Nhập nhằng tư vấn tuyển sinh
Thay vì nhận được các thông tin khách quan, trung thực và cần thiết trước kỳ thi tuyển sinh đại học (ĐH) quan trọng thì hiện nay, thí sinh, phụ huynh gần như chỉ nhận được những lời mời chào, quảng cáo của các trường ĐH.
Ảnh minh họa
Đặc biệt với nhiều trường THPT ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa thường xuyên được một số trường ĐH về “tư vấn miễn phí” vào các ngành nghề học của chính trường đó. Nếu các em muốn tìm hiểu thông tin của các trường hay ngành nghề khác thì không có ai tư vấn, buộc phải tự tìm kiếm trên mạng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay các trường ĐH tìm rất nhiều cách để tư vấn tuyển sinh, với mục đích thu hút thí sinh, tìm cách quảng cáo, tiếp cận các học sinh lớp 12 chuẩn bị vào ĐH. Một trong những chiêu thức phổ biến của các trường này là bắt tay với các trường THPT hoặc Sở, Phòng giáo dục địa phương để cho cán bộ tư vấn, chuyên gia tới tiếp xúc với học sinh.
Nhóm người này hầu như không cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về tuyển sinh, cũng như không cung cấp thông tin tuyển sinh chung, thông tin ngành nghề có nhu cầu việc làm cao thực sự… mà chỉ thông tin về trường ĐH bỏ tiền tổ chức tư vấn tuyển sinh. Nói nôm na, tư vấn tuyển sinh hiện nay bản chất là việc quảng cáo của các trường ĐH.
Thậm chí nhóm tư vấn còn đưa ra các gói học bổng, chương trình khuyến mãi tiền ở ký túc xá… để mời chào thí sinh. Vì chính các trường ĐH đứng sau tổ chức nên học sinh gần như chỉ nhận được những thông tin “một chiều”, là những thông tin tốt đẹp của ngành, trường đó mà thôi.
Video đang HOT
Theo một giáo viên dạy THPT lâu năm ở TP HCM, khoảng 5 năm trở lại đây, các chương trình tư vấn tuyển sinh dù bên ngoài do đơn vị nào đứng ra tổ chức thì bản chất vẫn là các trường ĐH chịu chi phí. Thậm chí còn hình thành một “cuộc đua” tư vấn tuyển sinh khi trường ĐH nào chi nhiều tiền sẽ được các trường THPT chấp nhận cho tư vấn nhiều lần.
Thực tế, đã có nhiều thí sinh bỏ học sau năm đầu tiên học tại trường, lí do là trường ĐH mình đăng ký học không như tư vấn ban đầu. Thậm chí tình trạng thí sinh, sinh viên kiện trường ĐH ra toà cũng không hiếm, với nguyên nhân chỉ vì không nắm đầy đủ thông tin nhưng vẫn đăng ký theo học.
Vẫn biết việc tự chủ của các trường ĐH là chủ trường đúng đắn, cần thiết và buộc phải làm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các trường ĐH được thoải mái núp bóng các chương trình tư vấn chỉ để “nói tốt” cho một vài ngành nghề, một vài trường ĐH nào đó khiến thí sinh vì thiếu thông tin mà quyết định theo học.
Đã đến lúc cơ quan quản lý cần siết lại các chương trình tư vấn, để tư vấn tuyển sinh là nơi cung cấp cho thí sinh một cái nhìn toàn cảnh về tất cả các ngành nghề, của tất cả trường ĐH cũng như chất lượng các trường để tự thí sinh có sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
150 trường THPT được ưu tiên xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố danh sách 150 trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển năm 2020. Học sinh các trường này có cơ hội được tuyển thẳng vào ĐH theo quy định riêng.
Thí sinh xem thông tin xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - HÀ ÁNH
Hôm nay 2.6, ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố danh sách 150 trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển năm 2020.
Theo PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ, Trưởng ban Đại học, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết danh sách này gồm 132 trường chuyên, năng khiếu và trường THPT như năm 2019. Danh sách năm 2020 có bổ sung 18 trường so với năm ngoái. Cụ thể là 17 trường THPT thuộc nhóm các trường có kết quả trung bình thi THPT quốc gia cao năm 2016, 2017 và 2018 và Trường Phổ thông thực hành Sư phạm thuộc Trường ĐH An Giang.
Như vậy, so với năm 2019, số trường THPT thuộc diện này tăng thêm 18 trường. Danh sách 150 trường THPT như sau:
Các quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chí xét tuyển sẽ do hội đồng tuyển sinh các trường công bố.
Chỉ tiêu tối đa năm nay ĐH Quốc gia TP.HCM dành cho phương thức ưu tiên xét tuyển là 20%.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 3 nguyện vọng vào một trường, khoa hoặc phân hiệu và không giới hạn số đơn vị. Tuy nhiên các nguyện vọng có phân biệt thứ tự khi xét tuyển, thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước không xét nguyện vọng tiếp theo.
Thời gian đăng ký xét tuyển từ ngày 15.7 đến 15.8, dự kiến công bố kết quả từ ngày 24.8 đến 29.8 và thí sinh xác nhận nhập học trước ngày 5.9.
Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm: 1 bài luận được viết trên giấy A4 trình bày lý do muốn học tại trường/khoa, mối quan tâm đến ngành học, mục tiêu học tập, nghề nghiệp, đóng góp cho xã hội của bản thân; 1 thư giới thiệu của giáo viên trường THPT nơi thí sinh học lớp 12; 1 bản photo học bạ 3 năm THPT.
Ưu tiên xét tuyển thẳng là một trong các phương thức tuyển sinh được áp dụng năm nay của ĐH Quốc gia TP.HCM. Bên cạnh đó, các trường còn xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH này tự tổ chức...
Tuyển sinh 2020: Cần lưu ý gì với điểm ưu tiên khu vực? Năm nào đến mùa thi, mùa tuyển sinh cũng bắt gặp tình trạng thí sinh bị mất điểm cộng ưu tiên khu vực hoặc phải điều chỉnh lại hồ sơ vì nắm chưa vững những quy định liên quan. Hỏi: Năm nay tôi có con thi tốt nghiệp THPT. Vậy xin hỏi, đối với ưu tiên khu vực, cần chú ý những điểm...