Nhật Bản, Bolivia tăng cường quan hệ kinh tế
Ngày 13/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc tiếp đón Phó Tổng thống Bolivia Alvaro Garcia Linera tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
Trong buổi làm việc tại Văn phòng Thủ tướng, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư.
Theo thỏa thuận này, Bolivia sẽ tạo nhiều điều kiện ưu đãi và thuận lợi hơn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này, đồng thời hai bên cũng thống nhất sẽ hợp tác lẫn nhau trong những hoạt động chung nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) đã có cuộc tiếp đón Phó Tổng thống Bolivia Alvaro Garcia Linera tại Tokyo (ảnh: EFE)
Theo các chuyên gia, Nhật Bản đang nỗ lực tìm cách sớm tiếp cận và mở rộng khai thác vào thị trường châu Mỹ Latinh – một thị trường được đánh giá là có những tiềm năng “không giới hạn” đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Video đang HOT
Trước đó (tháng 7/2014), Thủ tướng Shinzo Abe đã có chuyến thăm tới năm nước châu Mỹ Latinh khác là Cộng Trinidad- Tobago, Colombia, Chile và Brazil nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, hợp tác trong các lĩnh vực tài nguyên, phát triển năng lượng và cơ sở hạ tầng./.
Ngọc Huân
Theo_VOV
Nga đang ôm tham vọng làm chủ trung tâm trục Á - Âu
Mục tiêu về một đế chế năng lượng mà Vladimir Putin đặt ra trong những năm 2000 giờ đây có vẻ như đã trở nên lỗi thời, cơ hội của Nga giờ đây còn lớn hơn rất nhiều khi mà xứ sở bạch dương đang dần được định hình là chiếc cầu nối hai khu vực kinh tế hùng mạnh Á Âu. Nước Nga đang ôm tham vọng làm chủ trung tâm trục Á - Âu.
Một trong những phẩm chất hàng đầu của một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng mang tính quyết định nhất đến sự hưng thịnh của một quốc gia là ở tầm nhìn của nhà lãnh đạo đó. Tầm nhìn càng xa, thì quốc gia đó càng có nhiều khả năng nắm bắt những sự thay đổi tình hình theo cách có lợi nhất cho mình. Điển hình là sự phát triển vượt bậc của Singapore với tầm nhìn xa trông rộng của cố thủ tướng Lý Quang Diệu.
Tầm nhìn xa rộng của nhà lãnh đạo sẽ quyết định con đường mà quốc gia đó sẽ đi theo. Nước Nga cũng vậy, mục tiêu về một đế chế năng lượng mà Vladimir Putin đặt ra trong những năm 2000 giờ đây có vẻ như đã trở nên lỗi thời, cơ hội của Nga giờ đây còn lớn hơn rất nhiều khi mà xứ sở bạch dương đang dần được định hình là chiếc cầu nối hai khu vực kinh tế hùng mạnh Á - Âu.
Đầu những năm 2000, cơn sốt giá năng lượng lên cao ngất ngưởng được cho là nguyên nhân hàng đầu tạo nên cảm hứng và ý tưởng cho tổng thống Putin về một đế chế năng lượng toàn cầu mà Nga sẽ nắm giữ. Và trong hơn mười năm qua, Nga vẫn đang nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu ấy, từ việc đẩy mạnh sản lượng khai thác dầu mỏ và cạnh tranh một cách không khoan nhượng với OPEC và Mỹ, cho đến việc xâm nhập và cố gắng thâu tóm thị trường năng lượng châu Âu béo bở.
Ở thời điểm hiện tại, Nga vẫn là một trong những cường quốc năng lượng hàng đầu thế giới trong mọi lĩnh vực, từ dầu lửa cho đến năng lượng hạt nhân và khí đốt. Nhưng giấc mơ về một đế chế năng lượng hùng mạnh có tầm ảnh hưởng toàn cầu vẫn còn ở quá xa, do sự xuất hiện và cạnh tranh của hàng loạt các cường quốc năng lượng khác như OPEC hay Mỹ. Sự cạnh tranh đó đang phân chia thị trường theo lối chân vạc và Nga vẫn chưa thể chiếm ưu thế.
Vì thế, có vẻ như việc đi tìm một lối đi khác cho nước Nga trong tương lai vẫn là một trong những vấn đề được điện Kremlin nung nấu trong những năm qua. Và có vẻ như giờ đây, cơ hội ấy đã tới khi mà Nga đang đứng trước một cơ hội lịch sử để tận dụng sự biến chuyển cục diện mới trên toàn cầu. Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ cùng hàng loạt các quốc gia châu Á Thái Bình Dương khác đang biến khu vực này mới đang là khu vực kinh tế năng động nhất trên toàn cầu.
Đã qua rồi cái thời mà châu Âu và Mỹ là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, khi mà mọi hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới đổ về hai khu vực này mà chiều ngược lại thì vắng vẻ hơn rất nhiều. Giờ đây châu Á Thái Bình Dương cũng đang là một trung tâm mới của nền kinh tế thế giới, và động lực kinh tế toàn cầu giờ đây là sự hợp tác và nối kết hai khu vực trung tâm kinh tế này, mà chủ yếu trong đó là sự nối kết thương mại Á - Âu.
Nếu như con đường duy nhất để nối kết châu Á với Mỹ là thông qua Thái Bình Dương và chỉ duy nhất một con đường biển đó, thì con đường nối kết châu Á với châu Âu lại đa dạng hơn, khi nó có thể kết nối cả trên bộ lẫn trên biển. Đường biển, vốn vẫn chiếm tới 90% lượng vận tải hàng hóa giữa hai châu lục ngày càng không còn đáp ứng được yêu cầu do thời gian vận chuyển lâu hơn gần gấp đôi so với vận chuyển theo đường bộ.
Trung Quốc - trung tâm của khu vực kinh tế châu Á Thái Bình Dương - và Đức - trung tâm của khu vực kinh tế châu Âu - đã nhận ra điều này nên bắt tay nhau hợp tác xây dựng đường sắt xuyên Á Âu dài khoảng 11.000 km để nối kết hai khu vực kinh tế hàng đầu thế giới này. Tuyến đường sắt này được xem như biểu tượng cho sự nối kết Á Âu trên lục địa và sẽ mở đường cho nhiều tuyến giao thông mới nối kết hai châu lục. Và dĩ nhiên, các tuyến đường này sẽ phải đi qua Nga - vốn nằm ở giữa tuyến đường kết nối Á Âu đó.
Vì thế, Nga đang đứng trước cơ hội lịch sử là trở thành quốc gia đóng vai trò chủ yếu trong việc kết nối hai trung tâm kinh tế lớn nhất toàn cầu là châu Á và châu Âu. Nước Nga đang ôm tham vọng làm chủ trung tâm trục Á - Âu. Và cũng giống như Singapore là điểm chính giữa trên tuyến hàng hải sầm uất nhất thế giới qua eo biển Malacca, thì Nga giờ đây đang là điểm kết nối trên tuyến đường thương mại về lâu dài sẽ là tuyến thương mại lớn nhất thế giới.
Điều này sẽ đem lại cho xứ sở bạch dương viển cảnh sáng sủa và to lớn hơn việc trở thành một đế chế năng lượng rất nhiều. Do đó, việc mà Vladimir Putin và các cộng sự của ông cần làm hiện nay là tạo những bước đệm cần thiết nhất cho tương lai đó, bằng cách xây dựng mối quan hệ thương mại với càng nhiều đối tác càng tốt, không chỉ ở các nước châu Âu mà còn ở cả châu Á nữa.
Điều này giải thích được việc trong khi thủ tướng Medvedev đang tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại với hàng loạt các nước châu Á Thái Bình Dương trong một chuyến công du đặc biệt, thì tổng thống Putin đang làm hết sức để nối lại quan hệ kinh tế và thương mại với EU. Nga đang tận dụng sự lưỡng lự của CH Séc, Hungary, Bulgaria và việc Hy Lạp đang cần sự hỗ trợ tài chính để thuyết phục nối lại quan hệ kinh tế với EU càng sớm càng tốt.
Dĩ nhiên, việc tăng cường quan hệ thương mại với châu Á là cố gắng nối lại quan hệ kinh tế với EU là điều Nga cần làm trong bối cảnh các lệnh trừng phạt vẫn chưa được dỡ bỏ, nhưng nó cũng đang là viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng trở thành quốc gia nối kết kinh tế trên tuyến đường Á - Âu của Nga.
Không nghi ngờ gì về việc trong tương lai Nga sẽ có xu hướng xích lại gần hơn với châu Á sau cuộc xung đột ở Ukraina và gần như chắc chắn Ukraina sẽ gia nhập EU. Nhưng đó chỉ là về chính trị. Điều đó không ngăn cản được việc Nga sẽ vẫn nắm giữ vai trò kết nối Á - Âu nếu như tuyến đường thương mại trên lục địa này được hình thành. Điều cốt lõi Nga cần ở EU là mối quan hệ kinh tế để bảo đảm thông suốt tuyến đường thương mại Á Âu. Vậy là đủ. Chỉ cần tuyến thương mại Á - Âu đi vào hoạt động và thịnh vượng, kinh tế Nga sẽ tự khắc có cơ hội phát triển vượt bậc.
Nhàn Đàm (theo The Moscow Times/Bloomberg)
Theo Một Thế giới
Lịch sử châu Mỹ đã sang trang Với cuộc gặp mặt và cái bắt tay biểu tượng bên lề Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 7 diễn ra tại Panama, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba đã xóa tan bức màn ngăn cách sau hơn nửa thế kỷ tồn tại. Châu Mỹ từ nay đã bước sang trang sử mới... Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ...