Nhật Bản, Ấn Độ thiệt hại lớn về kinh tế do dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các cơ quan nghiên cứu kinh tế của Nhật Bản đã đưa ra các báo cáo nhận định rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản sẽ bị thiệt hại lớn do ảnh hưởng của lệnh tình trạng khẩn cấp chống dịch COVID-19 ban bố tại một số địa phương sắp tới.
Nhiều cửa hàng phải đóng cửa do dịch COVID-19 tại khu phố thương mại ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN
Công ty Chứng khoán Mizuho tính toán rằng, lệnh tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Tokyo, Osaka, Hyogo và Kyoto trong thời gian từ ngày 25/4 – 11/5 sẽ khiến GDP của Nhật Bản giảm khoảng 400 tỉ yên (4 tỉ USD), tương đương mức giảm 0,1%. Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là tiêu dùng cá nhân sụt giảm khi chính phủ yêu cầu người dân hạn chế đi lại trong dịp nghỉ lễ dài ngày vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, thiệt hại từ yêu cầu đóng cửa đối với các cơ sở thương mại lớn và rút ngắn thời gian kinh doanh đối với các quán ăn.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế Dai-ichi Life cũng đưa ra các nhận định tương tự và cho rằng GDP của Nhật Bản sẽ sụt giảm khoảng 446 tỉ yên.
Video đang HOT
Một trung tâm nghiên cứu khác của Nhật Bản là Daiwa nhận định rằng thiệt hại đối với kinh tế Nhật Bản do lệnh tình trạng khẩn cấp tới đây vào khoảng 300 tỉ yen. Nếu tình trạng khẩn cấp tiếp tục kéo dài 1 tháng, thiệt hại có thể lên đến 600 tỉ yên.
Trung tâm nghiên cứu tổng hợp Nomura cũng nhận định GDP Nhật Bản sẽ giảm khoảng 699 tỷ yên, tương đương mức giảm 0.13%, trong đó, thủ đô Tokyo thiệt hại 411 tỉ yên, 3 tỉnh vùng Kansai là Osaka, Hyogo, Kyoto thiệt hại khoảng 228 tỉ yên.
Trong khi đó, báo cáo của bộ phận kinh tế thuộc Ngân hàng Quốc gia Ấn Độ (SBI) ước tính, các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại nghiêm ngặt được áp dụng tại những thành phố quan trọng của Ấn Độ sẽ làm giảm động lực kinh tế và gây thiệt hại kinh tế 1.500 tỉ rupee (20 tỷ USD) đối với nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trong báo cáo công bố ngày 23/4, Tiến sĩ Soumya Kanti Ghosh, cố vấn kinh tế trưởng của SBI, nêu rõ: “Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1.500 tỉ rupee, trong đó các bang Maharashtra, Madhya Pradesh và Rajasthan chiếm 80%. Riêng Maharashtra đã chiếm 54%”. Trong bối cảnh đó, SBI cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP tài khóa 2021-2022 của Ấn Độ xuống 10,4% so với mức 11% dự báo trước đó.
Gần đây, các nhà phân tích tại Jefferies và CARE Ratings cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong tài khóa hiện tại do những diễn biến phức tạp liên quan tình hình dịch bệnh tại quốc gia Nam Á này. Theo đó, CARE Ratings hạ dự báo tăng trưởng GDP tài khóa 2021-2022 của Ấn Độ từ 10,7% – 10,9% dự báo trước đó xuống 10,2%. Trong khi đó, các nhà phân tích tại Jefferies hạ 2,2 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng GDP tài khóa 2021-2022 xuống còn 11%.
Ấn ộ tìm kiếm đồng minh
Từ việc mời Úc tham gia tập trận hải quân đến tổ chức đối thoại quốc phòng và ngoại giao cấp cao cùng Mỹ, giới phân tích cho biết Ấn Độ có thể đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington và nhiều nước khác khi tình hình Ấn - Trung vẫn chưa hết bất ổn.
Đường hầm Atal dài nhất thế giới ở dãy Himalaya mà Ấn Độ vừa đưa vào sử dụng.
Đầu tuần này, Bộ Quốc phòng Ấn ộ xác nhận đã mời Úc tham gia cuộc tập trận Malabar 2020 cùng Mỹ, Nhật Bản trên vịnh Bengal vào tháng 11. ây là lần đầu tiên Úc trở lại tập trận chung với 3 thành viên nhóm "Bộ tứ" kể từ khi bị Trung Quốc phản đối kịch liệt hồi năm 2007. Vào tuần sau, New Delhi tiếp tục chủ trì ối thoại 2 2 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Ấn - Mỹ với các nội dung quan trọng chuẩn bị cho việc ký kết thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản (BECA).
ây là thỏa thuận hợp tác quốc phòng cuối cùng trong số 4 văn kiện thiết lập liên lạc quân sự, mở đường cho Ấn ộ mua máy bay không người lái có vũ trang của Mỹ. Ký kết BECA được ghi nhận là bước đi then chốt, cho phép quốc gia Nam Á sử dụng nguồn dữ liệu tình báo về không gian địa lý từ Mỹ để đánh giá độ chính xác của nhiều loại vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Trước đó, hai bên đã ký thỏa thuận thông tin quân sự, trao đổi hậu cần, bảo mật và tương thích liên lạc vào các năm 2016 và 2018.
Theo cựu quan chức hải quân Ấn ộ Uday Bhaskar, một số quyết định chiến lược của New Delhi gần đây đều liên quan Trung Quốc và điều này nói lên thực tế chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đang cân nhắc lại chính sách "xoa dịu" khi quan hệ Ấn - Trung ngày càng "gai góc và lạnh nhạt". iển hình như đầu tháng này, Thủ tướng Modi đã tham gia lễ khánh thành đường hầm Atal ở dãy Himalaya - công trình được cho giúp giảm đáng kể thời gian điều động lực lượng đến khu vực biên giới giáp Trung Quốc. iều này trái ngược với việc Ấn ộ không xúc tiến bất kỳ dự án hạ tầng nào dọc ường kiểm soát thực tế (LAC) trong vài thập kỷ qua nhằm đảm bảo quan hệ với Bắc Kinh không bị trục trặc.
Tất cả những diễn biến trên được cho là kết quả của sự tức giận ngày càng tăng ở quốc gia Nam Á trước hành động của nước láng giềng trong vấn đề biên giới. Căng thẳng biên giới Ấn - Trung leo thang kể từ đầu tháng 5-2020 tại các điểm khác nhau dọc theo LAC ở ông Ladakh. Hai bên tuy đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán ở các cấp độ nhưng vẫn chưa đạt kết quả. Và việc New Delhi xích gần nhóm "Bộ tứ" được giới phân tích coi là thông điệp muốn gửi tới Bắc Kinh. Ngoài gây áp lực lên Trung Quốc, nhiều người cho rằng Ấn ộ điều chỉnh sách lược còn phù hợp với các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp gỡ Thủ tướng Modi ít nhất 8 lần, kéo theo đó là sự tăng vọt về chỉ số thương mại quốc phòng, hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước. Trong phát biểu gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng xác định New Delhi "cần Washington trong vai trò đồng minh và đối tác".
Hôm 20-10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cảnh báo Ấn Độ không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào với Đài Loan mà qua đó vi phạm chính sách "một Trung Quốc". Người này đồng thời chỉ trích việc Mỹ bổ nhiệm quan chức cấp cao về quyền con người làm điều phối viên đặc biệt giám sát các vấn đề Tây Tạng là "can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc", rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình.
Thủ tướng Nhật Bản gửi thông điệp đến Trung Quốc Thủ tướng Suga Yoshihide hôm 21-10 tuyên bố Nhật Bản phản đối mọi hành động làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông lẫn biển Hoa Đông trong thông điệp được cho là gửi đến Trung Quốc. "Ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi kết nối giao thông hàng hải giữa Nhật Bản và ASEAN, chúng ta có thể...