Nhật Bản đã đủ sức đấu “tay bo” với Trung Quốc?
Nhật Bản có đủ khả năng trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh và tương lai không xa, nước này hoàn toàn có thể đấu “tay bo” với Trung Quốc.
Tân Hoa xã ngày 8/9 dẫn tin từ Tập đoàn truyền thông News Corp cho biết, Chính phủ Úc sẽ mua 10 tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản sản xuất, trị giá hơn 20 tỷ AUD (18,72 tỷ USD), để thay thế các tàu ngầm lớp Collins do nước này sản xuất khi hạm đội tàu ngày ngừng hoạt động vào năm 2030.
Quyết định cuối cùng sẽ được công bố trong Sách Trắng Quốc phòng phát hành vào giữa năm 2015, tuy nhiên Chính phủ Australia có thể công bố thỏa thuận mua tàu này vào cuối năm nay.
Tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản sản xuất.
Trước đó, vào tháng 7/2014, trong chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Úc, hai nước Nhật – Úc ký kết thỏa thuận, Nhật Bản sẽ xuất khẩu công nghệ tàu ngầm lớp Soryu cho Australia.
Việc Nhật Bản xuất khẩu một hạm đội tàu ngầm sẽ đánh dấu lần đầu tiên ít nhất kể từ sau Thế chiến Thứ II Nhật Bản bán một loại vũ khí hoàn chỉnh ra nước ngoài.
Tháng 4/2014, Nhật Bản đã nới lỏng “Ba nguyên tăc xuất khẩu vũ khí”. Ngoài thỏa thuận ký kết với Úc, tháng 7/2014, Hội đồng bảm đảm an ninh quốc gia Nhật Bản phê chuẩn xuất khẩu linh kiện tên lửa cho doanh nghiệp Mỹ và cùng Anh nghiên cứu công nghệ tên lửa của may bay chiên đâu. Nhật Bản cũng thúc đẩy xuất khẩu thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ.
Tiếp đó, đến tháng 8/2014, truyền thông Nhật Bản đưa tin, Tokyo sẽ tổ chức hội thảo có sự tham dự của các quan chức ngoại giao và quốc phòng các nước ASEAN thảo luận vấn đề Nhật Bản xuất khẩu trang bị phòng vệ cho các nước thành viên ASEAN.
Theo Kyodo, Chính phủ Nhật Bản tin rằng, nếu các nước ASEAN tăng cường khả năng phòng phủ đối phó với một Trung Quốc “ngày càng tự tin trên biển”, thì môi trường an ninh của Nhật Bản cũng sẽ được cải thiện.
Với loạt hợp đồng đã ký và nhiều tiềm năng, Nhật Bản đang trên đà trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí trên thế giới và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia này. “Sách trắng Quốc phòng 2014″ được Nhật Bản công bố vào tháng 8 vừa qua đã thông báo tình hình lực lượng, trang bị, đồng thời cũng liệt kê các vũ khí mua sắm trong năm 2014 cho thấy quân đội Nhật Bản đã được tăng cường sức mạnh đáng kể.
Theo các chuyên gia quân sự, tuy số lượng vũ khí, trang bị của Nhật ít hơn Trung Quốc nhưng chất lượng hơn hẳn, hoàn toàn có khả năng đánh bại lực lượng tác chiến không-hải nhất thể của Trung Quốc trong một cuộc chiến trên biển.
Không dừng lại đó, động thái nội các Nhật Bản cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc hỗ trợ các quốc gia có quan hệ gần gũi bị tấn công khiến Trung Quốc phải đề phòng.
Video đang HOT
Trong loạt động thái nhằm đối phó với Trung Quốc, nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Tokyo ngày càng tăng cường hợp tác chặt chẽ với Mỹ, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN trong các vấn đề an ninh để hình thành đối trọng với Trung Quốc. Thậm chí, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Nhật Bản đang manh nha xây dựng một liên minh tương tự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Á.
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, ông Abe từng khẳng định Nhật sẵn sàng “hỗ trợ tối đa” các nước thành viên ASEAN, đặc biệt trong việc duy trì “an ninh ở các vùng biển và vùng trời”. Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, ông Abe rõ ràng ám chỉ đến các hành động leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nâng cao tiềm lực quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế, Nhật Bản đã có đầy đủ khả năng để trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh và thời điểm nước này có thể đấu “tay bo” với Trung Quốc không còn quá xa.
Theo Đất Việt
Nhật Bản ra sách trắng, triển khai tên lửa, viện trợ ASEAN kiềm chế Trung Quốc
Nhật Bản cam kết cung cấp tàu tuần tra, hệ thống thông tin và trang bị khác, huấn luyện nhân viên cho ASEAN để tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển cho ASEAN.
Ngày 5 tháng 8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố "Sách trắng phòng vệ" bản năm 2014, được báo Trung Quốc cho là công cụ mở đường để Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc.
Lễ duyệt binh thường niên ngày 27 tháng 10 năm 2013 của Nhật Bản (nguồn Tân Hoa xã)
Theo bài báo, sách trắng tập trung nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tạo lý do cho chính sách "cánh hữu" của ông Shinzo Abe.
Sách trắng nhấn mạnh đến môi trường an ninh xung quanh xấu đi nghiêm trọng của Nhật Bản, tồn tại nhiều nhân tố gây bất ổn, không xác định, nhất là các nước xung quanh (Trung Quốc) tăng cường hiện đại hóa sức mạnh quân sự, hoạt động quân sự ngày càng gia tăng và hung hăng.
Đáng chú ý, sách trắng năm nay của Nhật Bản có tới 21 trang nói về Trung Quốc, trong khi nói về Mỹ chỉ có 8 trang, nói về CHDCND Triều Tiên 17 trang.
Sách trắng thể hiện môi lo ngại, nghi ngờ về chính sách quốc phòng của Trung Quốc như tăng cường chi tiêu quân sự, phát triển hải, không quân, lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, phương thức xử lý vấn đề Đài Loan, những hoạt động quân sự hung hăng của Trung Quốc...
Sách trắng cũng tập trung phản ánh nội dung nghị quyết dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể được Chính phủ Nhật Bản thông qua gần đây. Động thái này của Nhật Bản được Mỹ hoan nghênh như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào tháng 4 năm 2014 khi ông thăm Nhật Bản.
Từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thúc đẩy thực hiện rất nhiều chính sách an ninh-phòng vệ mới, tập trung đối phó với các hành động hung hăng, hăm dọa của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo bài báo, sách trắng phòng vệ 2014 của Nhật Bản phục vụ cho tiếp tục quân sự hóa Nhật Bản, lấy quan điểm mang tính tấn công để xây dựng lực lượng quân sự Nhật Bản. Báo Trung Quốc nói ra nói vào, rằng, Nhật Bản đã có ô an ninh Mỹ thì cấp bách tăng cường quân bị để làm gì? Bài báo tỏ ra lo ngại thực sự đối với việc Nhật Bản thúc đẩy thực hiện "chủ nghĩa hòa bình tích cực".
Triển khai tên lửa ở Kagoshima
Tờ "Chinatimes" Đài Loan ngày 13 tháng 8 đưa tin, Nhật Bản có kế hoạch triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm ở đảo Amami Great, tỉnh Kagoshima, cực nam Kyushu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng thông qua triển khai này, tăng cường khả năng phòng vệ các đảo tây nam của Nhật Bản, kiềm chế Trung Quốc, quốc gia có các hoạt động ngày càng hung hăng trên biển.
Bài báo dẫn hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda ngày 12 tháng 8 đến đảo Amami Great, tỉnh Kagoshima, lần lượt tiến hành hội đàm với chủ tịch thành phố Amami Asayama Tsuyoshi và quan chức Setouchi, chính thức yêu cầu triển khai đơn vị cảnh giới Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 550 người ở 2 khu vực này, đồng thời hy vọng triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm, hai yêu cầu này cơ bản đã được đồng ý.
Tên lửa đất đối hạm Type 88 Nhật Bản
Trong "Đại cương phòng vệ" và "Kế hoạch chỉnh đốn Lực lượng Phòng vệ trung hạn" năm tài khóa 2018 được Chính phủ Nhật Bản thông qua vào cuối năm 2013 đều ghi rõ sẽ triển khai lực lượng ở các đảo tây nam. Ngoài ra còn đang nghiên cứu vấn đề triển khai lực lượng ở đảo Miyako, đảo Ishigaki, tỉnh Okinawa.
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 350 người và tên lửa đất đối không tầm trung ở thành phố Amami. Setouchi sẽ triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 200 binh sĩ và tên lửa đất đối hạm.
Nhật Bản viện trợ cho ASEAN kiềm chế Trung Quốc
Hãng Kyodo ngày 9 tháng 8 đưa tin, trong thời điểm tham vọng Biển Đông của Trung Quốc ngày càng tăng, Nhật Bản ngày 9 tháng 8 cho biết có kế hoạch tăng cường hợp tác với ASEAN, nâng cao khả năng bảo vệ bờ biển cho ASEAN.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khi hội kiến với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Naypyidaw, Myanmar vừa qua đã cam kết cung cấp tàu tuần tra, hệ thống thông tin và trang bị khác cho ASEAN, tăng cường hợp tác an ninh trên biển với ASEAN. Nhật Bản sẽ có nhiều biện pháp hơn hỗ trợ huấn luyện nhân viên bảo vệ bờ biển.
Tên lửa đất đối hạm Type 12 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Ngày 1 tháng 8, Tokyo đồng ý cung cấp 6 tàu cho Việt Nam, có thể dùng làm tàu tuần tra, có lợi cho Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển ở Biển Đông.
Trong cuộc hội đàm ngày 9 tháng 8, ông Fumio Kishida đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng phải dựa vào luật pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, điều này rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, quốc gia đang phô trương vũ lực, thúc đẩy yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo quan chức Nhật Bản, một số thành viên ASEAN cho biết, họ hoan nghênh Nhật Bản đóng "vai trò mang tính xây dựng" trong lĩnh vực an ninh.
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 10 tháng 8 cho rằng, ngày 9 tháng 8, ASEAN đều tổ chức hội nghị Ngoại trưởng với Nhật Bản và Trung Quốc, Trung-Nhật triển khai cuộc chiến tấn công-phòng thủ xoay quanh viện trợ kinh tế và hợp tác kinh tế.
Trung Quốc đề xuất ý tưởng xây dựng "Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á" (AIIB) cho vay xây dựng hạ tầng như đường ô tô, tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN, trong khi đó, Nhật Bản đã tăng cường cảnh giác đối với vấn đề này.
Nhật Bản kiên quyết bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku, không thừa nhân có trách chấp chủ quyền hòn đảo này. Trong khi đó, Trung Quốc tìm mọi cách để Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp, hy vọng đoạt lấy nó trong tương lai khi có điều kiện.
Được biết, Trung Quốc xây dựng AIIB do Trung Quốc kiểm soát là để đối phó với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Nhật-Mỹ góp vốn lớn nhất, có kế hoạch thành lập vào mùa thu năm 2014. Ý đồ của Trung Quốc là thông qua cung cấp khoản vay cho Đông Nam Á để xây dựng khuôn khổ "trật tự Trung Quốc".
TheoVương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc: "10 nước ASEAN đã bày tỏ sẵn sàng gia nhập AIIB với tư cách nước thành viên sáng lập", nhất là Thái Lan và Campuchia. Trong khi đó, Nhật Bản phản đối thành lập AIIB.
Được biết, điều kiện cho vay của AIIB sẽ thoải mái hơn, không chặt chẽ như ADB, do đó nếu AIIB được thành lập sẽ là một thách thức đối với ADB.
Theo Giáo Dục
Australia nhập khẩu tàu ngầm Nhật Bản tăng cường kiểm soát Ấn Độ Dương Nhật Bản sẽ chuyển nhượng công nghệ và xây dựng hạm đội tàu ngầm hoàn chỉnh cho Australia nếu như hai bên ký kết thỏa thuận xây dựng quan hệ đồng minh quân sự. Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo Tờ "Liên hợp buổi sáng" Singapore ngày 2 tháng 9 đưa tin, Australia có thể mua sắm...