Nhật Bản: Cân nhắc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm đối với các dịch vụ gọi xe
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu tài xế taxi trên toàn quốc, ngày 1/4, Nhật Bản đã bắt đầu cho phép các dịch vụ gọi xe hoạt động ở 4 khu vực, trong đó có thủ đô Tokyo và thành phố Kyoto.
Ngày 1/4, Nhật Bản đã bắt đầu cho phép các dịch vụ gọi xe hoạt động ở 4 khu vực, trong đó có thủ đô Tokyo và thành phố Kyoto. Ảnh minh họa: Kyodo
Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm dịch vụ gọi xe cho phép tài xế có giấy phép lái xe tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ taxi vào những ngày và giờ nhất định bằng phương tiện riêng của họ, với điều kiện họ thuộc sự quản lý của một công ty taxi địa phương.
Dịch vụ này bước đầu sẽ được triển khai hàng ngày tại 23 quận của thủ đô Tokyo cùng hai thành phố ngoại ô Musashino và Mitaka, cũng như thành phố Kyoto và các vùng lân cận. Dịch vụ này được cung cấp vào các ngày thứ Sáu và cuối tuần đối với vùng Keihin – tập trung ở thành phố Yokohama, và vào các ngày thứ Sáu và thứ Bảy đối với khu vực Nagoya. Sau đó, từ đầu tháng 5/2024, dịch vụ này sẽ được mở rộng sang các khu vực trung tâm khác ở các thành phố Sapporo, Sendai, Saitama, Chiba, Osaka, Kobe, Hiroshima và Fukuoka.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản cho biết thời gian hoạt động và số lượng phương tiện điều động được xác định dựa trên dữ liệu thu thập được từ người dùng ứng dụng gọi xe. Bộ cũng có kế hoạch cho phép cung cấp dịch vụ ở các khu vực khác, bao gồm cả những khu vực mà ứng dụng không được sử dụng phổ biến, vào các tối thứ Sáu và thứ Bảy, khi taxi thường khan hiếm.
Theo hệ thống gọi xe, tài xế sẽ được yêu cầu gia hạn giấy phép hai năm một lần và về nguyên tắc chỉ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện Nhật Bản cũng đang có kế hoạch thảo luận thêm về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm đối với các dịch vụ gọi xe như Uber, kết nối trực tiếp chủ sở hữu ô tô tư nhân với các cá nhân tìm kiếm phương tiện đi lại.
Trong khi đó, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) mới đây thông báo sẽ tăng trợ cấp cho thiết bị sạc xe điện công suất cao từ 150 kW trở lên. Động thái này nhằm thúc đẩy xây dựng hạ tầng sạc điện nhanh để nâng cao tính tiện lợi cho xe điện, qua đó thúc đẩy việc phổ biến xe điện tại Nhật Bản.
Video đang HOT
Cụ thể, từ tháng 5/2024, METI sẽ trợ cấp tối đa 5 triệu yen (33.700 USD) cho mỗi thiết bị sạc nhanh có công suất từ 150 kw trở lên được lắp đặt trên cao tốc. Con số này cao hơn nhiều so với số tiền trợ cấp cho các trạm sạc thông thường là 1 triệu yen. Với xe điện, các trạm sạc có công suất đầu ra càng cao thì tốc độ sạc sẽ càng nhanh và mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng.
Công suất trung bình của các thiết bị phổ biến hiện nay tại Nhật Bản là khoảng 40 kW. Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng sự ưu đãi này sẽ khuyến khích việc lắp đặt các thiết bị có hiệu suất cao.
Kế hoạch mới của METI cũng tăng số lượng mục tiêu trợ cấp lên nhiều so với trước đây. Tới nay, các trạm sạc thương mại được trợ cấp tối đa cho 2 thiết bị, tuy nhiên, từ tháng 5, con số này tối đa có thể lên tới 50. Các bãi đỗ xe của nhà sản xuất xe điện cũng sẽ nằm trong diện nhận trợ cấp.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ kinh phí để thay thế bộ sạc cũ. Hiện tại, METI trợ cấp một nửa chi phí nhưng kế hoạch mới sẽ trợ cấp toàn bộ.
Xe điện có phạm vi di chuyển ngắn hơn so với xe xăng nên việc tăng cường cơ sở hạ tầng sạc điện là điều cần thiết. METI đã đặt mục tiêu tăng số lượng trạm sạc ở Nhật Bản lên 300.000 trạm vào năm 2030, cao gấp 10 lần con số hiện tại.
Hai công ty ô tô hàng đầu của Nhật Bản là Nissan Motor Co. và Honda Motor Co. thông báo sẽ hợp tác phát triển xe điện và công nghệ ô tô thông minh, nhằm chia sẻ tài nguyên trong lĩnh vực mà các tập đoàn chế tạo ô tô Nhật Bản đang tụt hậu.
Hai công ty này sẽ nghiên cứu khả năng, các cơ hội và lĩnh vực có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực điện hóa và phát triển ô tô thông minh. Hai bên cho biết thỏa thuận của họ không ràng buộc và sẽ bắt đầu thảo luận về quan hệ hợp tác này.
Theo các nguồn thạo tin, Nissan và Honda đang đánh giá một thỏa thuận hợp tác toàn diện về sản xuất xe điện nhằm cắt giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Cụ thể hơn, hai hãng đang cân nhắc cùng mua linh kiện, đồng thời chia sẻ các linh kiện quan trọng cho xe điện của từng hãng.
Thỏa thuận hợp tác sẽ tạo ra một liên minh mạnh của các công ty Nhật Bản để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nổi trội, như Tesla Inc. của Mỹ và BYD Co. của Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán của hai hãng ô tô lớn của Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh doanh số bán xe chạy hoàn toàn bằng điện đang tăng tại nhiều thị trường, giữa lúc chính phủ các nước thúc đẩy kế hoạch cắt giảm khí thải.
Cắt giảm chi phí là yếu tố quan trọng trong phát triển ô tô chạy hoàn toàn bằng điện – loại ô tô có pin đắt tiền và các hệ thống phức tạp.
Các hãng chế tạo ô tô trên thế giới đang hướng tới chú trọng phát triển pin và động cơ điện, thay vì động cơ khí giữa lúc những quan ngại ngày một gia tăng về vấn đề khí thải và biến đổi khí hậu.
Các hãng ô tô Nhật Bản được cho là tụt hậu so với một số đối thủ mạnh trên thế giới như Tesla, một phần vì trong lịch sử họ đã quá thành công với các sản phẩm động cơ đốt trong.
Bên cạnh đó, Nissan sẽ sản xuất pin lithium-ion bằng vật liệu có chi phí thấp hơn và có kế hoạch lắp đặt chúng trên các xe điện bán ở các thị trường mới nổi ngay sau năm 2026.
Nhiều công ty Nhật Bản tăng lương cao kỷ lục
Ngày 13/3, một số nhà tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương kỷ lục, một trong những tín hiệu cho thấy các công ty đang thoát dần tư duy giảm phát dẫn đến thời kỳ tăng trưởng kinh tế trì trệ của nước này thường được gọi là "những thập kỷ mất mát".
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, mỗi mùa xuân, các công đoàn và ban quản lý doanh nghiệp lại tổ chức các cuộc đàm phán - được gọi là "shunto" để ấn định mức lương hàng tháng trước khi bắt đầu năm tài chính của Nhật Bản vào tháng 4. Năm nay, các doanh nghiệp lớn hầu hết đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng lương của liên đoàn lao động.
Trong đó, Nippon Steel thậm chí đã đáp ứng vượt yêu cầu của công đoàn khi đưa ra mức tăng lương tháng kỷ lục 35.000 yen (237 USD), tương đương 14%. Công ty cho biết: "Điều cần thiết là phải đảm bảo giữ những nhân tài triển vọng và giúp tất cả nhân viên làm việc hiệu quả hơn."
Toyota không tiết lộ chi tiết về việc tăng lương nhưng cho biết đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công đoàn. Liên đoàn công nhân Toyota Motor đã yêu cầu một khoản tiền thưởng kỷ lục tương đương 7,6 tháng lương với lý do dự báo lợi nhuận hoạt động theo năm trong năm tài chính hiện tại sẽ đạt 4.500 tỷ yen (30 tỷ USD) - cao nhất trong lịch sử. Công đoàn cũng đã đề xuất các yêu cầu cụ thể cho từng loại công việc với mức tăng lương hằng tháng lên tới 28.440 yen (193 USD).
Hitachi và Toshiba cho biết đã có mức tăng lương lớn nhất kể từ khi thể thức đàm phán hiện nay được áp dụng vào năm 1998.
Theo Hội đồng Công đoàn Thợ kim loại Nhật Bản (JCM), một liên minh của các công đoàn trong ngành, 87,5% tổ chức thành viên có yêu cầu đã được đáp ứng đầy đủ hoặc vượt mong đợi.
Chỉ có khoảng 16% công nhân ở Nhật Bản là thành viên công đoàn, nhưng các nhà kinh tế đánh giá các cuộc đàm phán năm nay như một dấu hiệu quan trọng cho thấy những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Lạm phát cơ bản đã ở mức 2% hoặc cao hơn trong gần 2 năm, tuy nhiên Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda đã nhấn mạnh rằng cần phải có một "chu kỳ lành mạnh" về tăng lương và giá cả để đạt được mục tiêu ổn định, điều này sẽ mang lại cho ngân hàng trung ương tự tin để bắt đầu tăng lãi suất.
Do tình trạng giảm phát, trong 3 thập kỷ qua, nhiều công ty Nhật Bản chỉ đưa ra mức tăng lương dựa trên thâm niên, gắn liền với số năm nhân viên đã làm việc tại công ty. Làn sóng tăng lương hiện nay mạnh mẽ hơn nhiều, bao gồm cả việc lương tăng bất kể thâm niên. Trong cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp và liên đoàn lao động ngày 13/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết các cuộc đàm phán "đã tạo ra xu hướng tăng lương mạnh mẽ vượt xa mức tăng của năm 2023".
Nguyên nhân tăng lương là do tình trạng thiếu lao động trầm trọng và lạm phát kéo dài. Việc đồng yen suy yếu thúc đẩy lợi nhuận của các công ty xuất khẩu cũng giúp các nhà tuyển dụng lớn dễ dàng cam kết tăng lương cao hơn. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản trầm trọng đến mức khó thu hút được người lao động nếu không tăng lương.
Theo Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản - Rengo, trong cuộc đàm phán năm nay, các công đoàn lao động đang yêu cầu tăng lương trung bình 5,85%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1993.
Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine tái thiết Ngày 19/2, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết nước này sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ cho quá trình tái thiết ở Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột tại quốc gia này chuẩn bị bước sang năm thứ ba. Một toà chung cư bị phá huỷ trong xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine ngày 20/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...