Nhật Bản đề xuất tổ chức hội nghị Nghiên cứu Phát triển G20 về công nghệ năng lượng sạch
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 15/6, các bộ trưởng năng lượng và môi trường của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhóm họp tại tỉnh Nagano (Nhật Bản).
Đây là lần đầu tiên G20 tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các bộ trưởng hai bộ năng lượng và môi trường.
Toàn cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Kim Anh/Phóng viên TTXVN tai Nagano (Nhật Bản)
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko nói: “Kể từ khi thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc có hiệu lực, động lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trên khắp thế giới đã gia tăng… Giờ đây, việc kết hợp giữa các chính sách năng lượng và môi trường trong các lĩnh vực này là rất cần thiết”.
Ông Seko nhấn mạnh Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ các công nghệ chủ chốt như hydrogen, đặc biệt là công nghệ “tái sử dụng carbon”, đồng thời bày tỏ hy vọng tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên G20 trong lĩnh vực này.
Theo ông Seko, Nhật Bản đưa ra sáng kiến tổ chức hội nghị quốc tế thường niên “Nghiên cứu và Phát triển G20 về các công nghệ năng lượng sạch” (RD20) với sự tham gia của các lãnh đạo của các viện nghiên cứu hàng đầu ở các nền kinh tế thành viên G20 để thúc đẩy sự đổi mới về công nghệ.
Bên cạnh đó, với tư cách nước chủ nhà, tại hội nghị lần này, Nhật Bản dự kiến sẽ đưa ra đề xuất thiết lập một khuôn khổ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm rác thải nhựa ra đại dương.
Video đang HOT
Theo đó, các nước sẽ soạn thảo các kế hoạch hành động tương ứng để giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch này.
Nhật Bản hy vọng rằng khuôn khổ mới sẽ tương tự như thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại Mỹ có thể sẽ không tham gia khuôn khổ mới này nếu các mục tiêu trong khuôn khổ mới mang tính ràng buộc như thỏa thuận Paris.
Bên cạnh đó, Nhật Bản có kế hoạch kêu gọi tăng cường các nỗ lực đánh giá thực trạng thải rác nhựa ra đại dương, đồng thời đề xuất thảo luận về việc hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển giảm rác thải nhựa.
Cùng với các đề xuất về giảm rác thải nhựa, tại hội nghị này, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) dự kiến sẽ công bố lộ trình kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sử dụng CO2 để làm nhiên liệu và sản xuất vật liệu.
Bằng việc thúc đẩy đổi mới công nghệ với sự hợp tác của các ngành và giới nghiên cứu, METI đặt mục tiêu thương mại hóa các loại nhiên liệu thay thế cho xăng và các loại vật liệu thay thế cho bêtông sản xuất từ CO2 vào năm 2030.
Được thành lập vào năm 1999, G20 là một diễn đàn của 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo GDP, PPP) và Liên minh châu Âu (EU). Hiện tại, G20 chiếm 90% tổng sản phẩm thế giới (GWP), 80% thương mại toàn cầu và 2/3 dân số thế giới./.
Theo Đào Tùng-Kim Anh/BNEWS/TTXVN
Mỹ 'một mình một phách', kiên quyết không ủng hộ Hiệp định biến đổi khí hậu
Mỹ là quốc gia duy nhất không ủng hộ cam kết với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng G-20.
Tuyên bố chung G-20 được ký ngày 1/12 ở Buenos Aires, Argentina đã nêu ra một danh sách các đề mục được đại diện các quốc gia phê chuẩn bao gồm tuyên bố về tầm quan trọng thương mại và đầu tư quốc tế như động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới, tạo việc làm và phát triển, đồng thời khẳng định vai trò của hệ thống thương mại đa phương trong nỗ lực thực hiện mục tiêu này.
Tuy nhiên, 20 nước thành viên cũng thừa nhận hệ thống này đang thiếu các mục tiêu cần được cải thiện thông qua cải cách Tổ chức Thương mại thế giới.
Mỹ là thành viên duy nhất không cam kết ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại G-20. (Ảnh: Getty)
Ngoài ra, tuyên bố cũng đề cập tới Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, tái khẳng định quan điểm của G-20 nhằm tiếp tục giải quyết biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, tuyên bố cho biết Mỹ vẫn tiếp tục nhắc lại quyết tâm rút khỏi Hiệp định Paris, nhưng khẳng định cam kết mạnh mẽ với tăng trưởng kinh tế và năng lượng, an ninh thông qua việc sử dụng tất cả các nguồn năng lượng và công nghệ, cũng như bảo vệ môi trường.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015 trong nỗ lực cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đầu tháng 6/2017 đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi thỏa thuận này với lý do hiệp định trên chỉ mang lại cho các nước khác lợi thế trước ngành công nghiệp Mỹ và phá hủy việc làm ở quốc gia này.
19 quốc gia thành viên G20 khác tại Buenos Aires cuối tuần qua nhắc lại rằng "Hiệp định Paris là không thể đảo ngược và cam kết thực hiện đầy đủ".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế", 19 quốc gia khẳng định trong tuyên bố chung.
Tuyên bố chung cũng dẫn lại một báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cảnh báo những tác hại của hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ trầm trọng hơn các dự báo trước kia. Các nước thành viên G-20 ủng hộ hội nghị sắp tới của Liên Hợp Quốc ở Ba Lan nhằm thống nhất cách thức hiện thực hóa những cam kết của Hiệp định Paris.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC News
Lời cảnh báo của người 40 năm nghiên cứu biến đổi khí hậu Sau khi Kỷ Băng Hà gần nhất kết thúc cách đây khoảng 10.000 năm, băng tan, nước biển dâng, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 7 độ C và cùng với đó, hệ sinh thái trên Trái Đất biến đổi hoàn toàn. Khói bốc lên tại rừng ở khu vực Sarna, Thụy Điển trong đợt nắng nóng tại châu Âu năm...