Nhật Bản đề xuất nghỉ sáng thứ 2 đối phó tình trạng chết vì kiệt sức
Chính phủ Nhật Bản đang đưa ra kế hoạch cho phép nghỉ làm vào một buổi sáng thứ 2 trong tháng, nhằm giúp người lao động có thể có nhiều thời gian cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giảm thiểu tỷ lệ chết vì làm việc quá sức.
Nhật Bản đang phải “đau đầu” tìm cách đối phó với vấn nạn “nghiện” công việc của người lao động nước này. (Ảnh minh họa: Japan Times)
Theo Telegraph, chính phủ Nhật Bản đã nảy ra ý tưởng nhằm loại bỏ, hoặc đẩy lùi lại “hiệu ứng thứ 2″ cho người lao động. Đây là thuật ngữ ám chỉ cảm giác buồn và hụt hẫng vào tối chủ nhật khi người lao động vừa trải qua ngày nghỉ và họ sẽ phải chuẩn bị đi làm vào ngày hôm sau.
Chính vì vậy, Bộ Kinh tế Nhật Bản đã đề xuất một kế hoạch mang tên “Thứ 2 tươi sáng”, cho phép người lao động nghỉ sáng thứ 2, nhằm giúp họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống. “Thứ 2 tươi sáng” là một phần trong kế hoạch tổng thể của chính phủ nhằm khuyến khích các công ty cắt giảm thời gian làm ngoài giờ của nhân viên và cho phép họ về sớm hơn để giảm thiểu vấn nạn “karosi”, nghĩa là chết do làm việc kiệt sức.
Theo kế hoạch này, người lao động sẽ có một ngày thứ 2 trong tháng có thể nghỉ sáng và đến văn phòng sau bữa ăn trưa.
Năm ngoái, Nhật Bản đã ban hành chính sách “Thứ 6 thong thả” quy định rõ các công ty sẽ phải cho phép nhân viên về sớm vào ngày thứ 6 cuối cùng của mỗi tháng để họ có nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè.
Khi đó, chương trình này được kỳ vọng là sẽ làm giảm thiểu các căng thẳng liên quan tới công việc, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do người dân sẽ chi tiền nhiều hơn cho các hoạt động giải trí. Ngoài ra, kế hoạch còn hướng tới việc tạo cho các cặp đôi có thời gian gần gũi, thân mật và có thể phần nào cải thiện vấn nạn tỉ lệ sinh tụt giảm “chóng mặt” tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, kế hoạch trên đã gặp trở ngại vì các công ty ở Nhật Bản thường có xu hướng phải hoàn thành các dự án và chỉ tiêu vào cuối tháng.
Thống kê của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cho thấy dù 89% người lao động biết tới “thứ 6 thong thả”, nhưng chỉ 11,2 % trong số đó thực hiện theo chương trình này.
Đức Hoàng
Video đang HOT
Theo Dantri/ Telegraph
Chuyện gì xảy ra nếu Mỹ ném bom hạt nhân TQ trong Chiến tranh Triều Tiên?
Quân đội Mỹ từng có kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân chiến lược để dập tắt sức chiến đấu của Trung Quốc bên bờ sông Áp Lục, khi Chiến tranh Triều Tiên đạt đến mức cao trào năm 1950.
Mỹ từng có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Triều Tiên.
Theo National Interest, vài năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, kho vũ khí hạt nhân chiến lược giúp Mỹ chiếm ưu thế vượt trội so với Liên Xô. Một lượng lớn binh sĩ Liên Xô có thể tràn sang phương Tây bất cứ lúc nào nhưng kho vũ khí hạt nhân Mỹ được cho là nguyên nhân khiến "Liên Xô án binh bất động".
Liên Xô cũng không trực tiếp can thiệp vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, trong đó quân đội Mỹ và Hàn Quốc giao chiến trực tiếp với quân đội Triều Tiên và Trung Quốc.
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào tháng 6.1950 với việc Triều Tiên tổ chức tấn công quy mô lớn, vượt qua vĩ tuyến 38 chia cắt hai miền. Lực lượng Hàn Quốc với các trang thiết bị hạn chế bị đẩy lùi đến phòng tuyến Pusan và đó là lúc người Mỹ trực tiếp can thiệp.
Với sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Liên Hợp Quốc đánh mạnh sang lãnh thổ Triều Tiên. Bước tiến của quân Đồng minh chấm dứt khi hơn một triệu quân Trung Quốc tràn qua bờ sông Áp Lục.
Đến cuối tháng 10.1950, quân đội Trung Quốc đẩy lùi Mỹ và đồng minh trở về vĩ tuyến 38. Đó là lúc mà Đại tướng MacArthur kêu gọi tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Trung Quốc để cắt đường tiếp viện từ phía bắc.
Kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân
Đại tướng MacArthur lại một trong những vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ.
Nhiều chiến lược gia ở Mỹ cũng ủng hộ kế hoạch sử dụng bom hạt nhân. Bởi ở thời điểm đó, vũ khí hạt nhân Mỹ hoàn toàn vượt trội Liên Xô, cả về sức công phá và năng lực ném bom.
Nhưng ở thời điểm năm 1950, Mỹ hoàn tất việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật để phục vụ các cuộc chiến tranh thông thường. Đó là lúc người Mỹ đứng trước lựa chọn sử dụng bom hạt nhân với mục đích "chiến lược" hoặc "chiến thuật".
Đợt tấn công hạt nhân chiến lược sẽ nhằm vào các cơ sở sản xuất công nghiệp, các mục tiêu chính trị ở Trung Quốc. Đợt tấn công nhằm làm sụp đổ quân đội Trung Quốc hoặc ít nhất buộc Bắc Kinh phải rút quân khỏi Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Trung quốc Mao Trạch Đông khi đó dường như đã lường trước điều này, nên đã huy động một lượng lớn quân tình nguyện sang Triều Tiên, thể hiện ý chí quyết liệt của Bắc Kinh. Để vô hiệu hóa năng lực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, Mỹ cũng cần phải sử dụng nhiều đầu đạn hạt nhân.
Nội bộ chính trị gia Mỹ khi đó cũng chia rẽ về vấn đề này. Trong mắt các chính trị gia Mỹ, Trung Quốc chỉ là quân bài để Liên Xô làm suy yếu phương Tây và phá vòng vây cô lập.
Phí phạm vũ khí hạt nhân vào các mục tiêu Trung Quốc chỉ khiến Liên Xô trỗi dậy mạnh mẽ. Theo chuyên gia Robert Farley, đơn vị Không quân Chiến lược Mỹ sẽ phải dùng hầu hết kho vũ khí hạt nhân để tấn công Trung Quốc, mà không còn nhiều lựa chọn giải quyết vấn đề Liên Xô sau đó.
Binh sĩ Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên.
Nhưng chuyện gì xảy ra nếu Mỹ dùng vũ khí hạt nhân ở mức độ chiến thuật? Thứ nhất, Mỹ khi đó chưa hoàn toàn sẵn sàng để sử dụng các đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ. Quân đội Mỹ cũng chưa nắm rõ mức độ hiệu quả trên chiến trường nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ở mức độ chiến thuật.
Người Mỹ khi đó chiếm ưu thế trên bầu trời nên cảm thấy chưa cần thiết phải tấn công các trại lính, cơ sở hậu cần của Triều Tiên và Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ.
Sử dụng vũ khí hạt nhân cũng là điều mà Hàn Quốc không mong muốn, bởi những vùng đất nhiễm phóng xạ có thể trở thành mối đe dọa với con người trong hàng trăm năm.
Không muốn leo thang chiến tranh
Các chuyên gia ngày nay cho rằng, mặc dù Mỹ cam kết chiến đấu bảo vệ đồng minh Hàn Quốc, nhưng ở một chừng mực nào đó, Hoa Kỳ vẫn muốn kiềm chế, không muốn làm leo thang chiến tranh.
Trung Quốc đã đổ vào Chiến tranh Triều Tiên hơn một triệu quân tình nguyện.
Giới chức Mỹ lo ngại rằng nếu để chiến tranh leo thang, tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Quân đội Trung Quốc khi đó có lực lượng dự bị rất đông đảo và sẵn sàng tung vào chiến trường Triều Tiên nếu Mỹ dồn toàn lực vào chiến tranh.
Liên Xô đứng sau cũng đóng vai trò quan trọng bởi khả năng hỗ trợ khí tài quân sự từ trên bộ, không quân và hải quân. Nếu Mỹ quyết định tất tay, Hồng quân Liên Xô có đủ sức mạnh để quét sạch quân Mỹ khởi Đông Á, thậm chí các binh sĩ Mỹ ở Triều Tiên cũng không có cơ hội rút lui, theo chuyên gia quân sự Robert Farley.
Có thể nói, leo thang chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là kịch bản xấu nhất đối với tất cả các nước. Chiến tranh hạt nhân đẩy Mỹ vào thế khó, có thể khiến liên minh Trung Quốc-Liên Xô trở nên mạnh mẽ hơn.
Vùng đất và người dân trên bán đảo Triều Tiên cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi vũ khí hạt nhân. Và quan trọng nhất, thế giới sẽ bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân hủy diệt, vốn được coi là khác biệt so với các vũ khí thông thường. Đó là điều de dọa đối với cả nhân loại.
Theo Danviet
Bộ trưởng Tài chính Pháp tuyên bố sốc sau đề nghị của Mỹ "Chúng tôi từ chối đàm phán khi súng đang chĩa thẳng vào đầu mình"- Bộ trưởng Tài chính Pháp tuyên bố, sau khi phía Mỹ mở lời về đề xuất đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với châu Âu. Mỹ tìm cách tranh thủ châu Âu và Nhật Bản với các thỏa thuận thương mại tự do hôm 21-7 để đạt...