Nhân tài thua kiện vì… bỏ cuộc nửa chừng
TP Đà Nẵng chi ngân sách hàng chục tỉ đồng để cử các học viên đi học nước ngoài nhưng học xong họ không trở về làm việc cho TP như cam kết ban đầu. Vì vậy, TP này kiện đòi bồi thường hàng chục tỉ đồng.
Ngày 28/9, TAND TP Đà Nẵng xử sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng (gọi tắt là Trung tâm). Tòa tuyên buộc anh Hồ Viết Luận (học viên diện Đề án 922) phải bồi thường gần 2,7 tỉ đồng cho TP vì vi phạm hợp đồng. Cùng ngày, tòa này cũng tuyên buộc một học viên khác thuộc đề án là Huỳnh Thị Thanh Trà phải bồi thường cho TP hơn 3 tỉ đồng.
Trước đó, hai học viên khác là Nguyễn Như Quốc Trung và Nguyễn Như Đức Trung bị tòa tuyên phải bồi thường kinh phí cho ngân sách TP hơn 1,2 tỉ đồng.
Học xong xin ở lại để… học tiếp
Theo hồ sơ, năm 2010, anh Luận được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tham gia Đề án 922 với ngành học là kỹ sư xây dựng dân dụng và môi trường tại Trường ĐH Nottingham (Vương quốc Anh). Trong thời gian học bốn năm tại đây, anh Luận đã nhận kinh phí từ ngân sách TP gần 2,7 tỉ đồng. Theo nội dung hợp đồng hai bên ký kết, sau khi tốt nghiệp anh Luận phải trở về làm việc cho cơ quan nhà nước tại TP Đà Nẵng từ bảy năm trở lên. Nếu vi phạm hợp đồng thì anh Luận cùng với gia đình phải bồi thường gấp năm lần kinh phí TP chu cấp.
Tuy nhiên, sau khi đã tốt nghiệp, anh Luận đề nghị được ở lại Anh học lên tiến sĩ với kinh phí tự túc nhưng Trung tâm không đồng ý. Phía Trung tâm cho rằng đã nhiều lần yêu cầu anh Luận về trình diện để TP bố trí công tác như cam kết nhưng người này vẫn không thực hiện. Do đó, Trung tâm khởi kiện ra tòa đòi anh Luận bồi thường 100% kinh phí đã cấp.
Tương tự, trường hợp Huỳnh Thị Thanh Trà cũng được cử đi học tại ĐH quốc tế Tây Mỹ (Mỹ) bằng nguồn kinh phí của TP Đà Nẵng. Sau khi tốt nghiệp, chị Trà lại xin học tiếp bằng nguồn kinh phí tự túc và được TP Đà Nẵng chấp nhận cho kéo dài thêm hai năm. Hết hai năm này, chị Trà vẫn không chịu về nước để làm việc mà xin ở lại Mỹ làm việc ba năm nữa. Không chấp nhận sự kéo dài này, TP Đà Nẵng mới khởi kiện.
Video đang HOT
Và định cư luôn ở nước ngoài
Hai anh em sinh đôi Quốc Trung và Đức Trung được UBND TP Đà Nẵng cử đi học kỹ sư ngành điện tử viễn thông tại ĐH Công nghệ Troyes (UTT) Cộng hòa Pháp. Thời gian đào tạo theo quy định là năm năm, bắt đầu từ năm 2009. Tổng kinh phí TP cấp cho mỗi học viên là hơn 1,2 tỉ đồng/người.
Theo Trung tâm, toàn bộ kinh phí được chuyển cho hai học viên này thông qua cha đẻ là ông Nguyễn Như Minh (ngụ đường Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng). Riêng năm học thứ năm là chuyển trực tiếp cho hai học viên thông qua tài khoản đứng tên hai học viên này. Trong quá trình học tập, cả hai học viên thực hiện đúng theo cam kết của hợp đồng về việc cung cấp thông tin cá nhân khi đang theo học tại Pháp, gửi báo cáo kết quả học tập định kỳ.
Đến ngày 25/1/2014, cả hai học viên này bất ngờ gửi đơn xin rút khỏi đề án. Theo nội dung đơn, Đức Trung và Quốc Trung cùng có dự định sẽ kết hôn và định cư tại Pháp, đồng thời tiếp tục học lên tiến sĩ. Do đó, Trung có nguyện vọng xin rút khỏi đề án và bồi thường gấp hai lần kinh phí đã nhận và thời gian bồi thường trong vòng hai năm.
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu hai học viên này bồi hoàn kinh phí do vi phạm hợp đồng. Theo đó, cả hai học viên này phải có nghĩa vụ liên đới cùng với cha mẹ bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã nhận tương ứng mỗi học viên là hơn 1,2 tỉ đồng, thời hạn nộp trước ngày 30/11/2014.
Phía gia đình của hai học viên đã ba lần nộp tiền cho Trung tâm, tổng số tiền 782 triệu đồng (mỗi học viên nộp 391 triệu đồng). Sau đó Trung tâm nhiều lần nhắc nhở nộp đủ số tiền như cam kết nhưng không được nên khởi kiện ra tòa.
“Cực chẳng đã mới phải kiện ra tòa…”
Trong cả bốn vụ kiện nói trên, TAND TP Đà Nẵng đều tuyên buộc các học viên thuộc Đề án 922 vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ số tiền chi phí mấy năm ăn học mà TP đã cấp cho họ. Tổng số tiền bồi thường này lên đến hàng tỉ đồng.
Theo đại diện Trung tâm, hiện TP Đà Nẵng đã có những quy định rõ ràng về các hình thức vi phạm và mức bồi hoàn kinh phí tương ứng. Riêng đối với những trường hợp vi phạm xảy ra trước ngày 10/12/2013 (thời điểm Nghị định 143 quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo có hiệu lực thi hành) thì một số học viên được được chỉnh mức bồi hoàn từ năm lần xuống hai lần. Sau mốc thời gian trên thì mức bồi hoàn là một lần. Điều này thể hiện sự thiện chí của TP cũng như nhằm đảm bảo tính khả thi trong công tác thu hồi ngân sách – đại diện Trung tâm cho biết.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Chiến – Giám đốc Trung tâm cho biết: “TP luôn mong muốn các học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ trở về phục vụ cho TP. Việc khởi kiện các học viên vi phạm ra tòa là bất khả kháng, để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước”.
Cũng theo ông Chiến, ngoài việc khởi kiện ra tòa, Trung tâm cũng sẽ phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài có các biện pháp hạn chế việc gia hạn thị thực đối với các học viên có dấu hiệu vi phạm. Đối với những trường hợp vi phạm, Trung tâm sẽ phối hợp với TAND TP, Cục Quản lý xuất nhập cảnh tiến hành các thủ tục chặn xuất cảnh đối với học viên và đại diện gia đình đứng tên ký hợp đồng.
15 học viên bị “níu áo” – Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm đã nộp 15 đơn khởi kiện “nhân tài” lên TAND các cấp. Trong đó có 14 vụ tại TAND TP Đà Nẵng và một vụ tại TAND quận Hải Châu (Đà Nẵng). Tòa đã thụ lý tất cả vụ kiện nói trên. – Trong số 630 học viên được cử đi học theo Đề án 922 thì có 67 trường hợp vi phạm. Cụ thể, có 20 học viên không đạt kết quả học tập như cam kết (phải đạt học lực khá trở lên), trường hợp này phải bồi thường 50% chi phí đào tạo; 27 học viên xin ra khỏi đề án; 15 học viên không chịu trở về nước (định cư ở nước ngoài); bốn người đang làm việc tại Đà Nẵng nhưng bỏ giữa chừng và một học viên không nhận việc.
Theo Pháp luật TP.HCM
Ép uống 'bia nhà' là sai luật!
Nhiều xã, huyện của Hà Tĩnh vận động, ép buộc các hàng quán, cơ sở kinh doanh trên địa bàn bán "bia nhà".
Ngày 24-9, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), cho biết Cục đã nắm được thông tin về việc UBND các địa phương ở Hà Tĩnh có văn bản buộc các hộ kinh doanh, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn cam kết với địa phương ưu tiên tiêu thụ bia Sài Gòn. "Cục sẽ cho thẩm định, xác minh lại các văn bản này để xem xét tính pháp lý cũng như đối chiếu các quy định liên quan đến Luật Cạnh tranh. Năm ngoái ở Nghệ An và Hà Tĩnh cũng chỉ thị các cơ quan, đơn vị trên địa bàn ưu tiên sử dụng bia Sài Gòn. Sau đó họ nhận thấy có vấn đề nên đã điều chỉnh lại" - ông Mừng nói.
Liên quan đến câu chuyện này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng việc các UBND huyện của Hà Tĩnh yêu cầu các nhà hàng, hộ kinh doanh phải ưu tiên sử dụng bia Sài Gòn, bia 333 và nước khoáng Sơn Kim là đã vi phạm Điều 6 Luật Cạnh tranh. Theo đó, điều này cấm các cơ quan quản lý nhà nước buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. "Do vậy, các UBND huyện trên phải thu hồi các văn bản trái pháp luật đã ban hành và xin lỗi cải chính công khai đối với các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi các văn bản đó và tổ chức các biện pháp khắc phục hậu quả, nếu có. Ngoài ra các cơ quan này còn phải tổ chức xử lý kỷ luật các cán bộ, công chức có liên quan theo quy định" - luật sư Hậu nói.
Hà Tĩnh làm nhiều việc để "ủng hộ bia nhà". Trong ảnh: Lễ hội "Tôi yêu bia Sài Gòn" do tỉnh phối hợp tổ chức. Ảnh: ĐẮC LAM
Cùng ngày, PV đã liên hệ với lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh và một số cơ quan chức năng tỉnh để tìm hiểu lý do vì sao ra văn bản, buộc ký cam kết dùng bia Sài Gòn song không nhận được câu trả lời.
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, hiện dư luận Hà Tĩnh đang xôn xao trước việc các nhà hàng ký kết bản cam kết ưu tiên sử dụng bia Sài Gòn. Cụ thể, một số chủ nhà hàng ở địa bàn TP Hà Tĩnh và các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh nói họ bất ngờ khi bị buộc cam kết ưu tiên tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ở Hà Tĩnh. Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Chi cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh) gửi đến nhiều cơ sở bản cam kết với nội dung ưu tiên kinh doanh và tích cực mời chào người tiêu dùng sử dụng bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, nước khoáng Sơn Kim. Các chủ nhà hàng, doanh nghiệp trên địa bàn phải ký cam kết.
Tương tự, UBND huyện Đức Thọ phát các bản cam kết mà một bên là ông Đặng Giang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ (và hai trưởng phòng của huyện), một bên là chủ cơ sở kinh doanh. Theo đó, các chủ cơ sở kinh doanh phải cam kết ưu tiên sử dụng, tiêu thụ bia Sài Gòn, bia 333, nước khoáng Sơn Kim... từ ngày 7-5.
Còn ở huyện Kỳ Anh thì chủ khách sạn, nhà hàng, karaoke cũng được "đề nghị" ký cam kết tăng số lượng tiêu thụ bia Sài Gòn và nước khoáng Sơn Kim và giảm dần, tiến tới không bán các hãng bia, các loại nước khoáng khác. Đại diện của UBND huyện là ông Nguyễn Lộc Hằng - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện ký tên, đóng dấu và một bên là chủ cơ sở kinh doanh ký.
Chưa hết, lãnh đạo UBND huyện Cẩm Xuyên còn có công văn yêu cầu các đài truyền thanh - truyền hình huyện tăng cường phát thanh, tuyên truyền, khuyến khích, ưu tiên sử dụng "bia nhà". Cạnh đó, UBND huyện này cũng yêu cầu các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ phải treo biển quảng cáo sản phẩm bia Sài Gòn - Hà Tĩnh; ghi "bia nhà" trong thực đơn; đồng thời phải vận động khách sử dụng bia Sài Gòn. Thực hiện văn bản này, chủ tịch UBND xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên) còn yêu cầu các mặt trận, các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, trưởng thôn... vận động uống bia Sài Gòn, nước Sơn Kim trong các cuộc liên hoan, gặp mặt. Tương tự, lãnh đạo xã Cẩm Yên còn chỉ đạo phát thanh xã trên hệ thống loa tới tận từng xóm làng. Trả lời PV, bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên xác nhận đã ký công văn trên và yêu cầu phát cho các hộ dân biết nhưng không trả lời vì "tôi không phải người phát ngôn của huyện".
TRÀ PHƯƠNG - ĐẮC LAM
Theo_PLO
Gần 200 doanh nghiệp vận tải cam kết giảm giá cước Các doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai giảm giá cước phù hợp với mức nhiên liệu giảm và gửi hồ sơ về Sở Tài chính trước ngày 16/9. Sở GTVT thành phố Hà Nội cho biết, sau khi ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố khẩn trương tính toán giá...