Giải pháp để Nhật Bản củng cố đồng yen
Dữ liệu mới của Chính phủ Nhật Bản cho thấy các tập đoàn nước này đã tái đầu tư 10.570 tỷ yen (67,8 tỷ USD) lợi nhuận ra nước ngoài trong năm tài chính vừa qua, gấp hơn ba lần con số 10 năm trước.
Đồng yên của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự thay đổi này được cho là làm gia tăng áp lực giảm giá trong trung và dài hạn đối với đồng yen, vốn đang giao dịch ở mức thấp lịch sử. Trong nỗ lực đảo ngược xu hướng này, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc các ưu đãi về thuế để khuyến khích hồi hương lợi nhuận thu được từ nước ngoài.
Theo số liệu thống kê sơ bộ được Bộ Tài chính công bố ngày 10/5, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã tăng 2,8 lần trong năm tài chính 2023 lên mức kỷ lục 25.340 tỷ yen. Thu nhập cơ bản tăng năm thứ ba liên tiếp lên mức kỷ lục 35.530 tỷ yen. Trong đó, thu nhập từ đầu tư trực tiếp đã tăng lên 20.800 tỷ yen, phản ánh nỗ lực ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản nhằm mở rộng dấu ấn toàn cầu của họ. Đồng yen yếu cũng đã đẩy con số đó lên cao.
Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong khoản lợi nhuận này quay trở lại Nhật Bản, thay vào đó, các công ty tái đầu tư tại địa phương để hạn chế rủi ro ngoại hối và tiết kiệm phí chuyển đổi tiền tệ. Trong năm tài chính 2023, có 51% số tiền thu được từ đầu tư trực tiếp đã được tái đầu tư ra nước ngoài.
Video đang HOT
Điều này đã ảnh hưởng đến đầu tư trong nước. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong khi cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tăng 8,5 lần từ năm 2000 đến năm 2022 thì đầu tư vốn trong nước của khu vực tư nhân chỉ tăng 18%.
Việc chuyển nhiều lợi nhuận này về nước sẽ thúc đẩy nhu cầu về đồng yen và giúp củng cố đồng tiền này. Một phương án là cung cấp các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp để chuyển lợi nhuận ở nước ngoài sang đồng yen. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp được cho là đang truyền đạt ý tưởng này tới các công ty Nhật Bản nhằm ngăn chặn sự sụt giá của đồng yen.
Việc Sở giao dịch chứng khoán Tokyo thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn cao hơn cũng có thể hữu ích. Tính đến tháng 3 vừa qua, các công ty đại chúng đang trên đà hoàn trả kỷ lục khoảng 25.000 tỷ yen cho các cổ đông trong năm tài chính 2023. Japan Tobacco, Isuzu Motors, Mitsubishi Motors và các công ty khác đang thu cổ tức từ các đơn vị ở nước ngoài để tài trợ cho các khoản chi trả này. Hiện tại, 95% cổ tức mà một công ty Nhật Bản nhận được từ một chi nhánh nước ngoài mà công ty này sở hữu từ 25% cổ phần trở lên, đều được miễn thuế.
Đồng yen đã dao động quanh mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD kể từ tháng 3/2024, khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định chấm dứt chính sách lãi suất âm. Đồng yen đã có thời điểm suy yếu xuống mức hơn 160 yen đổi 1 USD trong tháng 4/2024, làm dấy lên những dự đoán về khả năng chính phủ can thiệp trên thị trường tiền tệ.
Thế nhưng có giới hạn về mức độ can thiệp của chính phủ và BoJ, vì làm như vậy liên quan đến việc bán USD từ một tài khoản đặc biệt của Bộ Tài chính. Việc khu vực tư nhân hồi hương lợi nhuận thu được từ nước ngoài được coi là một lựa chọn thay thế quan trọng để củng cố đồng yen.
Nhật Bản từng chi khoảng 19 tỷ USD để 'neo' giá đồng yen
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 8/11, Bộ Tài chính Nhật Bản tiết lộ hành động can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng nghiệp vụ bán USD - mua yen hôm 22/9 đã tiêu tốn tới 2.830 tỷ yen (khoảng 19 tỷ USD).
Đây là số tiền cao kỷ lục mà Bộ Tài chính Nhật Bản đã chi trong một ngày để chặn đà giảm giá của đồng yen.
Đồng 10.000 yen Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó, số tiền cao nhất mà Nhật Bản đã từng chi trong một ngày để thực hiện nghiệp vụ tài chính tiền tệ này là 2.620 tỷ yen vào ngày 10/4/1998.
Hãng tin Kyodo cho biết sau lần can thiệp đầu tiên hôm 22/9, Bộ Tài chính Nhật Bản có thể đã thực hiện nhiều đợt can thiệp khác với số tiền chi ra có thể cao hơn nhiều. Các số liệu thống kê cho thấy qũy dự trữ ngoại hối của Nhật Bản, vốn được sử dụng để can thiệp vào thị trường tiền tệ, đã giảm từ mức 1.240 tỷ USD vào cuối tháng 9 xuống còn 1.190 tỷ USD vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, cho đến nay, Nhật Bản mới chỉ chính thức thừa nhận can thiệp vào thị trường tiền tệ hôm 22/9. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết có những thời điểm chính phủ can thiệp nhưng không thông báo nhằm tối đa hóa hiệu quả của hành động can thiệp này.
Cuối năm ngoái, đồng yen vẫn được giao dịch ổn định ở mức 1 USD đổi được khoảng 115 yen. Tuy nhiên, kể từ tháng 3 tới nay, đồng yen đã liên tục mất giá so với đồng bạc xanh của Mỹ. Hôm 22/9, Nhật Bản đã lần đầu tiên can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng nghiệp vụ bán USD - mua yen trong 24 năm qua sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda bác bỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai gần khiến đồng yen mất giá mạnh và tiến gần ngưỡng 146 yen/USD. Khoảng 30 phút sau hành động can thiệp này, đồng yen đã tăng trở lại ngưỡng 140 yen/USD.
Tuy nhiên, sau đó đồng yen đã quay lại xu thế giảm giá trong bối cảnh Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát đi tín hiệu tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, khiến khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng nới rộng. Ngày 20/10, đồng bản tệ của Nhật Bản đã để mất ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng 150 yen/USD và trượt xuống mức 152 yen/USD. Đây là mức thấp nhất chưa từng thấy của đồng yen kể từ tháng 8/1990. Một ngày sau đó, đồng yen đã tăng trở lại ngưỡng 146 yen/USD, dường như nhờ vào sự can thiệp của Bộ Tài chính Nhật Bản. Nhiều nhà quan sát cho rằng sau đó, dường như BOJ đã can thiệp một lần nữa vào ngày 24/10.
Các số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản trong 1 tháng (tính tới ngày 27/10) cho thấy nước này đã chi số tiền cao kỷ lục 6.350 tỷ yen để mua yen, nhưng bộ không tiết lộ số tiền đã chi theo từng ngày trong giai đoạn này.
Hiện nay, nhiều người vẫn lo ngại về khả năng đồng yen sẽ trượt khỏi ngưỡng hỗ trợ tâm lý 150 yen/USD trong bối cảnh khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ tiếp tục nới rộng do những khác biệt về chính sách giữa hai nước. Vì vậy, không loại trừ khả năng giới chức tài chính tiền tệ Nhật Bản có thể sẽ có thêm các đợt can thiệp khác vào thị trường tiền tệ nhằm bảo vệ ngưỡng hỗ trợ quan trọng này.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Đồng yen có biến động mạnh Theo bloomberg.com ngày 5/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận đồng yen có biến động mạnh, nhưng từ chối cho ý kiến về sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản. Đồng tiền mệnh giá 10.000 yen của Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong chuyến công tác đến Mesa, bang Arizona, Bộ trưởng Tài chính Yellen đã trả lời...