Nhật Bản hỗ trợ Đại học Điện lực Việt Nam đào tạo Kỹ sư Công nghệ Hạt nhân
Vừa qua, trường Đại học Điện lực tham gia diên đàn Việt Nam – Nhật Bản về chủ đề Y học Hạt nhân, đại diện hai trường Đại học Công nghệ Nagaoka và Fukui Nhật Bản cam kết hỗ trợ đào tạo nhân lực Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Hạt nhân cho trường Đại học Điện lực.
Đến dự hội nghị là các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học hàng đầu đến từ cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Bên lề hội nghị lần này, trường Đại học Điện lực cũng có buổi làm việc với các chuyên gia đến từ các trường Đại học Công nghệ Nagaoka và Đại học Công nghệ Fukui, Nhật Bản.
Tại diễn đàn, Đại học Điện lực đã nêu rõ chương trình đào tạo và định hướng cơ hội việc làm của bốn chuyên ngành đào tạo thuộc Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hạt nhân: Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong Công nghiệp, Y học Hạt nhân, Chiếu xạ thực phẩm và An toàn môi trường Phóng xạ. Theo đó, trong quá trình đào tạo Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hạt nhân, nhà trường sẽ tăng cường các môn thực hành tại các Trung tâm, Viện Nghiên cứu và Bệnh Viện để đẩy mạnh các kỹ năng thực hành cho sinh viên đảm bảo sau khi tốt nghiệp các em sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Các chuyên gia đến từ FUKUI và Nagaoka nhận định rằng: “Sinh viên có bằng kỹ sư về Kỹ thuật Hạt nhân sẽ tìm thấy cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tiên tiến, lĩnh vực y tế và trong ngành năng lượng. Định hướng phát triển của các chuyên ngành của ngành Công nghệ Kỹ thuật Hạt nhân, trường Đại học Điện lực là phù hợp với nhu cầu thực tế của Việt Nam cũng như thế giới”.
Cũng trong buổi làm việc với trường Đại học Điện lực, các đại diện hai trường Đại học Công nghệ Nagaoka và Đại học Công nghệ Fukui, Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ đào tạo nhân lực Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Hạt nhân cho trường Đại học Điện lực bằng các chương trình học bổng toàn phần đến thăm quan học tập tại Nhật theo chương trình Sakura, tiếp nhận Kỹ sư của Khoa Kỹ thuật Hạt nhân – trường Đại học Điện lực học tiếp chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tại Nhật Bản.
Theo tapchicongthuong
Video đang HOT
Sinh viên Ngoại giao khám phá di sản miền Trung
Từ 28/3-1/4, sinh viên khoá 42 của Học viện Ngoại giao đã được tham gia chuỗi hoạt động khám phá con đường di sản miền Trung với nhiều nét văn hoá đặc trưng tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Trong khuôn khổ chương trình, sinh viên Học viện Ngoại giao đã có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với sinh viên trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng - ngôi trường có bề dày thành tích nổi bật trong hoạt động học tập và giảng dạy tại khu vực miền Trung.
Sinh viên hai trường đã cùng tham gia buổi toạ đàm "Văn hoá miền Trung và Xu hướng đào tạo nhân lực hội nhập quốc tế". Qua đó, các sinh viên được tìm hiểu một cách cặn kẽ về các giá trị văn hóa, các di sản vật thể và phi vật thể tại miền Trung - Tây Nguyên. Đây là những kiến thức bổ ích, góp phần giúp sinh viên cả hai trường vận dụng vào công việc sau này.
Bên cạnh đó, thông qua buổi Toạ đàm, các thầy cô giáo trong đoàn công tác của Học viện Ngoại giao cùng với các giảng viên Đại học Duy Tân cũng có cơ hội trao đổi, nhìn nhận, đánh giá về những xu hướng đào tạo nhân lực hội nhập quốc tế, các lĩnh vực đào tạo thế mạnh của hai trường, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong thị trường nguồn nhân lực của xã hội hiện nay.
Đoàn công tác của các giảng viên và sinh viên K42 Học viện Ngoại giao tại Đà Nẵng.
Sinh viên hai trường đại học với toạ đàm "Di sản văn hóa miền Trung - Xu hướng đào tạo nhân lực hội nhập quốc tế".
Cũng trong chuyến tham quan tại TP Đà Nẵng, sinh viên Ngoại giao cũng được trải nghiệm không gian làm việc, trường quay ghi hình của Kênh truyền hình Quốc gia VTV8 - Đài Truyền hình Việt Nam.
Đây là kênh truyền hình có tuổi đời trẻ nhất trong hệ thống các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng cũng là một trong những kênh truyền hình năng động nhất, sáng tạo nhất, hoạt động tại một địa bàn rộng lớn và đang có tốc độ phát triển rất nhanh, đó là khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Trong chuyến thăm, các sinh viên Ngoại giao được trải nghiệm trọn vẹn một quy trình tác nghiệp, ghi hình, sản xuất chương trình Thời sự trực tiếp - bản tin "Tin nóng miền Trung - Tây Nguyên" trong trường quay lớn nhất của Đài nằm bên cầu Rồng, sông Hàn, vị trí đẹp nhất Tp. Đà Nẵng.
Tiếp đón đoàn giảng viên, sinh viên của Học viện Ngoại giao, Giám đốc Kênh Truyền hình Quốc gia VTV8 - Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Lâm Thanh cùng đội ngũ biên tập viên, phóng viên của kênh đã có những chia sẻ thực tế, giá trị, truyền cảm hứng về nhiệt huyết, lòng đam mê, yêu nghề, tạo động lực cho rất nhiều sinh viên Học viện Ngoại giao, nhất là những bạn có ước muốn theo đuổi ngành Truyền thông - Truyền hình.
Sinh viên Ngoại giao tham quan quy trình sản xuất bản tin thời sự trực tiếp tại Kênh truyền hình Quốc gia VTV8.
Toạ đàm giao lưu với đội ngũ biên tập viên, phóng viên VTV8.
Trong khuôn khổ chương trình, sinh viên tham quan nhiều danh thắng nổi tiếng như Chùa Linh Ứng và phố cổ Hội An (Quảng Nam).
Với 60 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Ngoại giao luôn là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực đối ngoại. Kể từ khi mở rộng hệ thống chuyên ngành nhằm phục vụ nhu cầu nhân lực của thị trường, Học viện Ngoại giao đã và đang trở thành nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực: truyền thông quốc tế, luật quốc tế, kinh tế quốc tế, chính trị quốc tế... Để duy trì chất lượng đào tạo và nâng cao khả năng thích nghi, hội nhập cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên sắp ra trường, Học viện luôn tổ chức nhiều hoạt động tìm hiểu thực tế thiết thực.
Tin và ảnh: Đồng Anh - Nguyễn Thúy - Đức Hoàng
Theo baoquocte
Làm gì để công nghệ thông tin ứng dụng thành công vào mọi lĩnh vực có nhu cầu Những năm gần đây, chúng ta đang nói nhiều đến cách mạng công nghiệp 4.0. Và trong cuộc cách mạng đó, không chỉ là sự thâm nhập để ứng dụng CNTT mà còn là sự vận động nội tại của chính các lĩnh vực có nhu cầu. Tuy nhiên, yếu tố quyết định cho sự thành công chính là con người và bên...