Nhân vật ‘Tây Du Ký’ qua năm tháng
Là một trong “ Tứ đại danh tác” của văn học Trung Hoa, “Tây Du Ký” từng 3 lần được chuyển thể lên màn ảnh.
Các nhà làm phim Trung Quốc từng 3 lần đưa chuyến đi thỉnh kinh của thày trò Đường Tam Tạng lên phim. Quen thuộc và được yêu thích nhất đến thời điểm này chính là phiên bản Tây Du Ký năm 1986 (và làm thêm năm 1998) của đài Truyền hình trung ương Trung Quốc. Tiếp theo là phiên bản năm 2009 của đài truyền hình Chiết Giang và phiên bản năm 2010 của đạo diễn Trương Kỷ Trung.
Cùng so sánh tạo hình của các nhân vật trong Tây Du Ký qua 3 phiên bản:
Tây Du Ký phiên bản 1986
Tây Du Ký phiên bản 2009 của đài truyền hình Chiết Giang
Tây Du Ký phiên bản 2010 của đạo diễn Trương Kỷ Trung
Tôn Ngộ Không qua các phiên bản 1986 – 2009 – 2010
Sư phụ Đường Tam Tạng
Ngựa Bạch Long
Video đang HOT
Hồng Hài Nhi
Nhị Lang Thần
Hằng Nga
Văn Thù Bồ Tát
Tháp tháp Lý Thiên Vương Lý Tịnh
Thái Bạch Kim Tinh
Cao Thúy Lan
Ngọc Hoàng
Ngân Giác đại vương
Trư Bát Giới lúc ở nhà Cao lão trang
Thổ Địa
Thiết Phiến công chúa – vợ Ngưu Ma Vương
Tây Lương nữ quốc
Quan Âm Bồ Tát
7 nhền nhện tinh
Ngưu Ma Vương
Na Tra Thái Tử
Hồng Giang
Theo Cri, 67
"Tân Tây Du Ký" sẽ "thật" hơn cả phiên bản cũ!
Đoàn làm phim "Tân Tây Du Ký" đã dựa trên tinh thần của bản gốc để thực hiện bộ phim sao cho phù hợp và logic nhất, tránh bị sa vào lối kể chuyện hơi "kịch" trong phiên bản năm 1986.
Bộ phim Tân Tây Du Ký hiện tại đã được quay xong và đang tiến hành quá trình hậu kỳ. Với tiến độ thực hiện cực kỳ gấp rút, bí mật, bộ phim được chờ đợi nhất năm 2011 của Trung Quốc này đang khiến cho khán giả vô cùng hồi hộp và cánh nhà báo không ngừng săn tin về những diễn biến mới nhất của phim. Những bức ảnh mới sau đây có lẽ sẽ làm vừa lòng những cư dân đam mê môn nghệ thuật thứ 7 và đặc biệt làm những người mê Tây Du Ký say như điếu đổ.
Tây Du Ký được coi là một trong bốn tác phẩm vĩ đại của nền văn học Trung Hoa, là di sản văn hóa do tổ tiên lưu truyền lại cho con cháu muôn đời sau cùng nhau hưởng thụ và tôn vinh. Dù là trên lĩnh vực ca múa nhạc hay là điện ảnh, truyền hình, cũng đang có người tiếp tục nối gót làm rạng rỡ và phát huy di sản này. Có người tiếp tục sử dụng tác phẩm nguyên gốc và đưa ra những giải thích khác, có người thì dựa hoàn toàn theo cách miêu tả của câu chuyện để dựng lại. Cũng từ đó, mỗi một tác phẩm dựng lại từ bộ truyện nổi tiếng này đều gây ra không ít tranh luận và bàn bạc, đó đơn thuần chỉ là những trạng thái tâm lý và cách diễn đạt không giống nhau của con cháu dành cho nguồn di sản bất tận này của cha ông.
Đường Tăng đuổi Ngộ Không đi sau khi Ngộ Không giết Bạch Cốt Tinh.
Điểm quan trọng nhất trong Tây Du Ký là xây dựng nhân vật bốn thầy trò. Cho tới bây giờ khi bộ phim đã quay xong, vẫn còn rất nhiều điều để nói về nhân vật vô cùng phong phú của phim. Trong quá trình lựa chọn, Trương Kỷ Trung cũng có lý do riêng của mình cho sự lựa chọn ấy. Ví dụ như bản Tây Du Ký cũ, Đường Tăng khôi ngô, tuấn tú, trắng trẻo, hồng hào, gặp nữ yêu tinh chỉ biết sợ sệt, gặp nguy hiểm chỉ biết gọi "Ngộ Không! Ngộ Không!". Thế nhưng trong bản mới này, Đường Tăng được thể hiện với hình tượng vô cùng kiên nghị, điềm tĩnh. Trương Kỷ Trung nói: "Trong số bốn thầy trò, chỉ có Đường Tăng là phải đi Thiên Trúc lấy kinh, ba đồ đệ còn lại ban đầu không phải tự nguyện đi lấy kinh, cho nên vai Đường Tăng phải dũng cảm và kiên định. Do vậy, Đường Tăng của bản mới này không yếu đuối như bản cũ." Thế nên ban đầu, ông định chọn Huỳnh Hiểu Minh cho vai Đường Tăng, sau đó lại thấy có vẻ không phù hợp nên đã tìm một diễn viên khác, đó là Nhiếp Viễn. Tuy nhiên, Nhiếp Viễn vẫn hơi trắng, vẫn còn chút sai khác so với tưởng tượng của ông, nên ông sẽ phải hóa trang cho Nhiếp Viễn hơi đen một chút cho hợp.
Xét về tạo hình Tôn Ngộ Không, Trương Kỷ Trung lại càng mạnh dạn sửa đổi, bản mới này cho thấy một Tôn Ngộ Không mang tính người hơn, không nhiều động tác của loài khỉ nữa, vì trong kịch bản thể hiện rằng Tôn Ngộ Không mang khát khao trở thành người. Ngô Việt rất cởi mở, hòa đồng, võ thuật rất tốt, khá phù hợp cho vai diễn Mỹ Hầu Vương trong tưởng tượng của Trương Kỷ Trung.
Trư Bát Giới do Tàng Kim Sinh vào vai sẽ là nhân vật trung tâm tạo nên những màn gây cười bể bụng cho phim bởi cách tạo hình béo phệ và lời thoại ngây ngô, thật thà. Đoàn làm phim hoàn toàn dựa trên tinh thần của bản gốc để thực hiện bộ phim sao cho phù hợp và logic nhất. Bên cạnh đó, Sa Tăng cũng sẽ mạnh mẽ hơn, không còn là nhân vật hiền lành, ít nói như tước nữa, và cũng không chỉ biết gánh hành lý mà còn rất giỏi trong việc đối phó với vô số yêu quái họ gặp dọc đường.
Mỹ Hầu Vương quyết tâm đi học!
Với cách nhìn và lập luận như vậy, bản Tây Du Ký của Trương Kỷ Trung sẽ trở thành một hiện tượng kỳ lạ và đặc sắc của nghệ thuật thẩm mỹ. Với trí tưởng tượng phong phú, Tây Du Ký bản mới này vẽ ra một thế giới thần thoại đầy màu sắc và vô cùng kỳ thú, một câu chuyện thần thoại với nhiều hình tượng thoát ly thế tục, mang tới một hình ảnh hoàn toàn mới về Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và các sinh vật mới lạ khác của thế giới thần thoại. Nói về các sinh vật lạ này, điều đáng chú ý nhất là các hình tượng trong Tây Du Ký đều xuất phát từ nền tảng tính cách con người. Cùng với việc chúng mang đặc tính nguyên thủy của các loài động vật, lại giàu hình ảnh hơn bởi được chắp thêm đôi cánh của trí tưởng tượng, Tây Du Ký trở thành một bức tranh toàn cảnh rực rỡ màu sắc và âm thanh, gợi mở cho người xem nhiều khám phá bất ngờ.
Các nhân vật yêu ma trong Tây Du Ký cũng không hoàn toàn xấu xí, kinh dị, bởi Tây Du Ký thực chất cũng là một tiểu thuyết thần thoại mang tính giải trí rất cao, nên cũng không đưa ra thái độ phê phán đạo đức một cách quá nghiêm khắc. Do đó, đôi lúc thần tiên và cả yêu ma cũng phảng phất chút đáng yêu và những câu chuyện cuộc đời của mỗi con yêu quái cũng khiến người xem cảm thấy rất có ý nghĩa. Như vậy, khi theo dõi Tây Du Ký, người xem được rong ruổi theo trí tưởng tượng và những ước mơ, theo những niềm vui rất đời thường của cuộc sống.
Trương Kỷ Trung cũng cho biết, ông rất tự tin với bản phim mới của mình. Hơn hai mươi năm đã qua đi, ông không hy vọng khán giả sẽ đem phim của ông ra so sánh với bản cũ, vì thời đã của hai bản phim không giống nhau, không thể càng quay càng gây chán, mà chỉ có thể càng quay càng nâng cao chất lượng tác phẩm. Những màn múa võ của bản cũ mang tính kịch hơn, bản mới này sẽ rất chú ý tới tính xác thực của những màn võ. Đoàn làm phim cũng mời một người thầy chỉ đạo võ thuật, đã từng hợp tác lâu năm với Trương Kỷ Trung. Do vậy bản mới sẽ mang tới cảm giác đầy sức mạnh và tốc độ nhanh cho nhưng màn võ thuật trong phim.
Phút trầm tư của Tôn Ngộ Không.
Với khoản đầu tư khổng lồ 130 triệu Nhân Dân Tệ, Tân Tây Du Ký chỉ đứng sau Tân Tam Quốc về chi phí làm phim (150 triệu NDT) trong đó, khoản "ngốn" nhiều nhất là đồ họa vi tính với hơn chi phí, khâu hóa trang tạo hình cũng tốn 4 triệu Nhân Dân Tệ. Theo đạo diễn Trương Kỷ Trung, đồ họa vi tính đã giúp ích rất nhiều trong việc làm phim: "Kỹ xảo đã giúp chúng tôi làm những điều mà ngôn ngữ không thể nào biểu đạt được".
Tân Tây Du Ký sẽ được ra mắt vào năm 2011.
Theo PLXH
Những chuyện "độc" của "Tây Du Ký" cũ Nhân sự kiện đạo diễn Trương Ký Trung đã hoàn hiện bộ phim Tây Du Ký phiên bản mới, chúng ta hãy cùng nhớ về bộ phim Tây Du Ký do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất những năm 80, bộ phim đã từng làm cho không biết bao nhiêu khán giả phải hồi hộp đón đợi để được tận...