, một công ty hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm việc làm – cho biết nhiều người tài năng đang rời khỏi Nhật Bản do không tìm được việc làm, mặc dù đã quen với cuộc sống và muốn làm việc tại đây.
Theo một cuộc khảo sát do công ty thông tin việc làm Career-tasu, Inc. công bố vào tháng 8, hầu hết sinh viên nước ngoài, bao gồm những sinh viên tương lai tốt nghiệp năm 2025, bắt đầu hoạt động tìm kiếm việc làm vào tháng 4 năm cuối khóa học, muộn hơn khoảng một năm so với sinh viên Nhật Bản. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, chỉ có 46,1% sinh viên nước ngoài tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc làm như chương trình thực tập, trong khi con số này đối với sinh viên Nhật Bản là 88,7%.
Nhằm giúp sinh viên nước ngoài sớm tiếp cận thị trường tuyển dụng và việc làm ở Nhật Bản, nhiều trường đại học bắt đầu thực hiện các hoạt động hỗ trợ sinh viên nước ngoài ở mọi trình độ, bao gồm sinh viên năm thứ nhất.
Đại học Waseda là một trong số những trường như vậy. Lãnh đạo Đại học Waseda cho rằng những hoạt động như vậy nhằm giúp sinh viên nước ngoài, ngay từ năm nhất hoặc năm hai, hiểu được những khó khăn liên quan đến việc tìm kiếm việc làm và trình độ ngôn ngữ mà họ sẽ cần để làm việc tại các công ty Nhật Bản, từ đó có thể lập kế hoạch thực hiện công việc học tập và tìm kiếm việc làm sau này.
Cùng mục đích này, Đại học Chuo đã tổ chức một buổi hướng dẫn vào tháng 5 để giúp sinh viên nước ngoài nộp đơn xin thực tập khi bước vào năm thứ ba.
Giáo sư Megumi Yuki của Đại học Gunma cho rằng sự kết hợp ba bên giữa chính quyền địa phương, trường đại học và ngành công nghiệp cùng với những bên khác, giúp nhiều sinh viên tìm được việc làm và định cư tại Nhật Bản sau khi kết thúc khóa học. Từ đó trở thành những câu chuyện thuyết phục, thu hút thế hệ tiếp theo tìm đến Nhật Bản theo đuổi con đường học tập, tạo nên một chu trình lành mạnh.
Đồng yen phục hồi đe dọa triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật Bản
Các công ty Nhật Bản vừa công bố mức lợi nhuận kỷ lục theo quý, nhưng sự phục hồi của đồng yen đang làm dấy lên lo ngại về mức độ bền vững của tăng trưởng thu nhập trong bối cảnh nhu cầu yếu ở Trung Quốc và rủi ro nền kinh tế Mỹ "hạ nhiệt".
Kiểm tiền mệnh giá 10,000 yen tại ngân hàng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Triển vọng u ám có thể sẽ đeo bám cổ phiếu Nhật Bản sau khi họ phải chịu một trong những đợt lao dốc tồi tệ nhất trong lịch sử vào đầu tháng này, khi lo ngại về lập trường cứng rắn của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) và nỗi lo kinh tế Mỹ suy thoái đã tác động mạnh tới thị trường.
Lợi nhuận ròng tại 500 công ty niêm yết lớn nhất của Nhật Bản thuộc nhóm chỉ số TOPIX 500 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 15.000 tỷ yen (104 tỷ USD) trong quý kết thúc vào ngày 30/6, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Một yếu tố hỗ trợ đáng kể cho mức lợi nhuận trên đến từ đồng yen yếu giúp nâng giá trị của các khoản thu nhập ở thị trường nước ngoài. Đồng yen giao dịch ở mức trung bình 156 yen so với USD trong giai đoạn từ tháng 4 - 6/2024, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức thấp nhất trong 34 năm vào đầu tháng Bảy. Kể từ đó, đồng tiền này đã tăng trở lại khoảng 145 yen đổi 1 USD.
Việc đồng yen phục hồi tới 12% từ mức thấp nhất ghi nhận vào tháng Bảy đang khiến nỗi lo về tình trạng bào mòn lợi nhuận của các công ty ngày một nổi cộm.
Số liệu do hãng tin Bloomberg tổng hợp cho thấy 45% doanh thu của các công ty trong nhóm Chỉ số Topix 500 đến từ bên ngoài Nhật Bản. Các nhà phân tích ước tính rằng mỗi lần đồng yen Nhật tăng giá so với đồng USD sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty trong nước từ 0,4 - 0,6%.
Mối lo ngại về tính bền vững của thu nhập đặt ra thách thức cho các cổ phiếu Nhật Bản, vốn đã mất đi danh hiệu là thị trường hoạt động tốt nhất thế giới sau một khởi đầu tuyệt vời cho năm 2024. Một số công ty môi giới tài chính bao gồm JPMorgan, UBS Group AG và Goldman Sachs Group Inc. đã hạ mục tiêu giá của họ, ngay cả khi thị trường Nhật Bản vẫn duy trì được xu hướng tích cực chung.
Việc đồng tiền tăng giá đột ngột đã gây khó khăn cho các công ty đưa đồng yen yếu vào ước tính lợi nhuận. Nhà sản xuất máy nội soi Olympus Corp. dự báo đồng USD ở mức 151 yen đổi 1 USD trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2025) và công ty hóa chất Mitsubishi Chemical Group Corp. cho rằng đồng USD sẽ ở mức 150 yen đổi 1 USD.
Bà Rie Nishihara, chiến lược gia trưởng của công ty môi giới tài chính JPMorgan Securities chi nhánh Nhật Bản, cho biết 20% các công ty đã cho rằng đồng yen sẽ yếu hơn ngưỡng 150 yen đổi 1 USD, khiến họ khó đáp ứng được dự kiến trong năm tài chính này sau khi đồng yen phục hồi. Điều đó đặc biệt đúng đối với các công ty phụ thuộc vào nhu cầu nước ngoài.
Nhiều công ty Nhật Bản cũng đang gặp khó khăn ở Trung Quốc. Dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy tình trạng kinh tế trì trệ của Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Điều đó đang gây tổn hại cho nhiều công ty Nhật Bản vốn được hưởng lợi từ sự bùng nổ chi tiêu đầu tư tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - chẳng hạn như nhà sản xuất robot Yaskawa Electric Corp. và nhà sản xuất máy móc chính xác Shimadzu Corp.
Cho đến nay, nhiều công ty Nhật Bản vẫn đối phó được với tình trạng suy yếu tại thị trường Trung Quốc nhờ nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ. Nhưng thị trường đang xuất hiện nhiều lo ngại về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái sau các số liệu không như kỳ vọng.
Hiện nhiều nhà phân tích vẫn hy vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ "hạ cánh mềm" và Nhật Bản sẽ ổn định được đồng yen, đồng thời duy trì tăng trưởng thu nhập.
Ông Shingo Ide, chiến lược gia trưởng về cổ phiếu tại Viện nghiên cứu NLI, cho biết đúng là báo cáo thu nhập của các công ty Nhật Bản khá tốt, nhưng môi trường kinh tế ở nước ngoài vẫn chưa chắc chắn. Theo ông, chưa có lý do gì để nhà đầu tư vội vàng mua cổ phiếu Nhật Bản vào lúc này.
Các doanh nghiệp Nhật Bản hỗ trợ dạy tiếng Nhật cho con em người lao động nước ngoài Theo hãng thông tấn Kyodo, các tổ chức doanh nghiệp khu vực ở miền Trung Nhật Bản đang hỗ trợ dạy tiếng Nhật cho trẻ em nước ngoài nhằm tạo ra môi trường hội nhập lâu dài đối với người lao động nước ngoài, qua đó hỗ trợ sự ổn định và phát triển của ngành sản xuất địa phương. Người lao động...