Nhập Gia Tùy Tục: Dư luận “dậy sóng” trước quan điểm phản đối ăn thịt chó là đạo đức giả?
Tập 4 của chương trình Nhập Gia Tùy Tục đã gây nên nhiều tranh cãi trước vấn đề ăn thịt chó.
Nhập Gia Tùy Tục là một chương trình giải trí giao lưu văn hóa thực tế, xuyên suốt chương trình là những câu chuyện về sự khác biệt văn hóa của những vị khách nước ngoài khi đến sinh sống tại Việt Nam.
Chương trình được dẫn dắt bởi Host Cù Trọng Xoay và Host Dustin Phúc Nguyễn, tập 4 của chương trình vừa được lên sóng với các khách mời: Cee Jay, Han Sara, Phúc Mập, LiLy, Saleem, Micka Chu và sự góp mặt đặc biệt của fashionista Châu Bùi.
“Thịt của động vật nào cũng như nhau, tại sao chúng ta lại phân biệt chỉ có ‘thịt chó’ mới không nên ăn?”, vấn đề đã được các thành viên của gia đình Nhập Gia Tùy Tục tranh luận sôi nổi.
Micka Chu – một nữ MC dẫn chương trình đến từ Pháp cho biết, cô từng thử ăn thịt chó khi đến Việt Nam vì thấy nhiều người ăn, Micka Chu cho rằng không phải cô không quan tâm đến con chó, chỉ là cô tò mò về văn hóa của người Việt Nam.
Nhắc đến vấn đề này, anh chàng Phúc Mập cũng thẳng thắn cho rằng mọi người tự cho mình cái quyền ăn thịt các loại động vật khác hàng ngày nhưng lại phản đối việc ăn thịt chó là đạo đức giả.
Quan điểm của Phúc Mập ngay lập tức bị Saleem phản đối. Saleem nhấn mạnh: “Trên thế giới có 1 tỷ 800 triệu người Hồi giáo không ăn thịt chó, 3/4 dân số thế đã không ăn thịt chó rồi”. Phúc Mập cũng chẳng kém cạnh đáp trả lại: “Bao nhiêu người ở nước Ấn Độ không ăn thịt bò, bao nhiêu người ở Trung Đông không ăn thịt heo, có nhiều người không ăn thịt này hay là thịt kia, nhưng mà ăn thịt là ăn thịt, động vật là động vật, thú cưng là thú cưng”.
Video đang HOT
Chia sẻ thẳng thắn của Phúc Mập khiến nhiều người không khỏi bất ngờ
Không quá thành kiến với những người ăn thịt chó, Cee Jay khẳng định nếu đó là văn hóa của một đất nước hay vùng miền nào đó thì anh hoàn toàn tôn trọng. Tuy nhiên với Lily, việc ăn thịt chó sẽ gây ra vấn nạn trộm chó và ăn thịt chó mà người khác nuôi, đó là điều khiến cô phản đối việc ăn thịt chó.
Châu Bùi chia sẻ thêm: “Rất là nhiều chó đang bị trộm, xong rồi bị kéo lê ở ngoài đường, và hay đánh bả chó. Trong bả chó thì có rất nhiều hóa chất, khi mà con chó ăn vào sẽ có hóa chất bên trong cơ thể, khiến người ăn vào rất là dễ chết. Chưa kể đến, rất nhiều chó bị dại mà mình không biết, sau khi bị trộm được làm thịt lên rất nguy hiểm, có rất nhiều người đã chết vì ăn thịt chó. Đó là lý do lớn hơn mà chúng ta nói rằng không nên ăn thịt chó”.
Dưới góc nhìn khách quan và đa chiều hơn, Host Cù Trọng Xoay khẳng định đây không phải là vấn đề ai đúng ai sai vì ăn gì là quan điểm cá nhân của mỗi người, phụ thuộc vào phong tục văn hóa, tôn giáo ở mỗi nơi và tùy vào từng hoàn cảnh. Host Dustin Phúc Nguyễn cũng cho rằng, mỗi người đến từ nhiều vùng đất khác nhau với ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, nên đừng quên phải tôn trọng sự khác biệt.
Như Saleem bày tỏ trước đó: “Tôi nghĩ đến đâu thì mình nên tôn trọng văn hóa ở nơi đó. Tôi tôn trọng văn hóa Việt Nam, tôn trọng người Việt. Mọi người ăn gì cũng được miễn đừng ép tôi phải ăn theo bạn. Nhập gia tùy tục nhưng tùy từng tục”.
Bạn có đồng tình với quan điểm của Saleem?
Nhập gia tùy tục: Trai đẹp Ả Rập tiết lộ đám cưới 6.000 khách mời
Dàn khách mời trong tập 3 chương trình "Nhập gia tùy tục" đã bàn luận, chia sẻ nhiều điều thú vị về đám cưới ở quê hương của họ.
Dù ở quốc gia nào, đám cưới luôn là một sự kiện trọng đại, đôi khi còn trở thành phong tục đại diện cho cả một nền văn hóa. Vì vậy, Nhập gia tùy tục tập 3 tiếp tục mang đến khán giả nhiều góc nhìn thú vị của các khách mời đến từ nhiều quốc gia trong chủ đề này.
Dàn khách mời trong tập 3 Nhập gia tùy tục.
Nói về đám cưới ở Việt Nam, tiền mừng cưới chính là một trong những nét văn hóa thú vị. Theo host Đinh Tiến Dũng chia sẻ, ở các vùng quê xưa, mọi người thường mừng cưới bằng hiện vật. Nhưng ở thời điểm hiện tại, để tránh gây áp lực cho khách mời, quà mừng cưới đã được mọi người quy đổi thành tiền, thậm chí còn có thể chuyển khoản thay vì bỏ phong bì như truyền thống.
Hai host Dustin, Cù Trọng Xoay và khách mời Võ Hạ Trâm.
Nhắc đến vấn đề này, Lily - cô gái người Nga liền chia sẻ một tình huống đặc biệt khi tổ chức đám cưới tại Việt Nam. Vì địa điểm nơi Lily làm tiệc cưới cũng có nhiều đám cưới khác đang được tổ chức nên khách của cô đã bỏ nhầm tiền mừng sang đám cưới của người khác. Trong khi đó, Cee Jay lại cho biết điều khiến anh trăn trở mỗi lần được mời đi đám cưới ở Việt Nam là phải bỏ bao nhiêu tiền mừng mới hợp lý.
Từ trái qua phải: Saleem - Phúc Mập - Cee Jay.
Micka Chu tỏ ra khá bất ngờ khi thấy cách mà các bậc phụ huynh ở Việt Nam mời tất cả bạn bè, hàng xóm... những người họ từng đi đám cưới đến đám cưới của con họ. Và những tưởng như vậy thì đám cưới ở Việt Nam đã rất đông, thì Saleem khiến mọi người "há hốc" khi tiết lộ đám cưới Palestine vô cùng hoành tráng với gần 6.000 khách tham dự trong suốt một tuần và ngày nào cũng có tiệc tùng linh đình.
Tương tự, đám cưới của Cee Jay tại Nigeria cũng gần 2.000 khách mời. Ở quê hương anh còn có phong tục, nhà gái viết những lễ vật yêu cầu nhà trai mang đến. Nhưng nhà gái sẽ tuyệt đối không nhận tiền vì họ quan niệm trao con gái cho nhà trai chăm sóc chứ không phải bán con.
Trái ngược hoàn toàn với chuyện cưới hỏi hoàng tráng ở Palestine và Nigeria, Lily cho biết đám cưới ở Nga thường chỉ có tầm 20 - 30 người được cô dâu chú rể mời tham dự. Điều thú vị trong tiệc cưới của người Nga là khách mời sẽ đưa cho cô dâu và chú rể mỗi người một cái bỉm để đi thu tiền từ các khách mời. Nếu chú rể nhận được nhiều tiền hơn thì cặp đôi sẽ sinh con trai, ngược lại nếu cô dâu thu được nhiều tiền hơn thì họ sẽ sinh con gái.
Trong khi đó, theo lời của Micka Chu, tổ chức đám cưới ở Pháp rất tốn kém nên mọi người thường chuẩn bị rất lâu. Cô cũng đặc biệt yêu thích đám cưới ở Việt Nam hơn vì ở Pháp các khách mời chỉ tặng quà.
Từ trái qua phải: Han Sara - Lily - Micka Chu
Trước sự khác biệt trong phong tục cưới hỏi ở các nước, Võ Hạ Trâm cũng chia sẻ nhiều điều đặc biệt khi cưới chồng Ấn Độ. Dù không có cơ hội làm lễ cưới ở Ấn Độ cùng chồng, nhưng sau khi nghe chồng kể về phong tục chú rể dắt cô dâu đi quanh đám lửa suốt 5 tiếng để cầu nguyện, Võ Hạ Trâm cảm thấy may mắn vì vợ chồng cô chỉ tổ chức lễ cưới ở Việt Nam. Cô hài hước nói: "Nếu tôi qua đó làm đám cưới thì một là tôi phải ngồi xe lăn để đi, hai là vừa đi vừa cầm chai nước biển".
Thêm điều khiến Võ Hạ Trâm thấy lạ là tại Ấn Độ cô dâu không được cười khi chụp hình cưới. Lý giải về điều này, nữ ca sĩ cho biết họ quan niệm khi con gái được gả về nhà chồng thì phải thể hiện sự nghiêm túc.
Khách mời Võ Hạ Trâm.
Quý vị đón xem các tập tiếp theo chương trình Nhập gia tùy tục phát sóng vào 20h30 thứ Sáu hàng tuần trên kênh VTV3!
Nhập Gia Tùy Tục: Đàn ông yêu người đẹp nhưng cưới người đảm đang? Ai cũng yêu thích cái đẹp và mong muốn mình sẽ đẹp hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, quan niệm về cái đẹp ở mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia lại có nhiều sự khác biệt. Tập 1 của chương trình Nhập Gia Tùy Tục đã đưa ra chủ đề này với sự tham gia của các khách mời đến từ nhiều nước...