4 năm khởi nghiệp, chàng CEO 8x kiếm hơn 1.000 tỷ đồng: ‘Ngoài 8 tiếng làm chính, tôi còn ở lại công ty làm thêm 7-8 tiếng nữa!’
“Người khác tăng ca tới 1,2 giờ sáng nhưng tôi về cơ bản tới 4,5 giờ chiều đã hoàn thành xong hết công việc của mình.
Nhưng ngày nào tôi cũng chỉ về vào lúc 2 giờ sáng. Khoảng thời gian 7,8 tiếng còn lại tôi đều ở công ty, học thứ mình muốn học, làm việc mình muốn làm”, vị CEO trẻ tuổi này chia sẻ.
Ngụy Dân sinh năm 1989.
9 năm trước, anh vẫn chỉ là một nhân viên bình thường tại một công ty thiết kế. Anh chỉ mất 5 năm đưa công ty thiết kế mà mình sáng lập ra trở thành một trong những công ty top đầu trong ngành, sau đó, anh cùng những người đồng sáng lập của mình cũng chỉ mất 4 năm để đưa các sản phẩm thiết kế sáng tạo của thương hiệu hiện tại, Yoose, trong đó sản phẩm chính là dao cạo râu, trở thành một trong những sản phẩm được giới trẻ tại đất nước tỷ dân yêu thích, doanh thu một năm rơi vào khoảng 360 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,2 tỷ đồng).
Sản phẩm do anh tạo ra có gì đặc biệt, vì sao có thể giúp công ty kiếm được một số tiền lớn như vậy? Triết lý trong kinh doanh của chàng trai trẻ vốn xuất thân từ một vùng quê nhỏ này là gì? Điều gì tạo nên một nhà khởi nghiệp thành công, đứng vững trong một thị trường cạnh tranh như tại Trung Quốc?
1. Cốt lõi nằm ở hai chữ “sáng tạo”
Sản phẩm dao cạo râu là sản phẩm nổi bật làm nên tên tuổi cũng như doanh thu của Yoose, nguyên nhân khiến sản phẩm trở nên nổi bật là bởi, “đó là sản phẩm của sự sáng tạo, slogan của chúng tôi khi thành lập công ty luôn là “phải khác biệt tuyệt đối”, chỉ khác biệt thôi chưa đủ, cần phải khác biệt “tuyệt đối”", Ngụy Dân thẳng thắn.
Anh chia sẻ: ” Trong khi các công ty khác tập trung vào khái niệm “công cụ”, nghĩa là tạo ra một sản phẩm thuần công năng của một công cụ, chẳng hạn như trọng điểm trong thiết kế của họ là sử dụng chất liệu nào, làm sao để nó trở nên sắc bén hơn, làm sao để thiết kế nhỏ gọn hơn hay chống nước tối ưu hơn, điều họ mong muốn là tạo ra một sản phẩm tốt hơn, tối ưu hơn, thì chúng tôi lại cho rằng không nên chỉ dừng lại ở việc coi nó như một công cụ, chúng tôi muốn định hướng nó như một món quà, là một thứ để bày tỏ tình yêu mà người bạn gái dành cho người bạn trai, vì vậy, bên cạnh những công năng thông thường, trọng tâm thiết kế của chúng tôi là đẹp mắt, tinh tế, nhỏ gọn, thích hợp để làm quà tặng.”
Sản phẩm của họ, tưởng như đang cạnh tranh với các loại dao cạo râu khác, nhưng trên thực tế là đang cạnh tranh với các thể loại quà tặng khác, “chúng tôi men theo tư duy kinh doanh này, lấy chủ đề “quà tặng” làm chủ đề để mở rộng tư duy thiết kế. Quà tặng thì cần độ thẩm mỹ cao, tính ứng dụng cao, thú vị… như vậy có thể tư duy thiết kế theo hướng liệu có thể biến sản phẩm này trông thời thượng hơn những loại dao cạo khác hay không.”
Video đang HOT
Ngụy Dân bắt đầu mở bán sản phẩm vào năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát, cá nhân anh cho rằng đây là thời điểm thích hợp bởi lẽ “dịch bệnh khiến điều mà các doanh nghiệp nghĩ tới là làm sao để đứng vững, điều mà họ quan tâm lúc đó chỉ là liệu nơi mình sống có bị phong tỏa hay không, có nên giảm bớt nhân viên hay không, diện tích thuê lớn như vậy nên làm sao… Họ không quan tâm nhiều tới việc sáng tạo, và đó vừa hay là điều chúng tôi tập trung vào.”
Trong quá trình sáng tạo, Ngụy Dân luôn đặt ra một câu hỏi, vì sao dao cạo râu luôn chỉ tập trung vào cảm biến năng lượng cơ, vì sao chất liệu lại phải là nhựa… ” Bạn phải không ngừng đặt ra câu hỏi tại sao? Dựa vào đâu? Vì sao nhất định phải như vậy? Nếu không phải như vậy thì nó nên như thế nào? Khi đặt ra những câu hỏi như vậy, phương án giải quyết sẽ có rất nhiều, và bạn sẽ chọn ra được phương án có tính sáng tạo và bất ngờ nhất.”
Khi được hỏi liệu có chắc chắn rằng sản phẩm tiếp theo sẽ trở nên phổ biến như này hay không, Ngụy Dân chia sẻ, “không chắc, nhưng vẫn phải làm. Không phải chắc chắn nó hot mới làm, mà là quyết tâm làm, mới có cơ hội để trở nên hot.”
Một điểm độc đáo trong giá trị quan của công ty mà Ngụy Dân thành lập đó là hai chữ “ngây ngô”. ” Bởi lẽ bạn luôn phải tin tưởng, tin tưởng có nỗ lực bỏ ra thì mới thu lại được kết quả tốt, tin tưởng rằng kiên trì với việc mà mình làm bạn sẽ tiếp tục phát triển, tin rằng thiết kế nhất định sẽ tạo ra giá trị, khi bạn khởi nghiệp kiếm được hàng chục, hàng trăm tỷ, trong khi những người khác đi mua nhà, đầu tư bất động sản, và kiếm lại được không ít tiền từ đó, bạn nói bạn không mua, muốn để tiền đó, năm sau thuê thêm vài nhà thiết kế tài năng về công ty… Tất cả những niềm tin đó, có phải đều rất ngây ngô? Ngây ngô có quan trọng không? Bạn không ngây ngô tin tưởng vào thế giới này, bạn sẽ không thể cảm thấy kết quả đó đẹp đẽ tới mức nào, bạn cũng sẽ không tin rằng mình sẽ nắm được nó. Vậy nên, đôi khi cần ngây ngô, bạn mới có thể tạo ra những thứ có giá trị và tốt đẹp. Cá nhân tôi cho đây là một mưu cầu, một mưu cầu của một người thiết kế sản phẩm.”
2. Không tồn tại cái gọi là thiên phú, kiến thức và nỗ lực là chìa khóa
Ngụy Dân tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế tại một ngôi trường không có thế mạnh về thiết kế. Trong thời gian học đại học, anh từng tham gia rất nhiều cuộc thi về thiết kế và giành được vô số giải .
Trong mắt mọi người, Ngụy Dân giống như con nhà người ta, việc đi thi với anh dễ như trở một bàn tay, rất nhiều người quy những điều đó về cho hai chữ “thiên phú”, nhưng chỉ Ngụy Dân mới biết đó là kết quả của quá trình học hỏi, tích lũy kiến thức và nỗ lực lâu dài ra sao.
” Tôi sinh ra ở nông thôn, bố mẹ đều chỉ là những viên chức bình thường vậy nên cũng không thể nói là có thiên phú ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ là tôi nỗ lực hơn người khác gấp 10 lần, 100 lần thôi. Ngay từ khi còn học đại học, mỗi ngày tôi đều học, ngiên cứu từ 6h sáng tới 1,2h sáng hôm sau, liên tục như vậy trong suốt 4 năm.
Hồi đó, thầy giáo yêu cầu lớp chúng tôi mỗi sinh viên phải làm 10 bản thảo thiết kế khổ A3 mỗi ngày, như vậy một tháng phải làm được 300 bản, một tháng sau, cả lớp nộp khoảng 360 bản, trong đó một mình tôi 300 bản, 32 bạn còn lại trong lớp nộp tổng cộng được 60 bản. Trong suốt khoảng thời gian học đại học, các tác phẩm thiết kế của tôi lên tới con số 400 bản, thời gian để hoàn thành một tác phẩm thông thường phải trải qua nhiều bước và mất ít nhất khoảng 2-3 tuần. 400 tác phẩm đó của tôi cũng không phải làm bừa, rất nhiều tác phẩm trong số đó giúp tôi giành được rất nhiều giải từ cấp trường tới thành phố, tỉnh, quốc gia, tiền thưởng nhận được rơi vào khoảng 30 vạn tệ (khoảng 1 tỷ đồng). Vì vậy mà sau khi tốt nghiệp đi làm, hiệu suất làm việc của tôi vô cùng cao, người khác tăng ca tới 1,2h sáng nhưng tôi về cơ bản tới 4,5h chiều đã hoàn thành xong hết công việc của mình. Nhưng ngày nào tôi cũng chỉ về vào lúc 2h sáng. Khoảng thời gian 7,8 tiếng còn lại tôi đều ở công ty, học thứ mình muốn học, làm việc mình muốn làm.”
Có người từng nói, “Chúng ta vì sao cần không ngừng học tập? Một chiếc chai rỗng, giá trị của nó nhiều nhất chỉ là một đồng, nếu cho nước vào trong đó, nó sẽ có giá 5 đồng, nếu cho sữa bò vào trong đó, nó sẽ có giá 10 đồng, nhưng nếu cho vào đó rượu ngon, giá trị của nó sẽ còn cao hơn. Não bộ của chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không ngừng nạp thêm kiến thức cho nó, dần dần, nó sẽ trở thành thứ tài sản vô hạn của chúng ta.”
Trải nghiệm của Ngụy Dân chính là minh chứng rất rõ nét cho câu nói này, bản thân anh cũng có những kiến giải rất riêng của mình về thành công, không tốt nghiệp khoa thiết kế của một ngôi trường có thế mạnh về thiết kế nhưng chính những kiến thức học được và cả sự nỗ lực tự trau dồi, mày mò đã cho anh sự tự tin và dám làm mà ít người có được, “rất nhiều người nói làm thiết kế sản phẩm không kiếm được tiền, nhưng quan điểm của tôi khác với mọi người ở chỗ tôi luôn cho rằng Trung Quốc là một thị trường vô cùng lớn, tiềm năng kiếm nhiều tiền không hề nhỏ, người ta nói làm thiết kế sản phẩm không kiếm ra tiền, nhưng họ đã thực sự làm tốt nó hay chưa, đã mài dũa nó đủ tới mức giúp bạn kiếm ra được nhiều tiền hay chưa?”.
Chính sự tự tin trong kiến thức, sự tự tin vào năng lực khiến Ngụy Dân không bị lung lay hay dao động bởi những tác động của thế giới của bên ngoài, khi được hỏi tương lai có dự định ra sao khi hiện tại có rất nhiều người sao chép lại sản phẩm của mình, Ngụy Dân không ngần ngại đáp, “những người sao chép, điều mà họ luôn nghĩ trong đầu sẽ là tiếp theo nên sao chép cái gì, vậy thì cứ tạo ra thêm cái gì đó để họ sao chép thôi, dù sao thì họ cũng trang trải được cho cuộc sống của mình nhờ việc này.”
Kiến thức và sự nỗ lực cùng nhiệt huyết, đam mê và kiên trì, có thể chưa khiến bạn thành công ngay lập tức, nhưng nó chắc chắn là “hòn đá phù thủy” giúp bạn có đủ bản lĩnh để chinh phục những mục tiêu mà mình muốn làm.
Người phụ nữ khởi nghiệp ở tuổi 73, mỗi sáng khách xếp hàng dài chờ đợi
Người phụ nữ 73 tuổi ngày ngày dậy sớm để chuẩn bị, phục vụ những vị khách đang xếp hàng chờ bà mở quán.
Ở tuổi 73, khi nhiều người đã yên vị với cuộc sống nghỉ hưu, bà Paulin Khoo lại quyết định khởi nghiệp.
Bà Paulin Khoo đưa cà phê cho khách.
Bà Paulin Khoo sinh sống ở Singapore. Kể từ khi nghỉ hưu, bà ở nhà hỗ trợ con cái, chăm sóc các cháu. Vài tháng nay, bà quyết định trở lại làm việc, mở quán cà phê ngay tại nhà.
Quán của bà mang tên Kopikhoo, không chỉ phục vụ cà phê mà còn đem lại những cuộc trò chuyện đầy niềm vui cho khách hàng. Quán được cải tạo từ bức tường bên ngoài nhà bếp của gia đình, trên phố Tembeling, khu Joo Chiat.
Quán mới khai trương được khoảng 7 tuần nhưng đã nhanh chóng trở thành điểm dừng chân thú vị cho nhiều người qua đường.
Cảm hứng mở quán, đi làm trở lại đến từ con trai bà, anh Nicholas Khoo (48 tuổi), làm trong ngành tiếp thị. Trong đại dịch Covid-19, anh đã học cách pha cà phê và chỉ dẫn cho mẹ. Thấy mẹ rảnh rỗi, anh gợi ý bà mở quán Kopikhoo.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, ở tuổi của mình, tôi lại bán cà phê. Tôi đang tận hưởng cuộc sống của một người nghỉ hưu, gặp gỡ bạn bè, quây quần bên con cháu. Và một ngày, tôi muốn thay đổi mọi thứ", bà chia sẻ.
Bà Paulin Khoo cẩn thận chuẩn bị từng cốc cà phê cho khách.
Các cháu của bà Khoo giúp bà trông coi quán cà phê vào cuối tuần. Còn những ngày khác, bà tự mình điều hành quán.
Bà thường bắt đầu công việc từ 6h. Khoảng 7h30, quán của bà đã sẵn sàng nhưng đến 8h, bà mới chính thức mở cửa. Dù quán mới hoạt động nhưng đã được nhiều khách yêu thích, xếp hàng dài chờ bà mở cửa, theo CNA.
Dù mới làm quen với công việc một thời gian ngắn nhưng bà Khoo đã thuần thục pha chế và phục vụ khách hàng. Bà ghi từng đơn hàng vào cuốn sổ nhỏ treo ở cửa sổ, từ tên khách, thức uống yêu thích, cho đến phương thức thanh toán.
Những ngày cuối tuần, quán cà phê nhỏ nhộn nhịp hơn. Quán đóng cửa lúc 16h nhưng bà Khoo thường nán lại thêm một lúc để dọn dẹp.
Nhà tuyển dụng hỏi "Nếu phải tăng ca không lương, bạn có chịu làm không?" - Câu trả lời khôn khéo của ứng viên EQ cao được nhận vào làm luôn Câu trả lời của ứng viên này là gì mà khiến nhà tuyển dụng phải vỗ tay khen ngợi? Hiện nay, các cuộc phỏng vấn không chỉ xoay quanh các câu hỏi liên quan trình độ học vấn, mức độ chuyên môn. Để lựa chọn được những ứng viên sáng giá, nhiều công ty còn bổ sung thêm các câu hỏi tình huống....