Nhân viên Gen Z ’sốc’ trước lịch làm việc ‘buồn chán’ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều
Một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học và đang đi làm đã nói về những yêu cầu mệt mỏi của một công việc toàn thời gian.
Một nhân viên Gen Z đã than thở trong một bài luận về công việc hàng ngày của mình tại YMCA tuy bổ ích nhưng vẫn “khó khăn” vì nó chiếm quá nhiều thời gian trong 1 ngày.
Piper Hansen tốt nghiệp đại học vào mùa xuân năm 2023 và mặc dù mới đi làm toàn thời gian được vài tháng nhưng cô cho biết thật chán nản khi phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
“Làm sao để đảm bảo tôi có thể ăn uống đầy đủ, gặp gỡ bạn bè và dành thời gian cho sở thích của mình? Làm thế nào tôi có thể sắp xếp cả cuộc đời mình để phù hợp với lịch trình làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều?”, nhân viên trẻ này tự hỏi.
Nhân viên Gen Z cho biết công việc với thời gian linh hoạt hơn sẽ tốt hơn nhiều để cô có nhiều thời gian “đi du lịch hoặc tận hưởng những việc khác ngoài công việc”. (Nguồn: iStock)
Hansen giải thích rằng cô thức dậy vào khoảng 7 giờ sáng để làm công việc từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối, nhưng khi về đến nhà, cô hầu như không có thời gian để dắt chó đi dạo và nấu bữa tối trước khi trời tối.
Hansen viết: “Sau đó, tôi phải chuẩn bị một bình cà phê cho sáng hôm sau và đồ ăn trưa cho ngày hôm sau. Tôi chỉ có vài giờ đồng hồ ở nhà trước khi chuẩn bị đi ngủ lúc 11 giờ đêm”.
Video đang HOT
Hansen đã đề cập đến đoạn video nổi tiếng của một nhân viên Gen Z khác, người đã đăng một bài phát biểu đầy nước mắt, trong đó cô ấy phàn nàn về yêu cầu làm việc 40 giờ/tuần. Trong khi một số khán giả thông cảm với những lời phàn nàn của cô, những người khác lại tin rằng những cảm xúc này là dấu hiệu cho thấy thái độ và đạo đức làm việc yếu kém của thế hệ trẻ Mỹ.
“Tôi muốn tắm, ăn tối và đi ngủ. Tôi cũng không có thời gian và sức lực để nấu bữa tối. Giống như, tôi không có sức để đi tập thể dục, việc đó gần như bất khả thi và nó khiến tôi khó chịu. Việc này chẳng liên quan gì đến công việc hiện tại của tôi cả, nhưng lịch trình làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nói chung thật là điên rồ”, Hansen nói.
“Là một người thuộc Gen Z đang trải qua quá trình chuyển đổi sang lực lượng lao động giống như người trong video lan truyền đó, tôi chỉ muốn nói: Chúng tôi biết mọi chuyện là như vậy. Nhưng nó có nhất thiết phải như vậy không?”, Hansen nói thêm.
Nhân viên 23 tuổi cho biết thật không thể tưởng tượng được khi “cả ngày dài chỉ là thời gian để làm việc và về nhà nghỉ ngơi trước khi tiếp tục làm việc vào ngày hôm sau. Đó không phải là cách con người sống”.
Hansen giải thích rằng, không phải cô không yêu thích công việc của mình mà vì nó chiếm phần lớn cuộc đời cô nên cô buộc phải lên tiếng.
Hansen nói: “Tôi ước có nhiều lựa chọn hơn về lịch trình có lợi cho việc thực sự sống và trải nghiệm một cuộc sống ngoài công việc. Tôi không muốn 45 năm tới của mình giống như những tháng cuối cùng đi làm, về nhà ăn tối, nghỉ ngơi rồi quay lại làm việc . Tôi cũng muốn sống cuộc sống của mình”.
Hansen nói rằng cô không biết liệu trong tương lai, cô có phải làm một công việc trực tiếp, toàn thời gian hay không.
Cô kết luận: “Tôi thấy những người khác có những khung giờ làm việc linh hoạt hơn cho phép họ có thể đi du lịch hoặc tận hưởng những việc khác ngoài công việc và tôi cũng muốn điều đó. Nhưng đồng thời, tôi đang cố gắng lấp đầy khoảng trống đó bằng cách gặp gỡ bạn bè và phát triển sở thích trong thời gian rảnh rỗi ít ỏi mà tôi có”.
Chủ tịch một công ty dọa đuổi việc nhân viên vì "phớt lờ" không đọc tin nhắn của sếp vào ngày nghỉ
Chỉ vì không đọc tin nhắn của sếp vào ngày nghỉ, nhân viên đối diện với nguy cơ bị đuổi việc, sự việc nhận được sự quan tâm của cư dân mạng.
Thường thì một ngày làm việc sẽ kéo dài từ 8-9 giờ sáng đến 5-6 giờ chiều, tùy thuộc vào chế độ làm việc của từng công ty. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ tập trung vào xử lý công việc và hoàn thành các deadline đã được giao.
Nếu bạn hoàn thành công việc đúng tiến độ, thì những ngày nghỉ cuối tuần là cơ hội để thư giãn và dành thời gian cho bản thân. Tuy nhiên, mới đây, một chủ tịch công ty tại Trung Quốc đã gây tranh cãi vì đe dọa hủy bỏ ngày nghỉ của nhân viên, thậm chí là có nguy cơ bị đuổi việc vì cấp dưới không đọc tin nhắn ông gửi cho họ vào thứ bảy
Toutiao News đưa tin, Chủ tịch công ty Wen Yanbin - người công tác tại Viện nghiên cứu thiết kế JCFC ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc - không hài lòng với việc những tin nhắn ông gửi cho 3 nhân viên cấp dưới vào cuối tuần bị "phớt lờ". Ông không hài lòng đến mức đã đe dọa nhân viên rằng , bắt đầu từ năm tới, ông sẽ hủy các ngày nghỉ cuối tuần "Ban đầu, tôi quyết định từ năm sau, chúng tôi sẽ áp dụng chính sách làm việc vào cuối tuần. Nếu không thể chấp nhận quy định này, bạn có thể từ chức", ông chia sẻ trong một thông điệp nội bộ gửi nhân viên.
Chỉ vì không đọc tin nhắn của sếp vào ngày nghỉ, nhân viên đối diện với nguy cơ bị đuổi việc.
Chủ tịch Wen Yanbin chia sẻ quan điểm của mình, bày tỏ sự không hài lòng đối với những người không làm việc vào cuối tuần. "Nếu bạn có cơ hội thư giãn vào cuối tuần, hãy biết ơn những nỗ lực của đồng nghiệp, họ đã làm việc cật lực suốt cả ngày và đêm," ông nhấn mạnh.
Ông không ngừng nhấn mạnh về việc cần theo dõi các cập nhật về công việc trên hệ thống của công ty, ngay cả khi là ngày nghỉ. Thậm chí, ông đã ra lệnh cho toàn bộ nhân viên rằng , họ không được xem ngày cuối tuần là một lý do để không làm việc.
Chủ tịch cũng đã cho biết, ông sẽ kiểm tra điện thoại của tất cả nhân viên khi họ quay trở lại công việc, để đảm bảo rằng họ không tắt thông báo hoặc sử dụng điện thoại dự phòng trong thời gian làm việc.
"Bạn được trả lương cả tháng, thay vì 22 ngày làm việc. Nếu bạn chỉ làm việc trong 22 ngày, lương của bạn sẽ bị trừ tương ứng với số ngày nghỉ. Nếu ai đó sử dụng điện thoại dự phòng vào cuối tuần, chúng tôi sẽ hủy trợ cấp điện thoại", ông nói thêm.
Câu chuyện sau đó được lan truyền và gây nhiều phản ứng không tích cực trên các mạng xã hội Trung Quốc. Một số người cho rằng nhân viên không có nghĩa vụ pháp lý phải phục vụ sếp của họ vào những ngày nghỉ, đặc biệt là dịp nghỉ lễ. Mặc khác, nhân viên có quyền nghỉ bù nếu họ được yêu cầu làm việc vào cuối tuần. Nếu điều này không được thực hiện, người sử dụng lao động sẽ vi phạm luật lao động.
Tuy nhiên, cũng có những người khác có quan điểm trái ngược, cho rằng nếu sếp gửi tin nhắn, dù công việc có quan trọng hay không, việc phản hồi vẫn là điều cần thiết. Hành động này không chỉ thể hiện lòng lịch sự mà còn để lại ấn tượng tích cực, có thể ảnh hưởng đến quyết định của sếp trong tương lai khi giao công việc quan trọng cho bạn.
Dường như vấn đề này đang gây xôn xao trong cộng đồng nhân viên hiện nay. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng cấp trên vẫn luôn cần phải có sự sắp xếp hợp lý về mặt khối lượng cũng như thời gian để nhân viên có thể chủ động hơn trong việc riêng. Ngoài ra, sếp cần rõ ràng nếu làm việc ngoài giờ thì nên tính tiền làm thêm sòng phẳng để nhân viên không cảm thấy quyền lợi của mình bị bóc lột.
Lương bèo bọt nhưng chăm sống ảo: Họ hàng tưởng giàu tìm đến vay tiền "Sống ảo" dường như không còn là chuyện quá xa lạ đối với Cuộc Sống Gen Z. Các bạn trẻ thường xuyên có thói quen "sống ảo", đăng những thứ xa hoa, lộng lẫy lên mạng xã hội. Điều này vốn dĩ không gây hại gì tới những người xung quanh. Thế nhưng, khi tần suất "khoe" ngày càng dày đặc trên mạng...