Nhân tố quyết định đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông
“Bộ GD&ĐT đang xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng các trường phổ thông theo 5 tiêu chuẩn. Chúng tôi hi vọng thực hiện được những tiêu chuẩn này chúng ta sẽ có đội ngũ cán bộ quản lý, các hiệu trưởng có đủ phẩm chất năng lực thực hiện đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường”. Đó là của TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội.
ảnh minh họa
3 yếu tố cơ bản của mỗi hiệu trưởng
Nêu cao vai trò và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Mỗi trường học muốn thành công đều có những cách đi riêng trong việc tổ chức quản lý nhà trường, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ nhà giáo, tập hợp nguồn lực, xây dựng đội ngũ cho mỗi nhà trường… song quan sát những mô hình quản lý giáo dục thành công trong nền kinh tế thị trường, trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay, mỗi hiệu trưởng đều phải đứng vững và giải quyết đồng bộ cả 3 yếu tố cơ bản.
Đó là: Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; Tổ chức và quản lý chất lượng giáo dục; Vận dụng tiến bộ khoa học giáo dục, khoa học quản lý để bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương thức giáo dục, phương pháp quản lý.
Xây dựng đội ngũ chỉ là một yếu tố cơ bản; Yếu tố tổ chức quản lý, vận dụng tiến bộ khoa học giáo dục cùng với điều kiện cơ sở vật chất cũng phải được trang bị, hoàn thiện đồng bộ với những yêu cầu khác của đổi mới giáo dục, hiệu trưởng mới phát huy hết vai trò và đảm bảo thành công.
Để mỗi cơ sở GD-ĐT có thương hiệu, hiệu trưởng còn phải biết xây dựng văn hóa tổ chức (văn hóa học đường) của mỗi nhà trường. Sản phẩm cuối cùng của mỗi hiệu trưởng không chỉ là những quy định của công tác quản lý hành chính của mỗi nhà trường, mà còn là nhân cách, năng lực phẩm chất của học trò.
Phát huy vai trò quản lý của mỗi hiệu trưởng
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, để mỗi nhà giáo trong mỗi nhà trường hoàn thành trọng trách của mình, hiệu trưởng chứ không ai khác trong nhà trường phải là người hỗ trợ đắc lực để mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Đặc biệt, hiệu trưởng và cán bộ quản lý phải thấm nhuần những yêu cầu, tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý trường học. Trước hết họ phải có văn hóa quản lý.
Dựa theo tài liệu “Khám phá bí mật quản lý: Tám niềm tin cốt lõi” của tác giả người Mỹ Geoffreef Jameter nói về văn hóa của các CEO (giám đốc điều hành) trong nền kinh tế thị trường, trên cơ sở tác giả tổng kết 100 cuộc phỏng vấn của CEO thành công. Trên cơ sở những tư tưởng của tác giả người Mỹ, chúng tôi đã biên tập xây dựng thành 8 tiêu chuẩn văn hóa quản lý của hiệu trưởng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất: Sản phẩm của trường học trước hết là nhân cách người học và người dạy.
Video đang HOT
Lấy sự phát triển nhân cách của học sinh và giáo viên làm thước đo sự phát triển bền vững của nhà trường; Tập trung năng lực quản lý cho việc “Dạy tốt – học tốt” tạo ra một môi trường làm việc tự chủ, sáng tạo có văn hóa của tất cả các bộ phận trong nhà trường.
Thứ hai: Mỗi nhà trường là một cộng đồng, cùng nhau hiến thân cho sự thành công và phát triển, không phải là một cái máy.
Coi trường học của mình như là một nơi tập hợp những hy vọng, hoài bão và ước mơ của mỗi cá nhân; Tất cả đều được kết nối với những mục đích lớn lao, cao đẹp của nhà trường mà do chính mỗi cán bộ giáo viên đã tôn vinh. Họ truyền cảm hứng để mỗi cán bộ giáo viên có thể tập trung hiến thân cho sự thành công và phát triển lớn mạnh của mỗi nhà trường.
Thứ ba: Quản lý là tạo điều kiện để cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, không phải để kiểm soát và bắt lỗi.
Luôn thiết lập những quy tắc chỉ đạo chung và cam kết có đủ các nguồn lực giúp cán bộ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Để cho các bộ phận được chủ động đưa ra các quyết định, các phương pháp riêng của mình và chỉ can thiệp trong những trường hợp cán bộ giáo viên không thực hiện đúng các mục tiêu nguyên tắc đã thống nhất.
Thứ tư: Sự xuất sắc, sáng tạo, hiệu quả của mỗi cán bộ giáo viên của mỗi nhà trường cần luôn được tôn trọng.
Luôn đối xử với mỗi cán bộ giáo viên như là những người quan trọng nhất trong mỗi nhà trường. Sự xuất sắc sáng tạo và hiệu quả là những tiêu chí luôn được tôn trọng ở khắp mọi lĩnh vực, từ mỗi lớp học đến văn phòng nhà trường. Kết quả là cán bộ giáo viên ở mọi bộ phận tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, trước kết quả mỗi công việc họ được giao.
Thứ năm: Động lực ở mỗi nhà trường xuất phát từ tầm nhìn, sự sáng tạo, không phải từ sự sợ hãi.
Luôn luôn truyền cảm hứng cho mọi người hướng về một tương lai tốt đẹp hơn và luôn gợi mở để mỗi cán bộ giáo viên của trường sẽ là một phần của tương lai tốt đẹp đó.
Thứ sáu: Mọi công việc ở trường phải trở nên vui vẻ, không thể là sự mệt nhọc.
Luôn xem công việc như là một điều thú vị hiển nhiên và tin tưởng rằng công việc quan trọng nhất của người quản lý là giao đúng việc cho từng người và làm cho họ thật sự hạnh phúc khi họ làm việc.
Thứ bảy: Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học tâm lý giáo dục.
Luôn có ý thức gương mẫu và tạo mọi điều kiện để cán bộ giáo viên nhà trường học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ khoa học giáo dục vào mọi hoạt động của nhà trường. Luôn thích ứng với “hệ thống công nghệ thông tin” để nâng cao hiệu quả quản lý.
Thứ tám: Đổi mới toàn diện, triệt để để phát triển bền vững. Động viên được cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Luôn coi sự đổi mới như là một phần tất yếu, luôn học hỏi để tự thay đổi mình mới có cơ hội tạo ra những đổi mới đột phá cho mỗi nhà trường. Luôn quan tâm đến việc động viên, thu hút cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội cùng tham gia các hoạt động giáo dục, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chuẩn hiệu trưởng - bước tiến quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT
Theo thầy Võ Văn Du - Trường Đại học Quy Nhơn, việc ra đời chuẩn và tiêu chuẩn hiệu trưởng các trường phổ thông sẽ là bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo đục và đào tạo nước ta.
Chuẩn hiệu trưởng các trường phổ thông sẽ là bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng GD&ĐT. Ảnh minh họa/internet
Tại hội thảo Chuẩn hiệu trưởng và phát triển chương trình, tài liệu, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, thầy Võ Văn Du - Trường Đại học Quy Nhơn đã có bài tham luận về xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực hiệu trưởng xây dựng dựa trên cả tiếp cận lý luận và thực tiễn. Ảnh minh họa/internet
Thầy Võ Văn Du cho rằng, chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực hiệu trưởng xây dựng dựa trên cả tiếp cận lý luận và thực tiễn mà ở đó cần nhấn mạnh sự phù hợp thực tế kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của đất nước và theo vùng miền, địa phương.
Trước hết xác định rõ, cụ thể chủ thể quản lý nhà trưởng (hiệu trưởng) có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn (đã có định hướng bằng văn bản Nhà nước).
Từ đây xác định những công việc, quan hệ mà chủ thể quản lý nhà trường phải thực hiện, chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí hiệu trưởng được thiết kế theo logic công việc, quan hệ này mới có thể khách quan hóa, lượng hóa.
"Nếu dựa vào định hướng theo Thông tư 29, dù chúng ta có cụ thể đến đâu cũng chỉ đưa ra những dấu hiệu cảm tính mà thôi, đo đó kết quả đánh giá hiệu trưởng tuy rất chặt chẽ nhưng tính chính xác, tin cậy, thúc đẩy rất thấp nếu không muốn nói đánh giá mang tính hình thức.
Chẳng hạn như: Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị (minh chứng phân định các mức của mỗi tiêu chí, của tiêu chuẩn 1 phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp). Cụ thể:
Mức trung bình: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vỉ lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị - xã hội theo quy định, thực hiện nghĩa vụ công dân.
Mức khá: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị - xã hội theo quy định, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có ý chí vượt khó khăn để vươn lên *.
Mức xuất sắc: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành và tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực trong các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện tốt nghiã vụ công dân; vượt khó khăn và động viên đồng nghiệp vượt qua trở ngại, khó khăn để vươn lên.
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghỉệp
Mức trung bình: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, giữ được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực, có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, không làm mất dân chủ trong nhà trường; khiêm tốn, tôn trọng người khác.
Mức khá: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, phát huy được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực và có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; ngăn ngừa, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trương; khiêm tốn, tôn trọng người khác.
Mức xuất sắc: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, nâng cao được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp; tích cực ngăn ngừa, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, phát huy dân chủ để phát triển nhà trường, khiêm tổn, tôn trọng người khác.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ Sau 2 tuần công bố, Dự thảo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Ngoài yếu tố giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới khiến nhiều người lo lắng. ảnh minh họa Áp lực sĩ số Cô giáo vừa giảng bài,...