Nhân vật Lịch sử sống động qua góc nhìn hiện đại
Thánh Gióng, Thạch Sanh, Yết Kiêu… được tái hiện qua trí tưởng tượng của sinh viên, dưới hình thức thiết kế mỹ thuật đa phương tiện.
Nhóm Duet (đến từ Tuyên Quang) tái hiện lại nhân vật Thánh Gióng (hay còn gọi Phù Đổng Thiên Vương) là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thánh Gióng một mình dùng tre ngà chống phá lại giặc Ân, bảo vệ đất nước. Tác phẩm này đạt giải nhất Cuộc thi Sáng tạo nhân vật anh hùng do trường Arena Multimedia tổ chức.
Cuộc thi thu hút thí sinh đến từ 15 tỉnh thành, 40 trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo mỹ thuật, 14 trường THPT. Tác phẩm Thạch Sanh diệt chằn tinh được vẽ theo phong cách riêng của tác giả Vũ Duy Bảo.
Yết Kiêu của Nguyễn Trần Phương Nhung được lấy từ cảm hứng nhân vật lịch sử Yết Kiêu – vị tướng sông nước đánh bại quân Nguyên. Mô tả nhân vật từ trí tưởng tượng của mình, Phương Nhung Viết: “Sau khi qua đời, ông hóa thân thành người cá và có thể sống được trên cạn, giúp đỡ muôn loài”.
Video đang HOT
Nguyễn Thanh Hiền ấn tượng với tác phẩm Bù nhìn rơm – thần bảo vệ nông nghiệp. Miêu tả nhân vật của mình, tác giả viết: “Anh hùng đâu chỉ dẹp trừ cái ác, mà còn phải đem lại ấm no cho mọi người”.
Ngoài những tác phẩm lấy cảm hứng từ nhân vật anh hùng dân tộc, Anh hùng bàn phímcủa tác giả Vũ Lê Phúc mang đến góc nhìn mới. Lê Phúc miêu tả, có thể là những người bình thường nhất, đa phần tập trung vào những thanh niên ở khắp nơi trên mạng xã hội. Anh hùng bàn phím rất đông và nguy hiểm.
Các tác phẩm dự thi thể hiện sự chuyên nghiệp, trí tưởng tượng, sức sáng tạo và khả năng truyền tải ý tưởng từ các tác giả. Nhân vật The Dark Lady – Trương Bảo Long là cô gái cuối cùng sống sót trong số hàng trăm đứa trẻ bị tổ chức tội ác Hellbourne làm biến đổi gen, tạo ra những sát thủ máu lạnh. Cô quyết tâm tìm cách trả thù kẻ ác đã hãm hại gia đình và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đáng thương giống mình.
Theo Zing
Sử dụng hình hung thủ giết người minh họa cho nhân vật sử
Sự việc nghiêm trọng này xảy ra tại trường Tiểu học và THCS Phú Xuân (huyện Tam Nông, Đồng Tháp).
Chiều 22/4, ông Lê Phước Hậu - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Nông (Đồng Tháp) xác nhận thông tin trên là có thật.
Theo ông Hậu, đây là công trình măng non Trang sử hồng trường ta được phòng giáo dục và đào tạo huyện chỉ đạo các trường làm nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về các nhân vật lịch sử, những tấm gương dũng cảm.
Trường trường Tiểu học và THCS Phú Xuân nơi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên . Ảnh: Vietnamnet.
"Trong quá trình làm thì trường Tiểu học và THCS Phú Xuân đã nhờ 1 đơn vị in ấn hỗ trợ in hình ảnh và tiểu sử các nhân vật lịch sử, trong đó có anh hùng Lê Văn Tám. Tuy nhiên, có thể nhà trường đã để cơ sở in ấn tự lên mạng tìm thông tin và hình ảnh của nhân vật anh hùng Lê Văn Tám nên mới dẫn đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng này. Chúng tôi đang xác minh để làm rõ vụ việc này" - ông Hậu cho biết.
Cũng theo ông Hậu, hình ảnh nhầm lẫn này đã diễn ra từ đầu năm 2015 đến nay, nhưng không ai biết đó là hình ảnh của tên tội phạm. Đến ngày 20/4, đoàn mô tô học bổng từ thiện từ Sài Gòn đến trường trao quà cho học sinh nghèo thì một số thành viên trong đoàn phát hiện ra ảnh tuyên truyền không phải là của anh hùng Lê Văn Tám nên thông báo cho lãnh đạo nhà trường.
"Hiện Phòng giáo dục và đào tạo huyện đã chỉ đạo nhà trường gỡ bảng tiểu sử này xuống. Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu tất cả các trường trong huyện rà sót lại những bảng tiểu sử của các nhân vật lịch sử đang được treo. Đây là sự cố nghiêm trọng nên chúng tôi sẽ chỉ đạo xử lý phù hợp để không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của các em học sinh đối với những nhân vật anh hùng lịch sử. Tuyên truyền về lịch sử phải đúng, chính xác, nếu không đúng sẽ bị phản tác dụng" - ông Hậu khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Na - Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết, đã chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo huyện cho tháo gỡ bảng tuyên truyền này, đồng thời, chỉ đạo công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.
Bảng tiểu sử anh hùng Lê Văn Tám được lấy hình hung thủ giết người để minh họa. Ảnh: Vietnamnet.
"Tôi đã chỉ đạo phòng GD &ĐT huyện tháo gỡ các bảng tuyên tuyền sai này xuống và thu gom về phòng để xử lý. Đồng thời, yêu cầu Phòng phải chỉ đạo các trường rà soát lại trên địa bàn còn xảy ra trường hợp nào tương tự, có ai chỉ đạo và tham gia thực hiện các bảng tuyên truyền nội dung sai trái này không. Tôi đã đề nghị công an huyện vào cuộc để điều tra, làm rõ vụ việc" - ông Na khẳng định.
Theo tìm hiểu hình ảnh anh hùng Lê Văn Tám được trường Tiểu học và THCS Phú Xuân sử dụng là của Lê Văn Tấn (SN 1978, ngụ tại ấp Kênh 2A, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) - hung thủ giết người, hiếp dâm bé gái 7 tuổi.
Theo đó, trưa 30/1/1997, Tấn dụ bé Đ.T.N.C. cùng ấp ra gò đất ngoài ruộng để ăn dừa. Tại đây, Tấn đòi quan hệ nhưng C. không đồng ý và dọa sẽ nói việc này lại cho ông nội biết.
Sợ bị phát hiện, Tấn dùng tay bóp cho đến khi bé C. bất tỉnh, rồi giở trò đòi bại. Sau đó, Tấn kéo xác nạn nhân dìm xuống ao bùn phi tang. Cơ quan công an tỉnh Tiền Giang đã vào cuộc điều tra và bắt bắt được Tấn, sau đó y bị tuyên tử hình.
Theo Hoài Thanh/Vietnamnet
Làng game và câu chuyện đề tài lịch sử Việt Nam Thị trường game nước ta đang ngày càng phát triển và dần được nhìn nhận như một ngành công nghiệp đầy tiềm năng và nỗ lực bắt kịp xu hướng thế giới. Từ đó, làng game Việt đang dần có chỗ đứng trong xã hội, trở thành một phương pháp tiếp cận lịch sử mới. Khi những sản phẩm, phương tiện giải trí...