Nhật Bản cân nhắc hỗ trợ toàn bộ chi phí để khuyến khích phụ nữ sinh con
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét chi trả toàn bộ chi phí sinh con theo hệ thống bảo hiểm y tế công cộng từ tài khóa 2026.
Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ nước này nhằm đối phó với tình trạng giảm tỷ lệ sinh.
Niềm vui của một cặp vợ chồng vừa sinh con tại bệnh viện ở Kawagoe, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hệ thống bảo hiểm y tế ở Nhật Bản hiện nay, về cơ bản, người dân chỉ phải thanh toán 10-30% chi phí điều trị y tế. Tuy nhiên, phụ nữ phải chi trả toàn bộ chi phí sinh thường vì trường hợp sinh con không được coi là điều trị y tế, do đó không thuộc phạm vi bảo hiểm.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc tạo ra khuôn khổ mới trong hệ thống bảo hiểm nhằm trang trải toàn bộ chi phí sinh con cho người dân.
Hiện nay, vì các cơ sở y tế có thể tự định giá cho các ca sinh nở bình thường nên chi phí sinh con ở nước này có sự khác biệt lớn giữa các địa phương. Tính đến tháng 5/2023, các ca sinh nở bình thường tại Nhật Bản trung bình tốn khoảng 503.000 yen (3.200 USD). Dữ liệu của chính phủ trong năm tài chính 2022 cho thấy chi phí sinh con ở Tokyo là cao nhất, trung bình 605.000 yen và thấp nhất ở tỉnh Kumamoto ở phía Tây Nam – ở mức 361.000 yen.
Chính phủ Nhật Bản hiện cung cấp khoản thanh toán một lần trị giá 500.000 yen cho mỗi lần sinh con, tăng từ mức 420.000 yen từ tháng 4/2023 do chi phí sinh nở ngày càng tăng trong bối cảnh lạm phát. Nếu sinh thường được bảo hiểm, trợ cấp sinh con một lần hiện tại có thể sẽ chấm dứt.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và Cơ quan Trẻ em và Gia đình dự kiến sẽ thành lập một hội đồng chuyên gia vào tháng tới để nghiên cứu các vấn đề, bao gồm xác định phạm vi sinh thường được bảo hiểm chi trả. Người dân có thể sẽ phải tự bỏ tiền túi nếu bảo hiểm sinh thường không bao gồm chuyển dạ không đau và các dịch vụ bổ sung như ở phòng riêng. Hội đồng này dự kiến sẽ có sự tham gia của các chuyên gia từ các tổ chức y tế và những người có thể đại diện cho các bà mẹ đang mang thai và nuôi dạy trẻ.
Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản thấp kỷ lục
Số trẻ được sinh ra ở Nhật Bản vào năm 2023 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với năm 2022, cho thấy dân số nước này đang tiếp tục già đi nhanh chóng.
Chăm sóc em bé sơ sinh tại Toda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo dữ liệu sơ bộ do Bộ Y tế, lao động và phúc lợi, số trẻ sơ sinh năm 2023 đã giảm 5,1% xuống còn 758.631 trẻ, thấp hơn kỷ lục trước đó là 800.000 em trong năm 2022. Dân số, bao gồm cả cư dân nước ngoài, đã giảm 831.872 người, vì tỷ lệ tử vong cao hơn tỷ lệ sinh. Sự sụt giảm này diễn ra sớm hơn nhiều so với dự báo của Viện Nghiên cứu an sinh xã hội và dân số quốc gia của Chính phủ Nhật Bản, theo đó ước tính tỷ lệ sinh sẽ giảm xuống dưới 760.000 người vào năm 2035.
Dữ liệu của bộ trên cũng cho thấy số người qua đời trong năm 2023 ghi nhận mức cao kỷ lục 1.590.503 người, trong khi số lượng kết hôn giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II, với 489.281 cặp. Trong khi đó, số vụ ly hôn là 187.798 vụ, tăng 4.695 vụ. Tỷ lệ sinh giảm mạnh được cho là do kết hôn muộn và số người sống độc thân tăng.
Chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida cho rằng giai đoạn từ nay đến năm 2030 là "cơ hội cuối cùng" để đảo ngược xu hướng này. Theo nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu NLI, ông Kanako Amano, để tăng tỷ lệ kết hôn, chính phủ phải tiến hành cải cách lao động, như tăng lương ở khu vực nông thôn và xóa bỏ khoảng cách giới.
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch trình Quốc hội các đề xuất luật liên quan, trong đó có dự luật tăng trợ cấp cho trẻ em, nhằm đảo ngược tình trạng giảm tỷ lệ sinh.
Bộ trên dự kiến công bố dữ liệu dân số chính thức vào tháng 6 tới, không bao gồm cư dân nước ngoài.
Chi phí nuôi dạy trẻ em ở Trung Quốc đắt đỏ nhất thế giới Trung Quốc là một trong những quốc gia có chi phí nuôi dạy một đứa trẻ đắt đỏ nhất thế giới so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN Thông tin trên do Viện Nghiên cứu Dân số YuWa, một tổ chức tư vấn nổi tiếng có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đưa...