Nhân viên mới không tham gia team building chạy 10km liền bị sa thải ngay lập tức, tòa án tuyên bố: Công ty phải đền bù 73 triệu đồng
Để lỡ 2 lần tổ chức sự kiện chạy marathon của công ty, chàng trai ở Trung Quốc không ngờ mình lại phải nhận quyết định nghỉ việc.
Tiểu Trương là một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Hạ Môn, một trong những trường đại học hàng đầu Trung Quốc và bầu đi làm được một thời gian. Đến tháng 9/2024, bạn bè bất ngờ khi thấy Tiểu Trương đăng thông báo đã nghỉ việc trên tài khoản mạng xã hội của mình. Khi đọc đến nguyên nhân, mọi người lại càng ngỡ ngàng hơn vì không thể nào tin nổi lại có chuyện như vậy xảy ra.
Trước đó, vào tháng 7/2024, sau khi tốt nghiệp Tiểu Trương đã trúng tuyển vào làm việc tại công ty công nghệ mạng Yidiantao tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, Tiểu Trương cho biết, chỉ hơn 40 ngày sau khi anh gia nhập Yidiantao, công ty này đã tổ chức team building cho nhân viên chạy bộ ngoài trời đến 3 lần.
Lần đầu tiên là vào lúc 9 giờ tối ngày 21/8, các nhân viên được yêu cầu chạy 5 km tại Công viên Olympic Bắc Kinh. Thậm chí, họ còn nhấn mạnh các các nhóm hoặc cá nhân không tham gia chạy sẽ bị coi là vắng mặt. Lần thứ 2 là 10 ngày sau đó, lãnh đạo công ty yêu cầu nhân viên tập trung lúc 7 giờ sáng ngày vào một buổi sáng thứ 7 để chạy bộ 10 km.
“Tôi tham gia được lần đầu tiên. Đến lần thứ 2, vì đã đi làm liên tục 12 ngày liền mệt mỏi, cuối cùng cũng được nghỉ cuối tuần và còn có cuộc hẹn lúc 7 giờ sáng nên tôi đã không tham gia”, Tiểu Trương chia sẻ với phóng viên tờ báo Đô thị Tam Tương. Tiếp theo đó, đến ngày 3/9, công ty lại yêu cầu các nhân viên mới chuẩn bị để tham gia chạy 10 km và có điểm danh. Vì Tiểu Trương không trả lời email xác nhận tham gia, trưởng bộ phận họ Trịnh đã gọi anh ra nói chuyện riêng và khuyên anh nghỉ việc. Ngay ngày hôm sau (4/9), Tiểu Trương nhận được “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động” từ công ty của mình.
Trong đoạn ghi âm cuộc nói chuyện với trưởng bộ phận họ Trịnh mà Tiểu Trương cung cấp cho phóng viên của báo Đô thị Tam Tương, ông Trịnh đề cập rằng việc tổ chức team building cho các nhân viên chạy bộ là một cách để nâng cao sự gắn kết của cả tập thể. Ông Trịnh nói thêm, việc để nhân viên đăng ký tự nguyện chạy bộ buổi sáng là một kiểu “sàng lọc”, để xem ai là người chịu lắng nghe và hợp tác với các yêu cầu của công ty.
Video đang HOT
Công ty của Tiểu Trương thường yêu cầu nhân viên tham gia team building chạy bộ vào buổi tối sau giờ làm việc hoặc buổi sáng cuối tuần
Ở một bản ghi âm khác, ông Trịnh nói rõ với Tiểu Trương rằng việc anh bị sa thải không chỉ do không tham gia chạy bộ, mà từ việc không tham gia team building cho thấy anh là người thiếu tư duy tích cực, không có tiềm năng để đáp ứng công việc hiện tại và văn hóa công ty.
Không thể chấp nhận lý do sa thải mà phía công ty đưa ra, Tiểu Trương đã nộp đơn lên Cục An sinh xã hội & Nhân sự và tòa án thành phố Bắc Kinh để yêu cầu được phân xử. Theo Tiểu Trương, công ty Yidiantao Bắc Kinh phải thanh toán đủ lương và trả thêm khoản bồi thường vì chấm dứt hợp đồng lao động cho anh. Tiề.n lương bao gồm cả những khoản phụ cấp khi phải làm thêm giờ vào những ngày nghỉ.
Ngày 8/11/2024, báo Hunan News đưa tin tòa án đã nói công ty Yidiantao phải bồi thường cho cựu nhân viên Tiểu Trương khoảng tiề.n tổng cộng là 21.000 NDT (hơn 73 triệu đồng), bao gồm phí chấm dứt hợp đồng lao động và các khoản làm thêm ngoài giờ vẫn chưa được chi trả.
Trước sự việc này, luật sư Lý Kiện thuộc Công ty Luật Liên Hợp Vạn Hòa ở Hồ Nam, Trung Quốc cho biết, theo Điều 25 của Luật Hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: Những người được chứng minh là không đáp ứng các điều kiện làm việc trong thời gian công tác; vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động hoặc nội quy, quy định của người sử dụng lao động; lơ là nhiệm vụ nghiêm trọng, vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại đáng kể đến lợi ích của người sử dụng lao động.
Trong trường hợp của Tiểu Trương, vì việc chạy bộ không nằm trong điều kiện làm việc hay quy tắc mà công ty đưa ra trong hợp đồng lao động, nên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động bị nghi ngờ là trái với luật lao động tại Trung Quốc. Vì lý do đó, người lao động có quyền yêu cầu bồi thường tương ứng và được bảo vệ bởi pháp luật.
Bị cho nghỉ việc trước Tết, nữ nhân viên kiện ngược công ty rồi thắng đậm
Nữ nhân viên ở Bắc Kinh, Trung Quốc thắng kiện công ty vì bị sa thải vô cớ và quỵt tiề.n làm thêm giờ.
Một vụ kiện lao động hy hữu vừa kết thúc với phần thắng thuộc về một nữ nhân viên tại Bắc Kinh, sau khi cô bị công ty sa thải vô cớ và quỵt tiề.n làm thêm giờ. Câu chuyện của Tiểu Dương đã thu hút sự chú ý của dư luận, một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về quyền lợi của người lao động.
Theo truyền thông đưa tin, Tiểu Dương bị công ty sa thải với lý do không đạt yêu cầu trong đán.h giá hiệu suất công việc, chỉ đạt 59 điểm KPI. Công ty cho rằng với kết quả này, họ có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần bồi thường.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, Tiểu Dương không đồng ý với lý do sa thải này. Cô cho rằng việc chỉ dựa vào kết quả đán.h giá của một tháng không đủ để chứng minh cô không đủ năng lực làm việc. Hơn nữa, cô còn kiện công ty đã bắt cô làm thêm giờ trong ngày nghỉ, cụ thể là đăng bài quảng cáo sữa bột trên mạng xã hội, nhưng lại không trả lương làm thêm giờ.
Trong quá trình xét xử, Tiểu Dương đã đưa ra bằng chứng là các tin nhắn WeChat cho thấy công ty đã yêu cầu cô đăng bài quảng cáo sữa bột vào ngày nghỉ và giờ giải lao trong ngày đi làm. Các tin nhắn này còn có sự xác nhận bằng nút "like" của quản lý công ty. Tòa án đã chấp nhận những bằng chứng này và kết luận rằng, công ty đã bắt Tiểu Dương làm thêm giờ mà không trả lương.
Tòa án cũng cho rằng, việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Tiểu Dương là bất hợp pháp, lý do sa thải không có cơ sở và công ty xác thực đã vi phạm quyền lợi của người lao động.
Sau khi xem xét các bằng chứng và lý lẽ của cả hai bên, tòa án đã ra phán quyết có lợi cho Tiểu Dương. Công ty buộc phải bồi thường cho cô tổng cộng 50.546 nhân dân tệ (khoảng hơn 176 triệu đồng) trong đó bao gồm 32.411 nhân dân tệ (113 triệu đồng) tiề.n bồi thường vì sa thải bất hợp pháp và 18.135 nhân dân tệ (63,3 triệu đồng) tiề.n lương làm thêm giờ.
Phán quyết này đã được nhiều người lao động và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động hoan nghênh. Nó cho thấy pháp luật Trung Quốc vẫn đang nỗ lực để bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là trong những trường hợp người lao động bị các công ty lợi dụng và chèn ép.
Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiề.n bồi thường lên đến 1 tỷ Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm. Ngày 18/11, Tòa án Nhân dân thành phố Thái Hưng, Trung Quốc, đã đưa ra phán quyết về vụ kiện liên quan đến việc sa thải nhân viên tại một công ty hóa chất ở...