Nhận trông trẻ từ 3 tháng tuổi, lãnh đạo Bộ Giáo dục nói gì?
Nhận trẻ từ 3 tháng (hay 6 tháng tuổi trở lên) đều không gặp khó khăn vì cơ sở vật chất dành cho độ tuổi trẻ nhỏ không tốn kém hơn trẻ mẫu giáo.
Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Nhận trẻ từ 3 tháng (hay 6 tháng tuổi trở lên) đều không gặp khó khăn vì cơ sở vật chất dành cho độ tuổi trẻ nhỏ không tốn kém hơn trẻ mẫu giáo”
Tại Điều 21, Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi”.
Và trong Điều 25, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục cũng quy định: Trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Được biết, cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra quy định này là hiện nay có khá nhiều bà mẹ nghỉ trước sinh từ 2 – 3 tháng.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người) cho hay, xã hội cần chung tay chăm sóc trẻ con từ 3 tháng tuổi là điều cần thiết.
Bởi Luật Lao động quy định: “Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng”
Hơn nữa, nếu cứ chỉ ra lý do chưa đủ đội ngũ giáo viên, không có cơ sở vật chất mà bỏ nội dung này ra khỏi Luật Giáo dục sửa đổi sắp tới thì sau này khi xã hội ngày càng phát triển mà nơi nào cứ nơi nào nhận trẻ từ 3 tháng tuổi sẽ trở thành nơi vi phạm luật. Điều này không ổn.
Tuy nhiên, trong điều kiện còn nhiều khó khăn thì Nhà nước cần có đầu tư và tiếp tục đưa vấn đề này vào những văn bản dưới Luật.
Ví dụ có quy định: Nhà máy, xí nghiệp khi lập kế hoạch xây dựng thì cũng phải xây dựng kế hoạch chăm lo con cái công nhân của mình ra sao.
Và Nhà nước cần có quy định cụ thể về việc đào tạo đội ngũ giáo viên làm bảo mẫu ra sao để tránh tình trạng bạo hành trẻ, bạo lực trong trường học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Nhĩ cũng khuyến nghị, cả nước hiện nay có mấy vạn nhà trẻ đừng vì một vài nhà trẻ có tình trạng bạo hành mà chúng ta yêu cầu không được xã hội hóa để mở trường, mở lớp nữa.
“Nếu ai vi phạm thì cần xử lý nghiêm trị nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ đi một chủ trương đúng đắn – xã hội hóa”, ông Nhĩ nói.
Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay, tại Khoản 1 Điều 157 của Bộ Luật lao động năm 2012 quy định:
“Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng” do vậy, có ý kiến cho rằng nên thay đổi quy định tại Luật Giáo dục theo hướng tăng độ tuổi trẻ mầm non đến trường từ 3 tháng lên 6 tháng.
Như vậy, theo thời gian này thì vẫn có trường hợp trẻ mới 3-4 tháng tuổi, cha mẹ phải đi làm và không thuê được người giữ trẻ, việc giữ nguyên quy định để các cơ sở mầm non có điều kiện có thể nhận trẻ đáp ứng nhu cầu của đối tượng này, dù đối tượng này rất ít.
Việc giữ nguyên độ tuổi đến nhà trẻ (từ 3 tháng tuổi) là để không bỏ sót đối tượng cần quan tâm.
“Chương trình giáo dục mầm non đã ban hành là dành cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi nên không có khó khăn về chương trình”- Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non nhấn mạnh.
Ông Minh cho biết thêm, giáo viên mầm non được đào tạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong đó có yêu cầu phải thực hiện được chương trình giáo dục mầm non, tức là có năng lực để nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi.
Tuy nhiên cơ sở thực hành chăm sóc trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi trên thực tế không có nên năng lực chăm sóc trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 2 tuổi của giáo viên mầm non hiện nay rất hạn chế. Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi mỗi giáo viên đảm nhiệm 5-6 trẻ nên cần nhiều giáo viên dẫn đến học phí cao.
“Như thế về mặt giáo viên thì hai phương án nhận trẻ từ 3 tháng hay từ 6 tháng tuổi thì đều khó khăn như nhau”- ông Minh nhấn mạnh.
Ngoài ra, Vụ trưởng giáo dục Mầm non cũng cho rằng, không gặp khó khăn về cơ sở vật chất nếu nhận trẻ từ 3 tháng (hay 6 tháng tuổi trở lên), vì cơ sở vật chất dành cho độ tuổi trẻ nhỏ không tốn kém hơn cơ sở vật chất dành cho trẻ mẫu giáo.
Tuy nhiên, ông Minh cũng lưu ý, nếu địa phương nào triển khai trông trẻ mầm non ở lứa tuổi này có thể sẽ gặp trở ngại, do các cơ sở giáo dục mầm non cho rằng khó đảm bảo an toàn, độ rủi ro cao khi nhận trông trẻ từ 3 tháng tuổi đến 1 tuổi. Sẽ rất ít cơ sở giáo dục mầm non nhận trông đối tượng này.
Trong khi đó, hiện nay dư luận đang có hai luồng ý kiến trái chiều nhau.
Thứ nhất, nếu chọn phương án nhận trẻ từ 3 tháng tuổi (giữ nguyên quy định hiện hành) thì ý kiến phản biện cho rằng thiếu thực tế, thiếu tính khả thi.
Nếu chọn phương án nhận trẻ từ 6 tháng tuổi thì ý kiến phản biện cho rằng bỏ sót đối tượng cần quan tâm, đặc biệt là đối tượng khó khăn.
“Chúng tôi đề xuất, chọn phương án đúng như dự thảo”- Ông Minh khẳng định.
Lý do không thay đổi là vì luật giáo dục 2009 đã quy định:
“Nhà trẻ, nhóm trẻ…nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi” là quy định cho phép cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi chứ không phải nghĩa vụ phải nhận (không phổ cập giáo dục).
“Luật không bỏ sót đối tượng cần quan tâm, đặc biệt là đối tượng khó khăn. Thực hiện được đến mức độ nào là phụ thuộc vào điều kiện, luật cần tạo điều kiện để ở đâu thực hiện được thì có thể thực hiện”- ông Minh nêu rõ.
Cũng theo ông Minh, trong thực tiễn có thời gian các nhà trẻ đã nhận trẻ từ 2 tháng tuổi.
Tuy nhiên Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non cho hay, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục lấy ý kiến để có phương án tốt nhất.
Theo Giaoduc.net
Điều kiện để trẻ mẫu giáo được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa
Trẻ em mẫu giáo được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
ảnh minh họa
Theo quy định tại Nghị định số 6/2018/NĐ-CP, trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau đây thì được Nhà nước hỗ trợ ăn trưa:
- Trẻ có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trẻ không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định cũng quy định, việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm.
Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa của nhà trường, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức chi hỗ trợ ăn trưa sau: Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn cho trẻ em). Phương thức 2: Chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em theo quy định.
Nghị định nêu rõ, trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em chưa nhận được kinh phí hỗ trợ ăn trưa theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
Trường hợp trẻ em chuyển trường, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm trả lại hồ sơ đề nghị hỗ trợ ăn trưa cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
Cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ em chuyển đến có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển kinh phí hoặc cấp bổ sung kinh phí để cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ em chuyển đến thực hiện chi trả hỗ trợ ăn trưa theo quy định.
Trường hợp trẻ em thôi học, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm thông báo phòng giáo dục và đào tạo báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện dừng thực hiện chi trả chính sách.
Theo Antt.vn
Trẻ mẫu giáo vùng đặc biệt khó khăn và thuộc hộ nghèo được hỗ trợ ăn trưa Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Chính phủ sẽ hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng Theo đó, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo...