Nhập viện vì tập luyện giảm cân thần tốc
Sau 1 tuần tập luyện, tình trạng đau lưng của chị N. ngày càng tăng, chị đi lại khó khăn hơn, không thể cúi người, khó ngồi dậy sau khi nằm nghỉ.
Nhập viện vì tập gym giảm cân
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận một vài trường hợp do tập luyện quá nhiều để giảm cân.
Điển hình là trường hợp chị Nguyễn Thị T, 27 tuổi, ngụ tại TPHCM đến khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) trong tình trạng đau khớp gối, cơn đau tăng lên khi ngồi xổm hoặc đi nhiều.
PGS TS BS. Bùi Hồng Thiên Khanh khám và điều trị cho bệnh nhân tập luyện thể thao sai cách.
Chị T cho biết, sau khi sinh con được 1 năm, cân nặng của chị vẫn thừa hơn 8 kg so với lúc chưa mang thai. Chị cảm thấy rất lo lắng cho ngoại hình của mình nên tìm hiểu mọi cách để có thể nhanh chóng trở về vóc dáng như xưa.
Chị chia sẻ: “Theo một bài hướng dẫn trên mạng, tôi được biết leo cầu thang là phương pháp giảm cân “thần tốc” so với việc chạy bộ bình thường. Tôi cố gắng leo lên leo xuống 4 tầng nhà 10 lần/buổi sáng và 10 lần/buổi tối. Tập được 1 tháng, mặc dù tôi đã giảm được 3 kg nhưng đầu gối càng tập càng đau, đau tăng khi ngồi xổm hoặc đi nhiều. Ban đầu chỉ đau lúc vận động, sau đó cả lúc ngủ cũng đau nên tôi quyết định đến khám tại BV ĐHYD”.
Sau khi bác sĩ thăm khám, chị T được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối sớm do tập luyện thể thao không đúng cách, cần nghỉ ngơi, thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế đi lại nhiều và leo cầu thang, nếu không thuyên giảm có thể sử dụng thêm các phương pháp điều trị nội khoa khác.
Video đang HOT
Một trường hợp khác là chị Hoàng Ngọc N, 40 tuổi, ngụ tại TPHCM bị đau lưng từ 6 tháng nay. Chị đến khám tại khoa chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD và được chẩn đoán đau lưng cơ năng.
Chị N. cho biết, do muốn giảm cân nên chị tập gym. Chị thường xuyên nâng quả tạ đến 20 kg lên cao. Sau 6 tháng, chị đau và có cảm giác như gãy đôi lưng.
Khi đi khám, bác sĩ đề nghị chị dừng ngay những bài tập quá sức và hướng dẫn chị cần nghỉ ngơi, giảm ngồi lâu, chườm ấm lưng và sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, do tính chất công việc chị vẫn phải ngồi liên tục gần như 8 tiếng/ngày, thêm vào đó chị được người bạn giới thiệu tập yoga với nhiều động tác cúi gập lưng.
Sau 1 tuần tập luyện, tình trạng đau lưng ngày càng tăng, chị đi lại khó khăn hơn, không thể cúi người, khó ngồi dậy sau khi nằm nghỉ. Chị tái khám và được chẩn đoán đau lưng cấp.
Bác sĩ lại đề nghị chị nghỉ ngơi tối đa, thay tập yoga bằng các bài tập vật lý trị liệu cột sống lưng và tạo thói quen đứng dậy đi lại, không ngồi lâu một lúc, đồng thời sử dụng thuốc.
Sau 2 tuần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng đau mỏi của chị đã cải thiện dần.
Tập luyện sai phương pháp là rước họa vào thân
Theo PGS TS BS. Bùi Hồng Thiên Khanh – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD, các môn thể thao tạo áp lực nhiều lên khớp như leo cầu thang, đá banh, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, cử tạ,…
Sau thời gian tập luyện, các khớp cần có thời gian để phục hồi nên nếu tập luyện quá mức chắc chắn sẽ làm các cấu trúc trong khớp bị tổn thương, trong đó có sụn khớp và xương dưới sụn gây nên thoái hóa khớp. Vì vậy, việc tập luyện cần đúng phương pháp và có thời gian nghỉ ngơi để tránh thoái hóa khớp sớm.
Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi. Các đối tượng nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, có chấn thương khớp trước đó, tập luyện thể thao quá mức, và vấn đề về gen.
Đối với người trẻ khi tập luyện thể thao qua mức với phương pháp tập luyện không hợp lý gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.
PGS TS BS. Bùi Hồng Thiên Khanh khuyến cáo, nếu triệu chứng đau tăng lên khi vận động và thường nhiều hơn về cuối ngày, giới hạn vận động khớp, nghe các tiếng lạo xạo, lụp cụp trong khớp cần đến chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được điều trị kịp thời.
Theo Danviet
Gia tăng học sinh trầm cảm trong mùa thi
Theo các chuyên gia y tế, cứ vào mùa thi (tháng 5 - 7 hàng năm), tình trạng học sinh nhập viện vì rối loạn cảm xúc lại gia tăng
Học giỏi thành trò hư
Bệnh nhân Trương Quang Đ (16 tuổi, Bắc Giang) luôn là học sinh giỏi, bố mẹ rất tự hào và lấy con là tấm gương sáng cho con em trong dòng họ. Nhưng 2 năm gần đây, gia đình bỗng thấy Đ trở nên xa lánh mọi người, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Đ lơ là và không muốn học nữa. Cháu sợ đi học, mở sách ra là cháu thấy như bị áp lực đè lên người nên hay bị đau đầu, bố mẹ động viên thì cháu bực tức khóc lóc. Kết quả học tập những năm gần đây giảm sút" - mẹ Đ cho biết. Gia đình nhận thấy cháu có nhiều sự thay đổi rõ rệt như ăn kém, cơ thể gầy đi, giấc ngủ hay có ác mộng, cháu thường giật mình vào ban đêm, lúc tỉnh dậy cháu bàng hoàng như qua cơn ác mộng. Cảm xúc cháu thay đổi, hay cáu giận vô cớ. Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), cháu Trương Quang Đ được các bác sĩ chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc trẻ em cần phải điều trị.
TS Nguyễn Văn Dũng đang tư vấn cho cha mẹ và bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc. Ảnh: BSCC
Để tránh con phải nhập viện vì học nhiều, cha mẹ cần hướng dẫn con chế độ học tập, vui chơi, dinh dưỡng, ngủ nghỉ cân bằng, trang bị cho con kỹ năng sống để đối phó với stress. Đồng thời, cha mẹ cũng phải nhìn nhận đúng năng lực và sở trường của con em mình, từ đó động viên, khuyến khích các em học, tránh tạo áp lực căng thẳng, kỳ vọng quá mức với các em". TS Nguyễn Văn Dũng
Theo TS Nguyễn Văn Dũng - Phó viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần, ở trẻ em (dưới 22 tuổi) sự phát triển về cơ thể cũng như về tinh thần chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các cháu rất dễ bị tác động về mặt tinh thần nên cảm xúc và hành vi cũng thay đổi bởi các tác nhân gây nên các stress này.
Như trường hợp bệnh nhân Đ được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng và luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng. Nhưng bố mẹ đâu biết rằng những mong mỏi quá cao đó đồng nghĩa với việc đã tạo cho các em một áp lực lớn. Theo TS Dũng, nhiều trẻ bị áp lực vì chạy theo sự thúc giục, ép buộc phải học giỏi, phải thi đỗ của bố mẹ, thầy cô. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tạo áp lực cho mình. Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút. Để đối phó với việc thức đêm, các em lại lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá mà không chú ý đến việc bổ dung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp.
Điều trị cả cha mẹ
"Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời điểm gần mùa thi, số lượng trẻ đến khám và điều trị về các rối loạn cảm xúc do áp lực học và thi có chiều hướng tăng lên. Các em luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải gồng mình lên để chống đỡ với những áp lực học và thi khiến các em có những biểu hiện rối loạn cảm xúc như: Ăn kém, ngủ ít, cảm giác kiệt sức, lo lắng căng thẳng quá mức, suy nhược cơ thể" - TS Dũng chia sẻ.
Câu chuyện này cũng không lạ với bác sĩ Nguyễn Đăng Luyện - Phó Trưởng khoa Khám bệnh tổng hợp (Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1). Bác sĩ Luyện kể lại:"Không ít em kêu than bố mẹ thấy con học kém nên cứ ép con đi học thêm hết trung tâm nọ, thầy kia nhưng em càng học càng trì trệ. Lại có em cứ nhìn thấy sách là đau đầu, mệt mỏi. Có em thấy mình sắp phát điên vì đi ngủ cũng mơ thấy sách vở... Có em gái mới học lớp 11 đang chăm chỉ học hành lại cứ thích leo lên sân thượng ngồi một mình".
Còn theo bác sĩ La Đức Cương - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư I, nếu trẻ em bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc không được phát hiện và đưa đi điều trị kịp thời có thể có các hậu quả nghiêm trọng hơn như tự làm đau bản thân (dùng dao cứa lên da thịt, dùng thuốc đang cháy dí lên tay chân, hoặc tự tử). Do đó, cha mẹ đừng cho rằng con buồn chán, mệt mỏi là do... dậy thì không thành công, tuổi "hâm hâm dở dở" mà nên tâm sự, chia sẻ với con. Nếu cần thiết phải đưa con đi khám.
"Đối với cha mẹ gò ép con học hành, luôn bắt con phải học giỏi, xuất sắc thì nên điều trị tâm lý cho cả cha mẹ. Mỗi trẻ có năng lực riêng, ngưỡng nhận thức riêng. Cha mẹ đừng nghĩ mình nuôi con toàn bằng sữa công thức, cho con học toàn thầy giỏi, giúp con ăn ngon, mặc đẹp là con sẽ học giỏi, sẽ thành tài. Chỉ khi cha mẹ hiểu và tự điều chỉnh suy nghĩ, không gây áp lực cho con, tôn trọng, yêu thương con thì đứa trẻ mới dần dần lấy lại được thăng bằng tâm lý" - bác sĩ Cương khuyến cáo.
Theo Danviet
5 năm có hàng chục nghìn người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm đã diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Ngay 5/6, Quôc hôi thao luân ơ hôi trương vê thưc hiên chinh sach, phap luât vê an toan thưc...