Nhân viên y tế Trung Quốc gây phẫn nộ vì tiêu hủy chó cưng của người đang cách ly
Sự việc một nhân viên y tế tự ý tiêu hủy chó cưng của một người dân đang cách ly phòng COVID-19 đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Theo trang The Guardian (Anh), hôm 12/11, một cư dân ở thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đã đăng tải dòng trạng thái trên Weibo cho biết con chó cưng của cô đã bị nhân viên y tế đán.h chế.t tại căn hộ của mình trong thời gian cô đang cách ly ở một khách sạn. Cơ sở này không cho phép người đi cách ly mang động vật đi cùng.
Trong video trích xuất từ camera an ninh được đăng trên mạng xã hội, một trong hai nhân viên khử khuẩn mặc đồ bảo hộ đã đán.h co.n chó bằng một vật dụng trông giống một chiếc gậy sắt. Hashtag bình luận liên quan đến sự việc đã nhận được hàng trăm triệu lượt xem. Nhiều người đã chỉ trích nhân viên y tế vì đã tự ý tiêu hủy con vật.
Theo thông báo, giới chức đã yêu cầu người dân mở cửa sau khi rời khỏi nhà để đi cách ly, nhưng cửa nhà của cư dân nói trên đã bị khóa. Với sự hỗ trợ của cảnh sát, các nhân viên chống dịch đã vào nhà của người này để khử trùng và phát hiện con chó.
Hôm 13/11, giới chức thành phố Thượng Nhiêu đã lên tiếng xin lỗi vì đã không liên lạc với chủ nhân của con vật. Họ cho biết nhân viên trên đã bị xử phạt, chuyển công tác đến một vị trí khác, đồng thời yêu cầu nhân viên xin lỗi chủ sở hữu con vật.
Giới chức thừa nhận hành vi không phù hợp của nhân viên y tế, song cũng mong người dân thông cảm cho nhân viên tuyến đầu, những người đang làm việc không mệt mỏi để chống dịch COVID-19. Sau khi nhận lời xin lỗi từ nhân viên y tế, gia đình người dân trên tỏ ra thông cảm với lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, giới quan sát cho rằng các nhân viên chống dịch đáng lẽ phải có hành vi hợp lý hơn mặc dù đang làm nhiệm vụ chống dịch. Không chỉ chống dịch, mà họ còn cần quan tâm đến tác động xã hội do hành vi của mình.
Một trường hợp tương tự cũng đã xảy ra vào đầu tháng này ở Trung Quốc khi những con mèo của một cư dân ở Thành Đô đã bị tiêu hủy sau khi tiếp xúc gần với chủ nhân. Các con vật không được xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Sau vụ việc, An Xiang, Giám đốc một công ty luật ở Bắc Kinh, nói trên Weibo rằng vẫn chưa có kết luận khoa học về việc virus SARS-CoV-2 có lây bệnh cho vật nuôi hay không. Ông cho rằng “không nên thực hiện các biện pháp khẩn cấp như săn tìm và giế.t hạ.i động vật, nếu các đơn vị liên quan không có bằng chứng để chứng minh rằng những vật nuôi này đã nhiễm bệnh”.
Hiện chưa có nghiên cứu nào kết luận nguy cơ lây lan COVID-19 từ vật nuôi sang chủ của chúng. Lời khuyên từ các trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở các quốc gia khác nhau là cả người và động vật mắc COVID-19 nên được đi cách ly.
Hồi tháng 7, đài BBC đưa tin một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Utrecht cho thấy tỷ lệ mắc COVID-19 ở động vật lên tới 18% nếu chủ mắc bệnh. Tuy nhiên, con đường lây truyền nhiều khả năng từ người sang động vật. Chưa có trường hợp vật nuôi nào lây nhiễm virus cho chủ được ghi nhận.
Video đang HOT
Các nhà khoa học thế giới dự đoán thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19
Các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra nhận định về kịch bản kết thúc đại dịch Covid-19, trong bối cảnh nhiều quốc gia đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch và đẩy mạnh tiêm chủng vaccine.
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Singapore (Ảnh: Business Times).
Hãng tin Reuters đã tiến hành phỏng vấn hơn 10 chuyên gia hàng đầu về dịch bệnh và cho biết, khi làn sóng lây nhiễm do biến chủng Delta đang hạ nhiệt ở nhiều khu vực trên thế giới, các nhà khoa học vẫn đang xem xét khả năng dịch Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022.
Các nhà khoa học dự đoán rằng, những quốc gia đầu tiên thoát khỏi đại dịch sẽ là những nơi có sự kết hợp giữa tỷ lệ tiêm chủng cao và khả năng miễn dịch tự nhiên ở những người đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh như ở Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha và Ấn Độ. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng SARS-CoV-2 vẫn là một loại virus khó lường và đang tiếp tục đột biến khi lây lan qua các cộng đồng dân cư chưa được tiêm chủng.
Không ai có thể loại trừ hoàn toàn khả năng virus đột biến đến mức có thể né tránh được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày càng tin tưởng rằng, vào năm tới, nhiều quốc gia sẽ bỏ lại những điều tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 ở phía sau.
"Chúng tôi cho rằng từ nay đến cuối năm 2022 là thời điểm mà chúng ta có thể kiểm soát được loại virus này, khi chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể các ca bệnh nặng và t.ử von.g", Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học đứng đầu nhóm ứng phó với Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói.
Quan điểm của WHO dựa trên kết quả làm việc với các chuyên gia về dịch bệnh, những người đang dự báo diễn biến có thể xảy ra của đại dịch trong 18 tháng tới. WHO đặt mục tiêu 70% dân số thế giới được tiêm chủng vào cuối năm 2022.
"Nếu chúng ta đạt được mục tiêu đó, chúng ta sẽ ở trong một tình huống rất khác về mặt dịch tễ học", bà Van Kerkhove nói.
Tuy nhiên, nhà khoa học WHO lo lắng về việc các quốc gia sớm dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
"Tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người đi lại trên đường phố, như thể mọi thứ đã kết thúc", bà Van Kerkhove nói thêm.
Theo báo cáo của WHO vào ngày 26/10, từ tháng 8, các ca nhiễm và t.ử von.g vì Covid-19 đã giảm xuống ở hầu hết khu vực trên thế giới.
Tuy vậy, châu Âu dường như là ngoại lệ, khi biến chủng Delta đang gây ra làn sóng dịch bệnh mới ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Nga và Romania, cũng như những nơi đã dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang.
Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Nga (Ảnh: Reuters).
Biến chủng Delta cũng góp phần làm gia tăng số ca nhiễm ở các quốc gia như Singapore và Trung Quốc, những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng ít có khả năng miễn dịch tự nhiên do áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt.
"Quá trình chuyển đổi sẽ khác nhau ở từng nơi vì nó sẽ được thúc đẩy bởi miễn dịch trong nhóm dân số đã khỏi bệnh và tất nhiên, bởi việc phân phối vaccine, vốn thay đổi giữa các khu vực", Marc Lipsitch, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, cho biết.
Một số chuyên gia dự đoán, làn sóng lây nhiễm do biến chủng Delta tại Mỹ sẽ kết thúc trong tháng 11 này và có thể là đợt bùng phát Covid-19 lớn cuối cùng.
"Chúng tôi đang chuyển đổi từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh đặc hữu, nơi loại virus này trở thành mối đ.e dọ.a dai dẳng ở Mỹ", cựu Ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ Scott Gottlieb cho biết.
Chris Murray, nhà dự báo dịch bệnh hàng đầu tại Đại học Washington, cũng dự báo làn sóng gia tăng lây nhiễm do biến chủng Delta ở Mỹ sẽ kết thúc vào tháng 11.
"Chúng ta sẽ chuyển sang mức tăng số ca mắc Covid-19 rất khiêm tốn vào mùa đông. Nếu không có biến chủng mới nghiêm trọng nào, Covid-19 sẽ thực sự kết thúc dần vào tháng 4 (năm 2022)", ông Murray nhận định.
Ngay cả khi các ca nhiễm đang tăng đột biến do các quốc gia dỡ bỏ các hạn chế chống dịch như ở Anh, vaccine dường như đã ngăn chặn số ca nhập viện. Nhà dịch tễ học Neil Ferguson tại Đại học Hoàng gia London nói rằng, đối với Anh, "tình trạng khẩn cấp của đại dịch đang ở phía sau chúng ta".
Trở thành bệnh đặc hữu?
Covid-19 được dự báo sẽ vẫn là nguyên nhân chính gây ra các ca bệnh và t.ử von.g trong nhiều năm tới, giống như các bệnh đặc hữu khác như sốt rét.
"Đặc hữu không có nghĩa là lành tính", bà Van Kerkhove nói.
Một số chuyên gia nói rằng virus SARS-CoV-2 cuối cùng sẽ tồn tại giống như bệnh sởi, căn bệnh vẫn bùng phát ở những cộng đồng dân cư có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Những người khác cho rằng Covid-19 ngày càng trở thành một bệnh hô hấp theo mùa như cúm.
Nhà dịch tễ học Ferguson dự đoán số ca t.ử von.g vì bệnh hô hấp do Covid-19 sẽ ở trên mức trung bình tại Anh trong vòng 2-5 năm tới, nhưng căn bệnh này sẽ không có khả năng gây sức ép với hệ thống y tế hoặc đòi hỏi thiết lập lại giãn cách xã hội.
"Đó sẽ là một sự tiến hóa dần dần. Chúng ta sẽ đối phó với nó như một loại virus dai dẳng hơn", ông Ferguson nói.
Trevor Bedford, nhà virus học tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson, người đã theo dõi sự tiến hóa của SARS-CoV-2, nhận thấy một làn sóng dịch bệnh nhẹ hơn vào mùa đông ở Mỹ, sau đó là sự chuyển đổi sang bệnh đặc hữu vào năm 2022-2023. Ông dự đoán Mỹ sẽ có 50.000-100.000 ca t.ử von.g do Covid-19 mỗi năm, lớn hơn con số ước tính 30.000 ca t.ử von.g hàng năm do cúm.
Bedford cho biết, virus có thể sẽ tiếp tục đột biến, đòi hỏi phải tiêm phòng vaccine hàng năm để đối phó với các biến chủng mới nhất.
Nếu kịch bản Covid-19 bùng phát theo mùa xảy ra, trong đó virus SARS-CoV-2 lây lan song song với bệnh cúm, cả chuyên gia Gottlieb và Murray đều cho rằng điều đó sẽ có tác động đáng kể đến hệ thống chăm sóc sức khỏe.
"Đó sẽ là một vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách y tế, chẳng hạn cách đối phó với Covid-19 và dịch cúm bùng phát vào mùa đông", Murray cho biết.
Richard Hatchett, giám đốc điều hành của Liên minh Đổi mới sáng tạo chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh, cho biết một số quốc gia được bảo vệ tốt bởi vaccine trong khi những quốc gia khác hầu như không có vaccine, do vậy thế giới vẫn dễ bị tổn thương.
Tiến sĩ Bruce Aylward, lãnh đạo cấp cao của WHO, hồi tháng 10 cho biết đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 do các nước nghèo không nhận được số vaccine cần thiết.
Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng thế giới có thể bắt đầu kiểm soát được đại dịch Covid-19 vào mùa xuân tới, trong khi Giám đốc điều hành của hãng dược Moderna và Pfizer nhận định đại dịch có thể kết thúc sau một năm nữa.
Mỹ bắt đầu tiêm chủng cho tr.ẻ e.m 5-11 tuổ.i Mỹ ngày 3/11 đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech cho nhóm 5-11 tuổ.i, sau khi việc này được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) phê chuẩn. Tối ngày 2/11, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky chính thức khuyến nghị tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech...