Lương bèo bọt nhưng chăm sống ảo: Họ hàng tưởng giàu tìm đến vay tiền
“ Sống ảo” dường như không còn là chuyện quá xa lạ đối với Cuộc Sống Gen Z. Các bạn trẻ thường xuyên có thói quen “sống ảo”, đăng những thứ xa hoa, lộng lẫy lên mạng xã hội. Điều này vốn dĩ không gây hại gì tới những người xung quanh. Thế nhưng, khi tần suất “khoe” ngày càng dày đặc trên mạng đôi khi lại khiến chính chúng ta vướng vào những tình huống khó xử.
“Sống ảo” vốn không còn là vấn đề xa lạ đối với các bạn trẻ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Lương bèo bọt ba cọc ba đồng nhưng lại thích “tô vẽ”
Hầu hết ai cũng thích bản thân mình luôn xuất hiện thật lung linh, rạng rỡ trong mắt người khác và trên mạng xã hội cũng vậy. Mạng xã hội từ lâu đã được coi như một khuôn mặt khác, một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống mỗi người. Chính vì vậy, ai cũng muốn “tô vẽ” cho nó thật đẹp để gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người khác.
Đôi khi, trên mạng và ngoài đời là hai giao diện hoàn toàn khác nhau. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Đáng nói, nhiều người trẻ đi làm lương bèo bọt nhưng xuất hiện trên mạng lúc nào cũng là hình ảnh sang chảnh, đi ăn uống ở những nơi đắt đỏ nhất. Họ lựa chọn “tô hồng” cuộc sống trên mạng xã hội và giấu đi những khó khăn, những vất vả, những nét bình dị, mộc mạc đằng sau để không ai có thể thấy được. Điều này kéo theo vô vàn hệ lụy, khiến ai nhìn vào cũng tưởng đó là một con người giàu có, sang trọng, có tiền có của nên mới đến được những nơi đắt đỏ như vậy.
Ai cũng muốn tô vẽ cho cuộc sống trên mạng của mình “màu hồng” hơn. (Ảnh minh họa: Freepik)
Bạn T.T. (2002), sinh viên năm cuối của một trường đại học chia sẻ: “Mình nghĩ ai cũng thích đẹp, bản thân mình cũng vậy thôi. Chắc hẳn là chẳng ai muốn đăng tải những hình ảnh xuề xòa, xấu xí của bản thân lên mạng cả. Vì vậy nên đi đâu mà mặc sang chảnh tý hay ăn uống ở nơi đắt đỏ thì mình cũng chụp vài tấm hình để đăng lên mạng, khoe với mọi người. Cái cảm giác được mọi người khen, ngưỡng mộ nó thực sự rất vui, đến mức mà mình không muốn thoát ra”.
Đi đến nơi nào sang – xịn – mịn cũng muốn khoe trên mạng. (Ảnh minh họa: Freepik)
Chính tâm lý đó đã khiến nhiều người dần nảy sinh sự xấu hổ với hoàn cảnh nghèo khó thực tại của mình và cố tìm mọi cách giấu diếm nó đi. Như trường hợp một cô gái muốn chia tay người yêu chỉ vì là shipper đã được YAN đăng tải thời gian trước. Mặc dù chính bạn trai là người đã chu cấp, cho cô tiền ăn học suốt 4 năm đại học. Thế nhưng, khi đi làm, tiếp xúc với sự hào nhoáng, cô lại cảm thấy người yêu mình chẳng có gì trong tay, khiến cô xấu hổ không muốn giới thiệu với ai. Đó chính là hệ quả của việc quen “tô vẽ” cuộc sống của mình một cách không thực tế.
Nhiều người cảm thấy xấu hổ khi cuộc sống thực tế của mình không được như trên mạng.
“Sống ảo” vui vui mà hệ quả không lường
Chính vì thường xuyên xuất hiện trên mạng với hình ảnh hào nhoáng, tạo ra lớp vỏ bọc giàu có khiến nhiều người tin vào điều đó. Vì vậy mà nhiều bạn trẻ đã rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười khi họ hàng ai cũng tìm đến vay mượn, nhờ vả vì tin vào sự giàu có ảo đó. Lúc này, nhiều bạn trẻ mới nhận hậu quả của việc “sống ảo” quá đà trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Đôi khi việc “sống ảo” trên mạng kéo theo rất nhiều hệ lụy không lường được trước. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thế nhưng, khi nhận ra cũng là lúc đã rơi vào tình trạng khó xử bởi lẽ họ hàng tìm đến vay tiền trong khi bản thân lại chỉ có vài đồng, lắm lúc lo cho mình còn không nổi, làm sao lo được cho người khác. Tuy nhiên, khi từ chối, họ lại phải chịu những ánh mắt phán xét từ những người tìm đến vay mượn, cho rằng họ là người ki bo, không muốn cho vay tiền.
Có người xích mích với họ hàng cũng chỉ vì họ tưởng giàu, đến vay tiền lại không cho. (Ảnh minh họa: Pinterest)
M.H. sầu não chia sẻ về tình cảnh của mình khi đã quen với việc “sống ảo” trên mạng. Cô cho biết: “Mình có thói quen là đi chỗ nào đẹp thì chụp lại vài bức đăng chơi, cùng không nghĩ ngợi nhiều gì. Cho đến khi một người anh họ của mình nhắn tin ngỏ ý vay tiền. Với một đứa vừa đi làm được 2 năm thì tiền đâu mà cho vay. Nhưng anh mình không hề tin và bắt đầu nhắc tới những tấm hình sang chảnh mình đăng trước đó. Lúc đó mình có giải thích sao anh cũng không nghe. Vậy là vừa mang tiếng ki bo, vừa làm mất tình cảm trong nhà”.
Đừng để việc “sống ảo” trên mạng xã hội làm ảnh hưởng tới đời sống thật. (Ảnh minh họa: Freepik)
Đôi khi, sự hào nhoáng mà bạn vẽ ra trên mạng xã hội khiến bạn không thể lùi lại mà chỉ có thể đi tiếp. Mạng xã hội là ảo nhưng người dùng là thật, hãy cẩn thận với bất kỳ thông tin nào trước khi bạn có ý định đăng nó lên nhé.
Giới trẻ nghiện mạng xã hội, sống ảo đến quên đời thực
Mạng xã hội ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống giới trẻ. Việc đăng một dòng trạng thái vui, buồn hoặc kỉ niệm một ngày đặc biệt nào đó, hay đơn giản chỉ là khoe những tấm hình "tự sướng" lung linh cũng chẳng còn xa lạ gì nữa. Thế nhưng, nếu bạn sa đà quá nhiều, "cuồng" đến độ cái gì cũng đưa lên mạng, chấp nhận đánh đổi thế giới thực tại, những người bạn thực sự bằng thế giới ảo và tiêu tốn quá nhiều tâm trí và thời gian vào mạng xã hội thì hoàn toàn không nên.
Giới trẻ tiêu tốn nhiều thời gian, tâm trí vào mạng xã hội. (Ảnh minh họa: Báo Dân Sinh)
Truy cập mạng xã hội mọi lúc mọi nơi
Thu Hà (30 tuổi), ở quận Cầu Giấy, Hà Nội thường tốn thời gian đi đường gấp đôi người khác. Hà có thói quen cứ dừng đèn đỏ là lôi điện thoại ra kiểm tra và trả lời tin nhắn trên mạng xã hội. Chiếc smartphone gần như không rời khỏi tay vì cô luôn có cảm giác sợ lỡ mất thông tin quan trọng. Thu Hà sẵn sàng rút ngắn giấc ngủ và mất thêm thời gian trên đường để kịp cập nhật tin tức.
Không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại. (Ảnh minh họa: Zing News)
Bích Hồng (27 tuổi), ở Quận Hoàng Mai lại có cách chơi khá đặc trưng của "mẹ bỉm sữa". Vừa sinh con đầu lòng được hai tiếng, cô đã đòi chồng đưa điện thoại để đăng tin vượt cạn thành công. Trước đó, bà mẹ trẻ đã đăng tải hàng chục bức ảnh từ lúc ra khỏi nhà, lên xe đến khi vào viện, thay đồ chỉ để cập nhật sự kiện trọng đại này. Sau dòng trạng thái thông báo vượt cạn, cô tiếp tục đăng hình con trai mới sinh, lúc chụp riêng, lúc chụp bên bố mẹ. Với Bích Hồng, bà mẹ vừa sinh con đầu lòng, việc người khác thích ảnh và gửi lời chúc mừng đem tới cho cô cảm giác được công nhận.
Mạng xã hội là nơi chia sẻ những thành tựu, trải nghiệm và cảm xúc. (Ảnh minh họa: Báo Thanh Niên)
Gia Bảo (22 tuổi) cũng là một ví dụ điển hình. Sống xa gia đình, ít bạn bè ngoài đời thật, cậu coi mạng xã hội là niềm an ủi. Trên trang cá nhân, cậu đăng tải những bức ảnh du lịch được chỉnh sửa kỹ sao cho "hút like" nhất có thể. Tần suất đăng ảnh cũng phụ thuộc vào cảm xúc của Bảo, "Càng buồn, càng đăng nhiều". Nếu không được số like như mong đợi, Bảo liền cảm thấy buồn vì nghĩ rằng bản thân làm không đủ tốt. Cậu coi đây là thước đo thành công của bản thân và tình cảm của người khác.
Bất kể một trải nghiệm nào cũng đều được đăng tải lên mạng xã hội để được chú ý. (Ảnh minh họa: Báo Dân Việt)
Trước đó, trên mạng xã hội cùng từng xôn xao câu chuyện của cô gái trẻ chia sẻ về anh người yêu bị "nghiện" đăng trạng thái chia sẻ lên facebook. Theo lời kể của cô bạn, anh chàng này bất kỳ chuyện gì cũng có thể đăng lên facebook, nhưng lại đăng theo một cách rất "triết lý" và "hại não" người đọc.
Có hôm anh chàng đi mua trái cây nhưng sau đó cân lại thì bị hụt nên rất buồn bã. Thế là một lúc sau, trên facebook anh chàng liền xuất hiện dòng trạng thái: "Cuộc sống đôi lúc mình đặt niềm tin vào nhầm chỗ..." Hay bỗng một hôm đẹp trời, anh chàng nổi hứng đổi ảnh đại diện đen xì khiến ai cũng tưởng gia đình anh chàng có chuyện buồn hoặc có biến cố gì với anh chàng nhưng cuối cùng lý do thực sự lại là... sốt virus.
Thậm chí, chỉ giận người yêu 2 ngày mà anh chàng cũng viết lên trang cá nhân: "Tôi không tiếc em, tôi chỉ tiếc tuổi thanh xuân..." khiến bạn bè lại được thêm một phen nháo nhào vì tưởng cặp đôi đã chia tay. Cô người yêu tỏ ra ngán ngẩm vì từ mọi chuyện lớn bé, cái gì anh chàng cũng đăng lên mạng xã hội, hơn nữa lại viết theo phong cách trìu tượng, nói quá sự thật đến không thể hiểu nổi.
Anh người yêu cuồng đăng trạng thái facebook khiến cô nàng mệt mỏi. (Ảnh: Beatvn)
"Con dao hai lưỡi" của mạng xã hội
Nhìn bạn bè đăng tải cuộc sống sang chảnh, xinh đẹp, mua sắm thả ga, du lịch nay đây mai đó... Ngọc Huyền ở quận Bắc Từ Liêm cũng cảm thấy ghen tị với người khác và tự chán ghét chính mình. Huyền còn buồn vì một người bạn sinh con cùng thời điểm với cô nhưng hồi dáng nhanh hơn, lại đủ tài chính thuê giúp việc nên hay được đi chơi cùng bạn bè.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của Internet trong việc giúp mọi người học tập, giải trí. Nhưng đi kèm với đó các bạn sẽ tiếp xúc với sự thành công của nhiều người trên mạng xã hội và phần nào ảnh hưởng bởi những điều đó và vô hình chung trở thành tác nhân khiến cho áp lực vô hình trở nên trầm trọng.
Áp lực từ mạng xã hội mà ra. (Ảnh minh họa: Báo Thanh Niên)
Báo cáo của WeAreSocial về tình trạng kỹ thuật số toàn cầu cho thấy đến tháng 7-2022, thế giới có 4,7 tỉ người dùng mạng xã hội. Từ năm 2021 đến tháng 1-2022, tăng trưởng người dùng mạng xã hội nằm ở mức hai con số là 10,1%.
Tại Việt Nam, tính đến đầu năm nay, có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 78,1% tổng dân số, chủ yếu là giới trẻ. Các mạng xã hội phổ biến gồm Facebook, YouTube, Instagram, TikTok, Facebook Messenger, LinkedIn và Twitter.
Theo TS tâm lý Đào Lê Hòa An - Nhà sáng lập ứng dụng hướng nghiệp 4.0 JobWay, cố vấn cấp cao tổ chức giáo dục AEG Việt Nam - mạng xã hội được xem như công cụ giúp con người giải trí và giao tiếp với nhau ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, nghiện mạng xã hội sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực ảnh hưởng cuộc sống người dùng, cụ thể là suy giảm sức khỏe tinh thần ở nhiều bạn trẻ.
VTC News đưa tin, N.T.T (tên nhân vật đã được thay đổi) năm nay 18 tuổi, đến từ Nam Định và đang điều trị tại khoa 6, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Thường Tín, Hà Nội). Với dáng người nhỏ nhắn, gương mặt hốc hác, T ngồi co ro một mình và thỉnh thoảng cô la hét, đập phá đồ đạc. Chứng kiến cảnh tượng kể trên, mẹ của T không khỏi đau lòng, bà chỉ biết ôm mặt khóc thương cho đứa con gái mình.
T phải nhập viện điều trị căn bệnh trầm cảm nặng. (Ảnh: VTC News)
Từng là học sinh giỏi cấp quốc gia khiến bao người ngưỡng mộ và là niềm tự hào của gia đình. Không chỉ vậy, cô gái này còn được bạn bè rất yêu quý bởi tính tình hiền lành, nhu mì và sở hữu rất nhiều tài lẻ.
Thế nhưng, bố mẹ N.T.T chẳng thể ngờ rằng, món quà là chiếc điện thoại thông minh mình tặng con gái vào năm lớp 11 đã thay đổi cuộc sống của cô rất nhiều. Bởi giờ đây, bạn gái 18 tuổi này đang "chiến đấu" từng ngày để chống lại căn bệnh trầm cảm do những ảnh hưởng từ việc "quá mê" mạng xã hội. Theo các bác sĩ chẩn đoán, bạn gái này bị trầm cảm nặng do ảnh hưởng từ việc "quá ghiền" mạng xã hội như Facebook, YouTube.
Cân bằng giữa cuộc sống ảo và thực tế
Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Việc sử dụng mạng xã hội giúp cho giới trẻ có thể kết nối với nhau, chia sẻ thông tin, hình ảnh, video, và thể hiện cảm xúc của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc nghiện mạng xã hội cũng gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe tinh thần của giới trẻ. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều có thể gây ra căng thẳng, lo âu, và đôi khi cảm thấy cô đơn. Ngoài ra, việc quá dựa vào mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến việc học tập và công việc.
Nghiện mạng xã hội gây nhiều hậu quả khôn lường. (Ảnh minh họa: Người Lao Động)
Ngoài ra, việc quá tập trung vào việc khoe khoang trên mạng xã hội cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý của người dùng, khi họ đặt ra những tiêu chuẩn và kỳ vọng quá cao đối với bản thân và cuộc sống của mình. Nếu quá chìm đắm vào cuộc sống ảo, người dùng có thể quên mất cuộc sống thực tế của mình và có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ với người thân và bạn bè.
Nhiều người gây dựng hình ảnh hào nhoáng, hoàn hảo trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa: Viez)
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội, giới trẻ cần phải có sự cân bằng, tự giác và kiểm soát thời gian sử dụng của mình. Họ cũng nên tìm kiếm các hoạt động khác trong cuộc sống để giảm bớt sự phụ thuộc vào mạng xã hội, ví dụ như tham gia vào các hoạt động ngoài trời, đọc sách, tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện.
Ngoài ra, họ cũng nên cân nhắc đến những người bạn, trang web và nội dung mà họ kết nối trên mạng xã hội, tránh việc truy cập vào những nội dung tiêu cực và bất lợi cho tâm lý của mình. Chỉ nên sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm, tận dụng lợi ích và đồng thời giữ cho sức khỏe tinh thần của mình được khỏe mạnh.
Giới trẻ cần cân bằng và kiểm soát thời gian của chính mình. (Ảnh minh họa: Người Lao Động)
Có thể thấy, mạng xã hội là nơi để nhiều người trút bầu tâm sự, nhưng nếu quá đà và lạm dụng nó có thể sẽ khiến nhiều người xung quanh cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy hãy sử dụng mạng xã hội một cách thật văn minh và vui vẻ nhé!
Từ chối kết bạn với gia đình, đồng nghiệp trên mạng để được sống thật Người ta hay nói mạng xã hội là ảo, nhưng thực chất đó phần nào chính là nơi mỗi người thể hiện cá tính của bản thân, công khai một vài khía cạnh không thường bộc lộ ở ngoài đời, theo dõi những thứ ta thực sự quan tâm hay chia sẻ điều ta yêu thích. Tuy nhiên, sẽ có những đối tượng...