Nhật Bản bắt giữ nam sinh bị tình nghi làm lộ đề thi ĐH
Một nam sinh 19 tuổi đã bị cảnh sát tỉnh Kyoto, Nhật Bản bắt giữ hôm thứ 5 tuần trước do bị tình nghi dùng điện thoại di động gửi câu hỏi từ đề thi tuyển sinh ĐH lên mạng Internet trong lúc kỳ thi đang diễn ra.
Nam sinh này bị tình nghi gửi đề thi của 4 trường ĐH mà cậu thi tuyển sinh lên trang Yahoo Chiebukuro trong khi các thí sinh vẫn đang làm bài thi.
Nam sinh này tốt nghiệp một trường cấp ba ở tỉnh Yamagata vào đầu năm ngoái. Bố cậu qua đời khi cậu đang học lớp 12.
Do trượt kỳ thi ĐH năm 2010, nam sinh này đã theo học một lò luyện để chuẩn bị cho kỳ thi năm nay.
Người thân của nam sinh này cho hay cậu không muốn đặt gánh nặng tài chính lên gia đình và muốn đỗ ĐH trong năm nay.
Trong khoảng thời gian từ 8-26/2/2011, cậu dự kỳ thi tuyển sinh vào Trường ĐH Kyoto và ĐH Doshisha ở Kyoto, ĐH Rikkyo và ĐH Waseda ở Tokyo.
Theo điều tra của cảnh sát, câu hỏi từ đề thi vào 4 trường nói trên đã được đưa lên mạng bởi một người dùng Internet có nickname “aicezuki”.
Cảnh sát cho biết nam sinh này đã kẹp điện thoại di động vào giữa hai chân dưới bàn và điều khiển ĐT bằng bàn tay trái trong khi dùng tay phải chép vào giấy thi phần giải đáp cho các câu hỏi mà cậu đưa lên mạng Internet.
Chiếc điện thoại di động được dùng để đưa câu hỏi lên mạng đã được đăng ký theo tên của mẹ nam sinh này.
Thí sinh thi vào Trường ĐH Hanazono ở Kyoto, Nhật Bản được yêu cầu cho điện thoại di động vào phong bì trong khi làm bài thi. (Ảnh: Asahi)
Trước đó, vào khoảng tháng 12/2010 đến tháng 1/2011, “aicezuki” cũng từng đưa lên trang Chiebukuro câu hỏi từ các bài học ở lò luyện thi.
Video đang HOT
Đến nay, Trường ĐH Kyoto chưa thông báo kết quả thi tuyển sinh của trường. Tuy vậy, nam sinh này đã thi đỗ vào 1 trong 3 trường còn lại mà cậu đã làm rò rỉ đề thi. Cậu cũng thi đỗ vào 1 trường tư thục khác mà cậu không đưa đề thi lên mạng Internet nhờ các cư dân mạng hỗ trợ giải đề.
Nhận định về vụ bắt giữ nam sinh này, giáo sư Kazunari Sugimitsu ở Viện Công nghệ Kanazawa cho rằng nam sinh này lẽ ra phải nhận thức được rằng những gì cậu làm được tính là gian lận thi cử.
Tuy nhiên, GS Sugimitsu cũng nói rằng bây giờ nhiều sinh viên đại học copy các bài viết trên mạng để làm thành bài báo cáo của mình mà vẫn không nghĩ rằng mình đang làm một việc sai trái.
Theo GS Sugimitsu, việc những chiếc điện thoại sành điệu cho phép truy cập mạng Internet đã thay đổi một cách cơ bản thái độ của sinh viên với kiến thức.
“Sinh viên ngày nay đang “xài lại” kiến thức và bộ nhớ của người khác”, GS nhận định.
GS Sugimitsu cho rằng nhiều sinh viên có xu hướng nghĩ rằng “không cần thiết phải lưu trữ thông tin trong bộ nhớ của mình nếu thông tin đó có thể tìm kiếm ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào”. Theo cách đó, các sinh viên đã coi bộ não của mình giống như một cỗ máy chậm chạp và vô dụng.
Theo Dân Trí
Thừa Thiên - Huế: Học sinh ồ ạt đi xe máy đến trường
Qua 2 ngày khảo sát tại các trường cấp 3 ở TP Huế, PV Dân trí ghi nhận có rất nhiều học sinh đi xe máy đến trường. Các em gửi xe máy tại nhà dân gần trường. Thậm chí có trường còn nhận giữ xe máy cho HS.
Học sinh đi xe máy tới trường: Chuyện cơm bữa
Theo ghi nhận của Dân trí, ở một số trường THPT ở TP Huế như: Trường THPT Đặng Trần Côn, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Trường Tộ, Chuyên Quốc Học Huế..., học sinh (HS) vẫn đi xe máy đến trường rồi gửi ở ngoài từ khoảng vài chục cho đến hơn 100 em mỗi buổi học.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm tụ tập trước cổng trường sau giờ học thể dục. (Ảnh chụp sáng 17/2)
Dù có trường đã có biển cấm đi xe máy nhưng sau giờ học, HS vẫn "tấp nập" ra ngoài nhà dân lấy xe. Không những thế nhiều phụ huynh đón con em không thực hiện quy định của Bộ khi HS ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Nhiều nhóm sau khi có xe máy ngoắc thêm vài bạn lên xe, sau khi đủ 3-4 người, chiếc xe máy lắc lư rồi phóng vù nhả khói lao vào dòng người đông giờ tan tầm.
Học sinh không đội mũ bảo hiểm ngồi sau xe phụ huynh từ trường về nhà. (Ảnh: Doãn Công - chụp trưa 17/2)
Nhiều nhà dân quanh các trường từ lâu đã trở thành địa điểm giữ xe máy lấy tiền với mỗi lần gửi xe có giá từ 1.000-1.500đ. Nếu gửi theo tháng thì từ 30.000-40.000đ/tháng. Một người dân sống cạnh trường làm dịch vụ gửi xe cho biết HS gửi xe nhiều nhất là khối 12, HS khối 11 và 10 ít hơn nhưng những năm trở lại đây đang gia tăng do nhà có điều kiện kinh tế.
Dễ nhận ra nhiều khu vực nhà dân hay con hẻm ở gần Trường THPT Bùi Thị Xuân giữ xe máy cho học sinh. (Ảnh: Doãn Công)
Phần lớn nhà xe ở các trường qua PV ghi nhận đều không có xe máy của HS. Tuy nhiên ở Trường THPT Chuyên Quốc Học, trong 2 bãi xe của HS có "lẫn" vào khoảng trên 20 chiếc xe máy trên 50cm3 với nhiều xe đạp, xe máy điện. Hỏi một HS vừa lấy xe ra về trưa 17/2 được biết "trong bãi xe của trường có giữ xe máy cho HS đi xe máy".
Bãi xe của Trường THPT Quốc Học Huế dành cho học sinh có dưới 20 xe máy nằm lẫn với xe đạp, xe máy điện. (Ảnh chụp sáng 17/2)
Học sinh Trường THPT Quốc Học Huế "vô tư" lấy xe máy từ bãi xe ra về dù trường có lệnh cấm không cho HS đi xe máy đến trường. (Ảnh chụp sáng 17/2)
Khó hạn chế "vấn nạn" HS đi xe máy đến trường
Sáng 18/2, chúng tôi đã gặp thầy Nguyễn Đình Thí, phó hiệu trưởng THPT chuyên Quốc Học Huế để xác minh sự việc có hay không bãi giữ xe dành trường có lẫn xe máy HS thì được biết "trường không có quy định giữ xe máy trong bãi xe". Thầy Thí nói: "Xin cảm ơn báo Dân trí, trường sẽ kiểm tra lại tình hình như báo phản ánh, nếu có sẽ xử lý nghiêm. Có thể do bảo vệ nhà xe và HS không nghiêm túc trong việc chấp hành nội quy trường".
1 học sinh Trường THPT Quốc Học Huế đến lấy xe máy tại bãi giữ xe Nhà văn hóa thiếu nhi gần trường. (Ảnh chụp trưa 17/2)
Tâm sự về vấn đề vẫn còn nhiều HS đến trường bằng xe máy, thầy Thí cho biết: "Rất khó kiểm soát việc các em để xe máy ngoài trường do không có lực lượng chuyên trách dù giáo viên chủ nhiệm đã nhiều lần phản ánh lên Ban giám hiệu. Giờ chào cờ đầu tuần chúng tôi đã thông báo sẽ xử lý nghiêm nếu em nào có giấy công an gửi về trường vi phạm điều khiển xe như không có bằng lái, không đội mũ bảo hiểm. Trong năm 2009, chúng tôi đã cho thuyên chuyển 1 HS nam và 1 HS nữ từ lớp chọn qua lớp thường do đã vi phạm giao thông nhưng lại không có thái độ tiếp thu khi trường nhắc nhở ".
2 nữ sinh Trường THPT Đặng Trần Côn lấy xe máy ở ngoài nhà dân sau khi tan học trưa 17/2.
Chị Thái Thị Thanh Thuỷ, chuyên viên Phòng GD Trung học thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay: "Các trường THPT đều đã làm cam kết với Sở không cho HS đi xe máy đến trường. Nhưng các em vẫn đi xe không đến gửi trường mà gửi ngoài nên không tài nào biết hết được. Tình trạng này tồn tại đã lâu nhưng chưa "có thuốc chữa" ".
Trong báo cáo Công tác giáo dục an toàn giao thông năm 2010 ngành GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế có nêu: "Tuy nhiều trường đã có cố gắng triển khai, thực hiện an toàn giao thông minh chứng qua số lượng vi phạm của HS khi đi xe máy giảm nhưng vẫn còn có HS vi phạm..., như ở một số trường vẫn có HS sử dụng xe máy đi học mượn xe bạn ngoài trường, chạy quá tốc độ có va quệt với người đi bộ rồi bỏ trốn đi hàng 2 hàng 3 khi tan trường vẫn còn việc truờng phối hợp với CSGT, kiểm tra nền nếp chưa được thường xuyên, chưa kiên quyết xử lý HS...".
Nguyên nhân chính là do ý thức HS. Tiếp đến là phong trào tuyên truyền giáo dục giao thông của trường học chưa có sức hút HS và một phần do cha mẹ HS không quản lý con em tốt.
Nhiều bãi xe gần trường nhận giữ xe máy cho học sinh với giá từ 1.000-1.500đ/chiếc/buổi.
Tình trạng HS ở Thừa Thiên -Huế đi xe máy vẫn không giảm trong những năm qua. Riêng từ Tết Nguyên đán 2011 đến nay qua thống kê chưa đầy đủ thì lực lượng Công an Giao thông Thừa Thiên -Huế đã kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông 16 trường hợp HS, thanh thiếu niên. Trong đó tạm giữ 8 xe mô tô. Các lỗi vi phạm chủ yếu là "không đội mũ bảo hiểm", "không có giấy phép lái xe", "quá tốc độ quy định" và 1 trường hợp điều khiển xe chạy lạng lách, đánh võng.
Theo số liệu Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế trong năm 2010, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt đã phối hợp với các trường tuyên truyền phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ cho 22.772 lượt học sinh, sinh viên (HS, SV). Dù vậy nhưng số HS, SV vi phạm luật giao thông đường bộ chiếm 31,38% trong tổng số trường hợp vi phạm.
Công an đã thông báo về các trường 29 trường hợp vi phạm luật giao thông (16 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển xe trên 50cm3, 13 trường hợp không đội mũ bảo hiểm). Có 1 trường hợp HS bị xử lý hình sự về vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bắt 2 trường hợp HS sử dụng xe mô tô gây ra 10 vụ cướp giật trên địa bàn.Theo Dân Trí
Lindsay Lohan có nguy cơ ngồi tù 3 năm vì tội ăn cắp! Như đã đưa tin, gần đây "nữ hoàng scandal" Lindsay Lohan bị tình nghi ăn trộm chiếc vòng cổ trị giá 2500 USD tại một cửa hiệu Kamofie ở Venice, Califonia hôm 22/1 và theo tin tức mới nhất, Lindsay đang có nguy cơ phải đối mặt với 3 năm tù giam nếu cô nàng bị buộc tội ăn trộm. Lindsay đeo chiếc...