Nhật Bản điều tra vụ 1.600 du học sinh ‘mất tích’
Chính phủ Nhật Bản đang tiến hành điều tra vụ 1.600 du học sinh “bỗng dưng biến mất” và quyết định dừng cấp phép cho sinh viên nước ngoài kể từ ngày 11/6.
Theo The Japan Times, Nhật Bản sẽ thắt chặt các quy định liên quan vấn đề tuyển sinh nước ngoài. Nguyên nhân bắt nguồn từ vụ 1.600 du học sinh đột nhiên “biến mất” khỏi ký túc xá Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo. Trong đó, nhiều người là du học sinh Việt Nam.
Động thái trên được đưa ra khi Nhật Bản chuẩn bị tiếp nhận 300.000 sinh viên nước ngoài theo chương trình tăng cường nhận thức về quốc gia vào năm 2020.
Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo là một trong những trường đầu tiên áp dụng quyết định này. Sau vụ việc sinh viên “mất tích” vào đầu tháng ba, chính phủ đã tiến hành điều tra và yêu cầu nhà trường ngừng tiếp nhận sinh viên vào các khóa học sơ bộ. Bên cạnh đó, nhà trường được lệnh phải trình kế hoạch cải thiện cách quản lý sinh viên vào cuối tháng bảy.
Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo ngừng tiếp nhận du học sinh sau vụ 1.600 sinh viên “biến mất”. Ảnh: NHK.
Trong buổi họp báo, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Masahiko Shibayama cho biết Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra vụ việc nghiêm trọng trên. Ngôi trường này được cho là đã tuyển nhiều sinh viên không đạt trình độ về tiếng Nhật dành cho nghiên cứu sinh.
Kể từ năm 2016, Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo đã mất liên lạc với khoảng 1.600 du học sinh, 700 người đã hủy tư cách nhập học và 178 người chuyển đến địa điểm khác. Trong đó, nhiều người đăng ký các khóa học tiếng Nhật như một phần của chương trình sơ bộ trước khi bắt đầu trở thành nghiên cứu sinh chính thức.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành điều tra thêm bốn trường đại học ở thành phố Tokyo và các thành phố lân cận. Kết quả cho thấy nhiều du học sinh không đạt tiêu chuẩn về kỹ năng ngôn ngữ hoặc không đủ khả năng chi trả học phí.
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản, ông Takashi Yamashita, cho biết chính phủ sẽ xem xét cắt giảm trợ cấp của các trường đại học tư thục. Đồng thời, Bộ Tư pháp sẽ kết hợp Bộ Giáo dục tìm cách khắc phục, cải thiện vấn đề đã xảy ra.
Theo Zing
New Zealand - điểm đến của nhiều du học sinh
Người học được trang bị những kỹ năng cần thiết để hội nhập toàn cầu, cơ hội việc làm rộng mở, nhiều học bổng giá trị cao.
Theo Tổ chức Giáo dục New Zealand (Education New Zealand), số lượng visa cấp mới cho du học sinh Việt Nam trong năm 2018 tăng hơn 7% so với năm 2017 (trong đó khối trung học tăng 34%). Tổng số du học sinh Việt Nam tại New Zealand hiện nay lên 2.500 (cao thứ 2 trong khu vực ASEAN). Xứ sở kiwi thu hút nhiều du học sinh bởi những lợi thế sau:
Điểm đến học tập
Hệ thống giáo dục New Zealand đạt được thành tích ấn tượng trong nhiều năm gần đây. Tất cả đại học của quốc gia này đều nằm trong top 3% đại học hàng đầu thế giới; 38 ngành học của của các trường này nằm top 50 các đại học tốt nhất thế giới tính theo ngành học; 94% sinh viên quốc tế hài lòng khi du học tại đây.
New Zealand chú trọng đến kỹ năng và khả năng áp dụng vào thực tế, không giới hạn môi trường học tập trong các lớp học mà mở rộng ra thực tế với chất liệu cuộc sống bên ngoài. Quốc gia này đang xếp trong top 3 toàn cầu về chuẩn bị cho kỹ năng tương lai (theo Chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai của EIU 2019).
Sinh viên được đào tạo bài bản về lý thuyết và cơ hội thực hành tại trường lớp.
Nơi đây còn có môi trường sống lý tưởng, thiên nhiên trong lành, an ninh đảm bảo và nền văn hóa giàu bản sắc. Năm 2018 Liên Hiệp Quốc công bố top 10 quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, trong đó New Zealand xếp hạng 8.
Đây cũng là quốc gia nói tiếng Anh nhưng có chi phí du học, sinh hoạt chỉ nằm ở mức khá, không đắt đỏ như một số nước châu Âu, dù chất lượng đời sống cao.
Không gian học tập và sinh hoạt của sinh viên quốc tế được đầu tư hiện đại nhưng chi phí không quá đắt đỏ.
Chính sách du học hấp dẫn
Chính phủ New Zealand luôn đặt trong tâm việc hỗ trợ học sinh, sinh viên quốc tế thông qua việc luật hóa Quy chế bảo trợ sinh viên quốc tế nhằm đảm bảo cho du học sinh một môi trường học tập tích cực và an toàn nhất. Các cơ sở giáo dục đều phải đảm bảo quy chuẩn khắt khe và cam kết cần thiết nếu muốn nhận học sinh, sinh viên từ nước ngoài. Trường cũng chú trọng trải nghiệm, chăm sóc sức khỏe, tâm lý, tư vấn cho sinh viên quốc tế.
Thùy Linh (du học sinh ngành Quảng cáo khoa Kinh doanh trường Auckland University of Technology) chia sẻ: "Chính phủ New Zealand đầu tư rất nhiều để đảm bảo sinh viên quốc tế có một khoảng thời gian sinh sống và học tập thoải mái nhất".
Cụ thể, chương trình đào tạo cho sinh viên quốc tế phải trải qua các kỳ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng và cam kết dịch vụ hỗ trợ, tư vấn. Nhiều khóa bổ trợ kỹ năng ngôn ngữ song song với chương trình học mà không yêu cầu quá nặng về tiếng Anh để học sinh có thể dần dần làm quen với việc theo học bằng một ngôn ngữ mới.
Chính sách hấp dẫn và sự quan tâm của Chính phủ lẫn nhà trường ở New Zealand giúp du học sinh như Thùy Linh có thể yên tâm học tập.
Để đảm bảo thu hút nhân tài, trao cơ hội cho các sinh viên quốc tế ứng dụng kỹ năng và kiến thức ngay tại New Zealand, Chính phủ công bố chính sách cho phép sinh viên tốt nghiệp bậc cử nhân có cơ hội ở lại làm việc đến 3 năm với Post-Study Work Visa. Mặt khác, với bằng cấp được quốc tế công nhận và được đào tạo để đón đầu tương lai, du học sinh New Zealand có thể phát triển sự nghiệp trên toàn cầu, tự tin ứng tuyển các tập đoàn lớn.
Chính sách học bổng du học New Zealand cũng là các yếu tố thu hút đông đảo sinh viên quốc tế. Trong đó, Học bổng Chính phủ dành cho bậc sau đại học và Học bổng Chính phủ bậc trung học (NZSS) là điểm thu hút nhiều hơn cả.
Hoài Nhơn
Theo VNE
Sinh viên Việt Nam đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ Sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tăng thêm 8,4% trong một năm, đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ, theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ. Các ngành kỹ thuật vẫn được sinh viên quốc tế tại Mỹ chọn - USAID Số liệu rút ra từ báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế...