Nhật Bản cân nhắc bãi bỏ lệnh cấm phụ nữ tái hôn trong vòng 100 ngày
Một hội đồng chính phủ Nhật Bản hôm 15/2 đã đề xuất bãi bỏ lệnh cấm tái hôn trong vòng 100 ngày đối với phụ nữ sau khi ly hôn.
Bộ trưởng Yoshihisa Furukawa phát biểu tại Hội đồng Lập pháp của Bộ Tư pháp. Ảnh: Kyodo
Theo luật pháp hiện hành, phụ nữ phải chờ đợi 100 ngày để tái hôn sau khi ly hôn. Các nhà chỉ trích cho rằng đây là một quy định cổ hủ và phân biệt đối xử về vấn đề tái hôn.
Theo khuyến nghị của Hội đồng lập pháp của Bộ Tư pháp lên Bộ trưởng Tư pháp Yoshihisa Furukawa, chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu thông qua những thay đổi mang tính bước ngoặt được đề xuất đối với Bộ luật Dân sự năm 1898 trong năm tài chính 2022, kết thúc vào tháng 3 năm sau.
Ngoài ra, về vấn đề công nhận quan hệ cha con hợp pháp, Bộ luật Dân sự quy định rằng đứa trẻ sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi ly hôn sẽ được coi là con của người chồng cũ, trong khi đứa trẻ sinh ra trong vòng 200 ngày sau khi tái hôn sẽ được coi là con của người chồng hiện tại.
Video đang HOT
Điều khoản này được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ bằng cách nhanh chóng xác định người cha hợp pháp của đứa trẻ.
Mặc dù điều khoản về quan hệ cha con hợp pháp đề cập đến “trong vòng 300 ngày kể từ ngày ly hôn” sẽ vẫn giữ nguyên, nhưng sẽ miễn trừ trường hợp mà một phụ nữ tái hôn vào thời điểm sinh con. Trong những trường hợp như vậy, đứa trẻ sẽ được công nhận là con của người chồng hiện tại.
Theo quy định hiện hành, các yêu cầu về quyền làm cha hợp pháp của người chồng cũ và người chồng hiện tại sẽ chồng chéo lên nhau nếu người phụ nữ tái hôn ngay sau khi ly hôn và sinh con từ 201 ngày đến 300 ngày sau khi ly hôn.
Sau khi những thay đổi trên được thực hiện, lệnh cấm tái hôn trong vòng 100 ngày đối với phụ nữ cũng sẽ được bãi bỏ.
Quy định hiện hành về quan hệ cha con hợp pháp được nghiên cứu lại chủ yếu để ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều trẻ em không có hộ khẩu, khiến chúng gặp bất lợi khi hưởng các dịch vụ y tế.
Trong số 825 cá nhân không có hộ khẩu tính đến tháng 1 năm nay, khoảng 70% là các trường hợp người mẹ không báo cáo về việc sinh nở liên quan đến quy tắc quan hệ cha con pháp lý hiện hành.
Nhiều phụ nữ đã chọn không báo cáo về việc sinh con của họ với người bạn đời hiện tại để tránh việc người chồng cũ được thừa nhận là cha hợp pháp của đứa trẻ.
Một số người mẹ trong số đó là nạn nhân bạo lực gia đình hoặc vẫn đang tiến hành thủ tục ly hôn nhưng đã có con với người bạn đời mới.
Các đề xuất sửa đổi đối với Bộ luật Dân sự cũng gồm việc trao cho người mẹ và đứa trẻ quyền lợi được đề nghị tòa án phân xử để từ chối quyền cha con hợp pháp đối với người chồng xử. Hiện tại, chỉ có người chồng được phép làm điều đó.
Nhật Bản "phá lệ", đề cập đến an ninh Đài Loan trong Sách trắng Quốc phòng
Lần đầu tiên Nhật Bản trực tiếp đề cập đến vấn đề an ninh của Đài Loan trong sách trắng quốc phòng thường niên vừa công bố hôm nay 13/7.
Một chiếc máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc (Ảnh: CNA).
"Việc ổn định tình hình xung quanh Đài Loan có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản và sự ổn định của cộng đồng quốc tế. Do vậy, chúng ta cần quan tâm chặt chẽ đến tình hình Đài Loan hơn bao giờ hết", Bộ Quốc phòng Nhật Bản nêu rõ trong Sách trắng Quốc phòng.
Năm ngoái, Sách trắng của Nhật Bản chỉ đề cập đến cán cân quân sự giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đang nghiêng về phía đại lục và khoảng cách chênh lệch này có xu hướng mở rộng qua các năm.
Báo cáo công bố hôm nay cũng nhấn mạnh: "Cần chú ý đến những xu hướng như việc tăng cường lực lượng của Trung Quốc đại lục và Đài Loan, các thương vụ vũ khí của Mỹ cho Đài Loan và hoạt động phát triển vũ khí của Đài Loan".
Báo cáo chỉ ra việc Trung Quốc có xu hướng gia tăng các hoạt động quân sự quanh đảo Đài Loan, bao gồm việc điều động các máy bay chiến đấu vào vùng nhận diện phòng không của hòn đảo. Báo cáo cũng bày tỏ quan ngại về các mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, sự thiếu minh bạch trong các chính sách quân sự, quốc phòng của Bắc Kinh. Từ đó, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc hợp tác hơn nữa với khu vực và cộng đồng quốc tế để xoa dịu căng thẳng.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng thống nhất bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực. Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục đưa máy bay quân sự áp sát không phận Đài Loan, thậm chí với quy mô chưa từng thấy trước đó. Giới quan sát cho rằng, việc Bắc Kinh liên tiếp đưa máy bay áp sát không phận đảo Đài Loan chủ yếu để "nắn gân" hòn đảo về tham vọng giành độc lập.
Tình hình Biển Đông vẫn xấu đi Nhân dịp đánh dấu 5 năm kể từ khi Tòa trọng tài quốc tế ngày 12.7.2016 đưa ra phán quyết bác bỏ bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đối với Biển Đông, Thanh Niên đã phỏng vấn một số chuyên gia quốc tế để đánh giá về tình hình vùng biển này thời gian qua. Tàu 739 của lực lượng chấp...