Nhân vật quyền lực chi phối thị trường tiền mã hóa
Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( FED) sẽ tổ chức cuộc họp thông báo về kế hoạch tăng lãi suất. Một câu nói của Jerome Powell, Chủ tịch FED, có thể làm thị trường tiền số đảo lộn.
Jerome Powell nhậm chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào tháng 2/2018. Ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 2 năm 2022. Powell nhận bằng cử nhân chính trị tại Đại học Princeton năm 1975 và lấy bằng luật tại Đại học Georgetown năm 1979.
Theo CNBC, Jerome Powell có “ác cảm” với thị trường tiền điện tử, đặc biệt là stablecoin. Stablecoin là đồng tiền số được thiết kế để giảm thiểu sự biến động giá và có thể được gán vào một loại tiền pháp định cụ thể, chẳng hạn USDT, BUSD gắn với 1 USD.
Chủ tịch FED từng cho biết chính phủ muốn phát hành tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) để hạn chế ảnh hưởng của tiền số tại Mỹ.
“Bạn sẽ không cần đến stablecoin, bạn sẽ không cần tiền điện tử, nếu như bạn có tiền mặt kĩ thuật số (do chính phủ phát hành)”, Powell khẳng định.
Video đang HOT
Trước khi tham gia vào bộ máy nhà nước, Jerome Powell từng là luật sư và làm việc tại một ngân hàng đầu tư ở thành phố New York.
CDBC sẽ là một dạng tiền mặt kỹ thuật số được phát hành và hỗ trợ bởi ngân hàng trung ương Mỹ. Tuy nhiên, FED tuyên bố sẽ không ban hành CBDC nếu không có sự hỗ trợ rõ ràng từ cơ quan hành pháp và Quốc hội dưới hình thức một luật ủy quyền cụ thể.
Hôm 24/1, giá Bitcoin đã giảm xuống dưới 34.000 USD và giá Ethereum đã giảm xuống dưới 2.200 USD. Vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm xuống dưới 2 nghìn tỷ USD trong bối cảnh bán tháo, theo dữ liệu của CoinMarketCap.
Theo Time, một số chuyên gia cho rằng chất xúc tác của hiện tượng sụt giảm giá là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các kế hoạch của tổ chức này nhằm tăng lãi suất, giảm sự hấp dẫn của tiền điện tử.
Bên cạnh đó, sự mất giá này diễn ra trong tuần tồi tệ nhất của thị trường tài chính và sau khi FED phát hành báo cáo về một loại tiền số có thể do chính phủ phát hành.
“Bất kỳ động thái nào mà FED thực hiện tiếp theo có thể “củng cố hoặc làm giảm giá trị của tiền điện tử”, Grant Maddox – một nhà hoạch định tài chính – chia sẻ với Time.
Theo MarketWatch, thị trường sẽ theo dõi những tín hiệu cho thấy FED có kế hoạch nâng lãi suất vào tháng 3 trừ khi có điều gì đó đáng ngạc nhiên xảy ra.
Theo Reuters, các nhà đầu tư cho rằng, FED sẽ thông báo kế hoạch tăng lãi suất vào tháng 3, thắt chặt chính sách tiền tệ vào cuộc họp ngày 26/1. Fed Fund Futures – công cụ theo dõi khả năng điều chỉnh lãi suất của FED – đã dự báo về bốn lần tăng lãi suất trong năm nay.
Thị trưởng New York thiệt hại vì nhận lương bằng Bitcoin
Eric Adams là một trong những chính trị gia tiên phong nhận lương bằng tiền mã hóa. Tuy nhiên, số tiền lương của ông đang mất giá trong giai đoạn thị trường ảm đạm.
Theo The Verge, Eric Adams, thị trưởng thành phố New York (Mỹ) vẫn không từ bỏ kế hoạch nhận những tháng lương đầu tiên của mình bằng Bitcoin và Ethereum dù giá Bitcoin đang giảm mạnh.
Trước đó, vào tháng 11/2021, ông Adams thông báo mình sẽ chuyển dần sang nhận lương bằng tiền mã hóa. Tất nhiên, tại thời điểm đó, giá Bitcoin đang đạt mức cao kỷ lục 69.000 USD.
Eric Adams, Thị trưởng New York quyết định nhận lương bằng Bitcoin.
Hiện tại, Thị trưởng Adams đang nhận được mức lương khoảng 5.900 USD mỗi 2 tuần, tương đương 258.750 USD một năm sau thuế. Vào ngày 21/1, ông chính thức nhận được khoản lương đầu tiên của mình bằng Bitcoin và Ethereum thông qua sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase.
Tuy nhiên, Bitcoin đang trong giai đoạn mất giá liên tiếp, xuống dưới mức 35.000 USD vào ngày 22/1. Do đó, nếu thị trường tiền mã hóa tiếp tục có xu hướng đi xuống, giá trị tiền lương của Adams có thể nhanh chóng giảm mạnh.
Động thái nhận lương bằng tiền mã hóa của Thị trưởng Adams xuất phát từ một cuộc thảo luận trên Twitter giữa ông và Thị trưởng Miami, Francis Suarez. Trong đó, cả 2 lãnh đạo này đều muốn nhận lương bằng Bitcoin khi giá trị đang ở mức đỉnh điểm.
Tuy nhiên, Adams mong muốn đưa mọi thứ đi xa hơn. Thay vì chọn 1, ông đã quyết định quy đổi thành 3 séc lương bằng tiền mã hóa, như một phần trong nỗ lực biến thành phố New York thành "trung tâm của tiền số".
Ngoài ra, Thị trưởng Adams chỉ nằm trong số ít những nhân vật nổi tiếng đang ưu tiên sử dụng tiền mã hóa. Một số cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng bao gồm Aaron Rodgers, Tom Brady và Odell Beckham Jr cũng đã chọn chuyển đổi một phần tiền lương thành tiền mã hóa, đa phần là Bitcoin.
Tuy nhiên, sự sụt giảm của tiền mã hóa hiện tại có khả năng "vắt kiệt" khoản tiền lương của họ. Cả 3 cầu thủ này đều đã chuyển đổi lương ra Bitcoin khi đồng tiền này đang ở mức giá cao nhất từ mùa thu năm 2021.
3 ngày tồi tệ của thị trường tiền mã hóa Với đà sụt giảm mạnh của phần lớn loại coin trên thị trường, những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để giao dịch đã thiệt hại nặng. Thị trường tiền mã hóa liên tục sụt giảm trong 3 ngày qua khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng khi đặt lệnh mua. Bitcoin có lúc chạm mốc 34.000 USD vào chiều ngày...