Nhật Bản bước vào làn sóng thứ 7 của dịch COVID-19
Nhật Bản đang phải đối mặt với làn sóng thứ 7 của dịch COVID-19, song nước này chưa cần thiết thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Người đứng đầu Nhóm chuyên gia, cố vấn về phòng chống COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản Shigeru Omi đã đưa ra tuyên bố trên ngày 11/7 sau cuộc gặp và làm việc với Thủ tướng Fumio Kishida tại văn phòng thủ tướng.
Quan chức y tế Nhật Bản cho biết trong ngày 11/7, nước này ghi nhận 37.143 ca mắc mới, tăng 120% so với 7 ngày trước đó. Tokyo và Osaka là 2 tỉnh có số ca mắc mới tăng hơn 2 lần, lần lượt là 6.231 ca và 2.515 ca. Biến thể phụ BA.5 của Omicron có khả năng lây nhiễm nhanh được cho là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát trở lại ở Nhật Bản.
Trước diễn biến dịch bệnh trên, chính quyền tỉnh Osaka đã nâng mức cảnh báo lên 1 bậc từ “xanh” lên “vàng”, đồng thời yêu cầu các viện dưỡng lão ở tỉnh đông dân này hạn chế khách đến thăm, bắt đầu từ ngày 12/7.
Video đang HOT
Theo thống kê của worldometers.info, từ đầu dịch đến nay, Nhật Bản có gần 9,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có khoảng 31.400 ca tử vong.
Anh - Nhật tập trận tác chiến tàu ngầm, ngầm gửi thông điệp tới Trung Quốc
Anh và Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức một cuộc tập trận tác chiến tàu ngầm chung, động thái mà giới quan sát cho rằng nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc.
Tàu HMS Artful của Anh được cho đã tham gia tập trận chung với Nhật Bản tháng trước (Ảnh: DPA).
Theo SCMP , cuộc tập trận tác chiến tàu ngầm chung đầu tiên giữa Anh và Nhật Bản diễn ra hồi tháng trước trên vùng biển của Nhật Bản.
Hiện chưa có bên nào tiết lộ chính xác về loại tàu ngầm nào đã tham gia diễn tập, nhưng hồi tháng 8, truyền thông Hàn Quốc cho biết, tàu ngầm năng lượng hạt nhân HMS Artful của Anh đã xuất hiện ở một quân cảng tại Busan để lấy đồ tiếp tế. Vì vậy, tàu ngầm này được cho đã tham gia vào cuộc tập trận với Nhật Bản vào tháng 9.
Trong khi đó, Nhật Bản được cho đã cử tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel-điện lớp Soryu tham gia vào cuộc tập trận. Theo SCMP , đây được xem là một trong những loại tàu ngầm có khả năng tàng hình tốt nhất thế giới.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, mục tiêu của cuộc tập trận là "nâng cao khả năng chiến thuật" của lực lượng phòng vệ trên biển, "củng cố hợp tác" với hải quân Anh và hướng tới mục tiêu "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở".
Các thông tin chi tiết khác không được tiết lộ, nhưng theo các nhà phân tích quân sự, các cuộc tập trận như vậy thường có sự tham gia của các tàu nổi. Kịch bản tập trận có thể là chiến hạm này kết hợp với một tàu ngầm để bảo vệ một mục tiêu trong khi một tàu ngầm khác làm nhiệm vụ tấn công hoặc các tàu ngầm cùng phối hợp tuần tra, theo dõi và thực hiện các vụ tấn công giả lập vào mục tiêu.
Nhật Bản được cho cử tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel-điện lớp Soryu tham gia tập trận (Ảnh: Reuters).
Garren Mulloy, giáo sư tại đại học Daito Bunka ở Nhật Bản, nhận định rằng Tokyo có kinh nghiệm dày dạn trong hoạt động tác chiến chống ngầm. "Tuy nhiên, mối quan tâm trước mắt của Nhật Bản lúc này có thể là mối đe dọa ngày càng gia tăng từ năng lực tàu ngầm của Trung Quốc", ông nhận định.
Tháng trước, Nhật Bản cho biết nước này đã phát hiện ra một tàu khu trục Trung Quốc và một khí tài nghi là tàu ngầm của Bắc Kinh ở gần vùng lãnh hải Nhật Bản tại Amami Oshima.
Nhật Bản đã thực hiện các cuộc tập trận chống ngầm tại khu vực trong những năm gần đây và hợp tác chặt chẽ với hải quân Mỹ. Cuộc tập trận với Anh tháng trước diễn ra sau khi 2 nước diễn tập hải quân chung hồi tháng 8 ở Okinawa. Các động thái này được xem là gửi thông điệp tới Trung Quốc.
Theo ông Mulloy, các tàu ngầm Trung Quốc hiện chưa thể so sánh về mặt năng lực với tàu Anh, Mỹ, Nhật Bản vì chúng vẫn đang dựa trên các thiết kế từ thời Liên Xô cũ. Tàu của Bắc Kinh được cho là thiếu khả năng tàng hình và dễ bị phát hiện. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản dường như lo ngại rằng năng lực tàu ngầm của Trung Quốc có thể được củng cố và cải tiến trong thời gian tới.
Trong một diễn biến khác, cuối tuần qua, quân đội Mỹ đã lần tiên hạ cánh tiêm kích F-35B lên chiến hạm lớn nhất kho vũ khí Nhật Bản, JS Izumo. Cuộc tập trận cho thấy, tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản có năng lực chở các máy bay chiến đấu dạng cất và hạ cánh thẳng đứng.
Chiến hạm 6 nước diễn tập rầm rộ ở Thái Bình Dương 17 chiến hạm của 6 nước, bao gồm hai tàu sân bay Mỹ và một của Anh, tham gia diễn tập chung trên Biển Philippines cuối tuần trước. Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF) ngày 4/10 cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson hội quân với tàu sân bay HMS Queen...