“Nhanh chân” học sau đại học
Tấm bằng cử nhân chưa đủ để “ làm đẹp” hồ sơ xin việc. Vì lẽ này mà nhiều trường tăng cường quy mô đào tạo sau ĐH để kịp thời đáp ứng nhu cầu người dân. Đối với nhiều người, việc học trong thời điểm này còn đang “thuận lợi” trước khi cơ quan quản lý siết chặt.
Ngày càng nhiều cử nhân muốn học cao học (Ảnh minh họa)
Tranh thủ lúc “nhá nhem”
Lý do đi học cao học của M.N.Tuyết là để được cộng điểm thi công chức. Tuyết chọn một trường có mối quen biết cũ để vượt qua kỳ thi đầu vào với trình độ tiếng Anh chưa đủ để nói được một câu vì ra trường đã 10 năm nay. Trong khi đó, điều kiện đầu vào thạc sỹ hiện nay là trình độ A2 theo khung chuẩn châu Âu và tiến tới B1 trong thời gian tới. Theo lời khuyên của các bạn đã hoàn thành luận văn thạc sỹ thì Tuyết vẫn còn cơ hội hoàn thành “bổ túc” cao học trong 2 năm tới nếu không có gì thay đổi về quy chế hay bị thanh tra rà soát.
Để đáp ứng nhu cầu của người học, các trường liên tiếp xin chỉ tiêu đào tạo sau ĐH. Quy mô đào tạo sau ĐH của các trường ĐH trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Chỉ riêng đợt 1 tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2012, trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra chỉ tiêu tới 1.000 học viên. ĐH Sư phạm Hà Nội cũng thông báo tuyển 700 chỉ tiêu thạc sỹ trong đợt 1 năm 2012. Còn ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển đến 4.000 thạc sĩ, 376 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ năm 2011 trong khi chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy của trường được định hướng giữ nguyên quy mô với mức khoảng 5.500 sinh viên. Con số thống kê cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 20.000-25.000 thạc sỹ được đào tạo.
Số lượng đào tạo ngày càng lớn thì chất lượng khó có thể đòi hỏi cao. Điều này đã được chính các chuyên gia về đào tạo sau đại học nhìn nhận. PGS.TS Ngô Kim Thanh, Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định tình trạng đổ xô đi học thạc sĩ đang trở thành trào lưu trong xã hội. Một giảng viên có học vị tiến sĩ trong vòng một năm có thể hướng dẫn khoảng 10 đề tài thạc sĩ, chưa kể các luận văn đại học, thì không thể có chất lượng cho các đề tài luận văn thạc sĩ, nhiều luận văn được sao chép gần như hoàn toàn mà không hề bị các thầy phát hiện.
Rục rịch rà soát chất lượng
Không chỉ lo ngại về chất lượng luận văn thạc sỹ mà ngay cả luận án tiến sĩ cũng đang là đối tượng phải rà soát. Mới đây ĐH Bách khoa Hà Nội đã rà soát toàn bộ các bộ môn có nghiên cứu sinh trong trường. GS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Hội đồng kỷ luật đã quyết định đình chỉ 2 nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến sĩ. Nguyên do là những nghiên cứu sinh này cũng như thầy hướng dẫn hoàn toàn không có mặt ở khoa, không thực hiện quy chế làm việc ở trường. “Thậm chí cả năm trời không thấy đến trường, các thầy bộ môn không ai biết nghiên cứu sinh này vì họ không tham gia sinh hoạt chuyên môn, một trong những yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh” – GS Nguyễn Trọng Giảng cho biết. Hiện trường này đã ra một loạt quy định để đưa việc đào tạo thạc sỹ cũng như hướng dẫn nghiên cứu sinh vào nề nếp.
Đánh giá thực trạng các luận án tiến sĩ kinh tế ở các trường ĐH khối kinh tế, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Viện Kế toán – Kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhiều nghiên cứu sinh chưa thực sự dành tâm huyết cho quá trình học tập, nghiên cứu viết luận án. Có người đang trong thời gian viết luận án tiến sĩ nhưng một năm vẫn giảng 1.000 tiết ở một trường ĐH, hoặc tham gia kinh doanh công ty riêng.
Nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, vừa qua ĐH Bách khoa Hà Nội đã có một số quy định mới, thậm chí gây phản ứng khá mạnh về quy định độ tuổi và giới hạn một trong 2 người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải là cán bộ của trường. Giải thích về việc này GS Nguyễn Trọng Giảng cho biết, trường có quyền đưa ra các quy chế chặt hơn của Bộ GD-ĐT, vì vậy các quy định mới nhằm đưa đào tạo thạc sỹ và hướng dẫn nghiên cứu sinh vào nền nếp.
Video đang HOT
Còn tại ĐH Kinh tế Quốc dân, việc đặt ra chuẩn đánh giá luận văn, luận án cũng đang được bàn tới để khắc phục chất lượng sản phẩm khoa học thấp do trình độ và ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ hướng dẫn cùng tâm lý dễ dãi với người học. Trong các hội đồng chấm, nhiều giám khảo nhận xét rất nghiêm khắc nhưng cuối cùng vẫn cho điểm cao. Điều này cho thấy cần xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá luận văn, luận án.
Theo Vinh Hương
ANTĐ
Học tại Việt Nam, nhận bằng ở Anh.
Được mặc đồng phục tốt nghiệp với mũ vuông áo thụng, bước lên sân khấu nhận tấm bằng cử nhân hay thạc sỹ từ tay hiệu trưởng một trường danh tiếng của Anh, là viễn cảnh mà có lẽ không học sinh, sinh viên nào không mơ ước. Thế nhưng để có thể thực hiện ước mơ đó thật không đơn giản.
Trước tiên về tài chính, để nhận được tấm bằng cử nhân của Anh, nhiều cha mẹ đã phải bỏ ra cho con cái tiền tỷ để đi du học. Học phí 1 năm dự bị (foundation) và 3 năm đại học ở Anh khoảng 25.000 đến 28.000 Bảng (850 đến 950 triệu đ) đối với ngành kinh tế. Nếu phải học dự bị 2 năm (A level) theo yêu cầu của nhóm trường xếp hạng cao thì sẽ tốn thêm hơn 100 triệu đồng nữa. Chi phí sinh hoạt cho 4 năm khoảng 27.000 Bảng (920 triệu đ) ở London hoặc 22.000 Bảng (750 triệu đ) nếu ở nơi khác. Như vậy chi phí tối thiểu cho tấm bằng cử nhân kinh tế là khoảng 47.000 Bảng, tương đương với 1,6 tỷ đồng còn cho tấm bằng thạc sỹ (1,5 năm cả dự bị) là 18.000 Bảng, tương đương với khoảng 600 triệu đồng.
Nhận bằng quốc tế - niềm mơ ước của HSSV
Ngoài ra sinh viên đi du học còn gặp nhiều vấn đề liên quan như thủ tục du học, visa, bảo lãnh tài chính... chưa kể phải sống xa nhà, khác biệt về văn hóa, khí hậu. Đối với những người đang đi làm, đang phải chăm sóc con nhỏ thì việc đi du học thời gian dài càng khó khăn hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội và với lợi thế là trường đại học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo về Tài chính-Thương mại, Học viện Tài chính đã liên kết với các trường đại học nổi tiếng của Anh là đại học Leeds Metropolitan (xếp thứ 5 ở Anh về số lượng sinh viên) và đại học Gloucestershire (xếp hạng cao trong số 100 trường đại học hàng đầu của Anh) để tổ chức đào tạo các chương trình đại học (Cử nhân) và trên đại học (Thạc sỹ) của Anh tại Việt Nam. Sinh viên được học bằng tiếng Anh, theo chương trình, giáo trình của các trường đại học Anh, do các giảng viên của Anh và HVTC giảng dạy. Khi tốt nghiệp sinh viên được các trường đại học của Anh cấp bằng Cử nhân (hoặc thạc sỹ) hoàn toàn giống như bằng cấp cho sinh viên học tại Anh.
Nhận bằng quốc tế - tiết kiệm chi phí
Sinh viên tốt nghiệp được trao bằng tại Việt Nam hoặc có thể sang Anh nhận bằng trong lễ tốt nghiệp do các trường bên Anh tổ chức. Các khóa học vừa qua đã có nhiều sinh viên đăng ký sang Anh nhận bằng, vừa để thăm trường đại học mà mình tốt nghiệp đồng thời có thêm trải nghiệm về môi trường đại học ở Anh.
Học tại Việt Nam - Nhận bằng tại Anh
Do học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, nghe giảng trực tiếp từ các giảng viên đa số là bản ngữ Anh nên sau khóa học trình độ tiếng Anh của sinh viên được nâng cao rõ rệt, đủ để làm việc trong môi trường tiếng Anh.
Chi phí cho các chương trình cử nhân liên kết chỉ khoảng 250 triệu, tương đương với khoảng 15% chi phí đi du học ở Anh để có tấm bằng hoàn toàn giống. Đối với chương trình thạc sỹ (thạc sỹ tài chính và thạc sỹ quản trị kinh doanh) chi phí học chương trình quốc tế ở trong nước là 210 triệu, chỉ tương đương với 1/3 chi phí đi du học chương trình tương tự. Ngoài ra học viên chương trình thạc sỹ còn có thể vừa tiếp tục đi làm vừa theo học.
Vừa học vừa làm tiết kiệm thời gian cho học viên
Chương trình cử nhân liên kết yêu cầu sinh viên phải có trình độ tiếng Anh đầu vào tương đương với IELTS 4.0, tuy nhiên đối với sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu này, HVTC tổ chức khóa dự bị, bổ túc tiếng Anh để sinh viên chuân bị vào chính khóa.
Các dơn vị liên kết với Học viện tài Chính
Để biết rõ hơn về những chương trình này, có thể tham khảo thông tin tại website: kinhdoanh.edu.vn, hoặc liên lạc theo địa chỉ:
Ban Đào tạo Quốc Tế, Học Viện Tài Chính
Hà Nội: Học Viện Tài Chính, Phòng 302B, 8 Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel:(04)39336178, Hotlines: 0989721199/0989722299
Theo 24h
Đào tạo 8.000 thạc sĩ, tiến sĩ cho miền Trung-Tây Nguyên Ngày 19.12, UBND TP.Đà Nẵng đã công bố đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố đến năm 2020. Theo đó, đến 2015, đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH thành phố, trong đó có 55% lao động qua đào tạo (19% có trình độ đại học, 2% có trình độ thạc sỹ trở lên...). Đào...