Nhân rộng mô hình dạy bơi cần sự vào cuộc của chính quyền, nhà trường, phụ huynh
Càng vào hè, nhu cầu học bơi càng trở nên cấp thiết, đặc biệt là khi tình trạng đuối nước đang ngày càng gia tăng. Tuy vậy, quá trình thực hiện vẫn đang còn rất nhiều khó khăn.
Báo Nghệ An ghi nhận ý kiến của những người liên quan về vấn đề này.
Năm 2019, bể bơi với tổng giá trị hơn 3 tỷ đồng được UBND xã Diễn Phúc đầu tư cho Trường Tiểu học Diễn Phúc. Đây là một trong những bể bơi hiện đại đầu tiên được xây dựng tại một ngôi trường công lập của tỉnh. Ảnh: Đức Anh
Thầy giáo Nguyễn Văn Công – Hiệu trưởng Trường THCS Phùng Chí Kiên (Diễn Châu): Để dạy bơi đại trà thì nhà trường phải chủ động
“Để phòng tránh đuối nước cho học trò thì học trò phải biết bơi và muốn vậy, nhà trường phải tổ chức được việc dạy bơi cho học sinh. Và, để thực hiện được điều này thì nhà trường cần phải thực hiện được hai yếu tố, thứ nhất là về cơ sở vật chất – nhà trường phải có bể bơi và công trình phụ trợ khác.
Để làm được điều này, chúng tôi đã huy động bằng cách kêu gọi sự ủng hộ của học sinh cũ, tiết kiệm chi tiêu để mua sắm bể bơi. Cụ thể, khi có kế hoạch dạy bơi, chúng tôi đã lập một trang Facebook để kêu gọi các thế hệ học sinh cũ ủng hộ kinh phí. Về con người thì từ năm 2018 chúng tôi đã cử 3 cán bộ, giáo viên đi tham gia lớp tập huấn do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức.
Hiện 3 giáo viên đều đã được cấp chứng chỉ loại xuất sắc và đủ điều kiện để tổ chức dạy bơi trong nhà trường. Với bể bơi 120m2, từ năm học này, chúng tôi sẽ tổ chức dạy bơi đại trà trong toàn trường. Theo đó, mỗi học sinh một năm sẽ được học từ 5 – 7 buổi và sau 4 năm học các em có đủ điều kiện để hoàn thiện các kỹ năng bơi và cứu đuối, để từ đó các em có thể tiếp xúc với môi trường sông nước.
Tổ chức dạy bơi ở Trường THCS Phùng Chí Kiên (Diễn Châu). Ảnh: Đức Anh
Tuy nhiên, việc triển khai dạy bơi và cứu đuối cũng có những khó khăn nhất định. Vì thế, để duy trì bể bơi, chúng tôi cũng kêu gọi phụ huynh đóng góp để duy trì bể bơi hoạt động thường xuyên với kinh phí bằng một buổi học thêm ở lớp là 10.000 đồng/em/buổi. Mức học phí này chỉ bằng 1/5 so với thị trường nên phù hợp với khả năng của phụ huynh, học sinh. Với những em hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi vẫn hỗ trợ các em tham gia 100%”.
Video đang HOT
Thầy giáo Nguyễn Trọng Minh – Bí thư Chi đoàn, Giáo viên môn Thể dục Trường THCS Lý Nhật Quang (Đô Lương): Ngoài biết bơi, học sinh cần được trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước.
“Từ hơn 1 năm trở lại đây, trường chúng tôi đã thực hiện mô hình “Toàn trường biết bơi” và Trường THCS Lý Nhật Quang cũng là 1 trong 21 trường học được chọn triển khai mô hình học sinh toàn trường biết bơi của Sở VH&TT Nghệ An. Theo kế hoạch, mỗi khóa học nhà trường tổ chức trong vòng 15 buổi và có thêm 1 buổi thi khảo sát và sau khóa học học sinh có thể thành thạo 2 kỹ thuật bơi cơ bản là bơi ếch và bơi trườn sấp. Ngoài ra, khi đã thành thạo bơi chúng tôi sẽ dạy học sinh thêm kỹ năng phòng, chống đuối nước. Qua khảo sát, khoảng 95% học sinh sẽ biết bơi sau khóa học.
Điều lo lắng nhất hiện nay đó là dù có nhiều học sinh biết bơi nhưng tình trạng đuối nước vẫn xảy ra, bởi hiện nay các em chưa được trang bị nhiều kỹ năng về đuối nước. Hay ở những vùng nông thôn thường xảy ra tai nạn đuối nước vì các em chưa được học bơi, chưa có lớp bơi và các em chủ yếu là bơi tự phát. Ngoài ra, đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,… mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ… Vì thế, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần hiểu biết cách phòng và kỹ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết”.
Ông Phùng Đức Nhân – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Cửa Lò: Thiếu kinh phí để triển khai dạy bơi trong trường học
“Chủ trương dạy bơi đã thực hiện nhiều năm với hình thức tổ chức dạy bơi trong các nhà trường. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai, chúng tôi thấy có khá nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt kinh phí. Thực tế, để tổ chức dạy bơi được thì phải huy động phụ huynh đóng góp xây dựng bể bơi. Còn lại để nhà trường trích kinh phí thì rất khó khăn vì nguồn ngân sách không có. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất với thị xã đầu tư một số bể bơi trong các trường học, nhưng do còn khó khăn về kinh phí nên chúng tôi chưa triển khai được.
Để đẩy mạnh việc dạy bơi trong nhà trường và đảm bảo an toàn cho học sinh, ngoài trách nhiệm của địa phương, thiết nghĩ tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo cần có hỗ trợ thêm cho các nhà trường. Trước mắt, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Thể thao dạy bơi tập trung tại nhà văn hóa và học phí cũng khá thấp so với mặt bằng chung, vì chủ yếu thu để đủ bảo trì bể bơi và chi trả tiền dạy cho các giáo viên”.
Ông Nguyễn Mạnh Cường – Bí thư Huyện đoàn Đô Lương: Cần thành lập đội sơ cứu nhanh ở các địa phương
“Trên địa bàn chúng tôi có nhiều sông lớn chảy qua và hệ thống ao, hồ trong khu dân cư. Những năm gần đây, Huyện đoàn giao cho chi đoàn các xã, thị trấn tận dụng kênh mương thủy lợi và phối hợp với các nhà trường tổ chức dạy bơi cho các em nhỏ. Mục tiêu mỗi liên đội tổ chức ít nhất được 1 lớp dạy bơi. Đồng thời, tập trung tuyên truyền bằng loa phát thanh, phát tờ rơi về từng xóm, từng gia đình về phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước. Mỗi năm, đoàn thanh niên thực hiện rà soát, cắm biển cảnh báo ở khu vực nguy hiểm.
Để phòng tránh đuối nước chúng tôi cũng đã phối hợp với các trạm y tế xã để thành lập đội sơ cứu nhanh khi xảy ra đuối nước. Tại những điểm tắm tự phát của người dân, chúng tôi cũng bố trí các vật dụng như dây thừng, can nhựa, phao, lốp xe… Trong trường hợp xảy ra đuối nước, nạn nhân có điểm bấu víu trong thời gian chờ người đến cứu”.
Bể bơi của Trường THCS Lý Nhật Quang (Đô Lương) là bể lắp ghép. Ảnh: Đức Anh
Đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo vừa đi kiểm tra về công tác dạy bơi, phòng, chống đuối nước ở 8 huyện là Thanh Chương, Anh Sơn, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Qua kiểm tra đã phát hiện các hạn chế như tại một số điểm việc rà soát biển cắm cảnh báo nguy cơ đuối nước còn ít, một số biển đã cũ, hỏng chưa được thay thế; sào cứu đuối chưa được trang bị đầy đủ (ví dụ như bãi biển thị xã Hoàng Mai; các ao, hồ ở xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu; xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp; xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn; xã Lạng Sơn, Khai Sơn, huyện Anh Sơn).
Bên cạnh đó, việc triển khai các văn bản chỉ đạo, phối hợp còn chung chung, chưa thống nhất, còn biểu hiện đối phó. Sự vào cuộc của một số chính quyền tại địa phương chưa thật sự quyết liệt, thường xuyên. Việc tham mưu các Quy chế phối hợp các đơn vị liên quan công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường, tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước chưa chặt chẽ.
Phòng chống đuối nước cho trẻ em: Dạy bơi thôi... chưa đủ
Nghệ An đang nỗ lực đưa môn bơi vào trường học và về các địa phương như một giải pháp phòng tránh, hạn chế tai nạn đuối nước. Nhưng quá trình triển khai còn nhiều khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan.
Dạy bơi cho học sinh tại Trường THCS Phùng Chí Kiên (huyện Diễn Châu, Nghệ An).
Điều quan trọng hơn cả, cần sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự quản lý, giám sát con em của mỗi gia đình.
Nỗ lực đưa bơi lội vào trường học
Lớp học bơi của học sinh Trường THCS Phùng Chí Kiên (xã Diễn Yên - huyện Diễn Châu) bắt đầu vào 17 giờ. Hai huấn luyện viên cũng chính là giáo viên môn Thể dục, hướng dẫn cho các em bài khởi động cơ bản ở trên bờ, sau đó xuống bể bơi.
Dù đóng tại địa bàn khó khăn, nhưng Trường THCS Phùng Chí Kiên là một trong những đơn vị sớm triển khai dạy bơi ở huyện Diễn Châu. Nhà trường huy động các nguồn xã hội hóa, hỗ trợ của cựu học sinh, tiết kiệm nguồn chi thường xuyên để lắp ghép bể bơi di dộng. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến và vận động phụ huynh đóng góp một phần nhỏ để bảo dưỡng, bơm thay nước hàng ngày. Thầy Nguyễn Văn Công - Hiệu trưởng Trường THCS Phùng Chí Kiên cho biết: "90 học sinh của nhà trường được tham gia học bơi. Chúng tôi dự kiến đưa bơi lội thành môn tự chọn của bộ môn Thể dục, tổ chức dạy bơi cho các cấp học và duy trì liên tục trong năm. Như vậy, các em sẽ được học và ôn luyện nhiều kỹ năng bơi khác nhau và nâng cao ý thức bảo vệ bản thân khỏi bị đuối nước".
Thời gian này, Trường THCS Lý Nhật Quang (huyện Đô Lương) cũng triển khai dạy bơi cho học sinh khối 7, 9. Điểm thuận lợi của nhà trường có 3 giáo viên thể dục, Tổng phụ trách Đội đã qua các lớp tập huấn, được cấp chứng chỉ và có nhiều kinh nghiệm trong dạy bơi.
Đoàn Thanh niên xã Nam Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) tổ chức dạy bơi cho trẻ em trong xã.
Thầy Nguyễn Trọng Minh, GV Trường THCS Lý Nhật Quang thông tin: "Mỗi khóa dạy bơi của chúng tôi có 15 buổi với 2 nội dung chính. Trước hết, dạy cho học sinh thực hiện 2 kỹ thuật bơi cơ bản là bơi ếch và bơi trườn sấp. Ở lứa tuổi này, chỉ cần 3 - 4 buổi học sinh đã biết bơi. Sau khi thành thạo 2 kỹ năng bơi trên, chúng tôi dạy kỹ năng cứu đuối nước cho các em".
Tuy nhiên, việc nhân rộng dạy bơi trong trường học của Nghệ An còn rất nhiều khó khăn. Toàn ngành chỉ có 12 trường học có bể bơi đạt tiêu chuẩn. Trong đó Nghĩa Đàn là địa phương chi ngân sách để mua sắm bể bơi cho các trường, nhưng hiện mới có 9/70 trường học có bể bơi.
Tăng cường vai trò của xã hội
Trong khi viêc dạy bơi trong nhà trường gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương của Nghệ An đã nhân rộng mô hình về các xã phường. Huyện Đô Lương đang xây dựng phong trào toàn xã - toàn trường biết bơi. Tại xã Nam Sơn, một bể bơi mini vừa được xây dựng nằm trong khuôn viên sân vận động để phục vụ nhu cầu cho con em trong vùng. Phụ trách dạy bơi là 2 giáo viên thể dục của Trường Tiểu học và THCS Nam Sơn. Bên cạnh đó, lực lượng đoàn viên thanh niên các xóm cũng có mặt để quản lý, trông chừng các em nhỏ.
Anh Nguyễn Gia Quang - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Nam Sơn (huyện Đô Lương) cho hay: "Mục tiêu là tất cả trẻ em trong xã biết bơi, biết kỹ năng phòng tránh đuối nước cơ bản. Chúng tôi cũng cắm 8 biển cảnh báo ở những khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra đuối nước và thực hiện tuyên truyền thường xuyên".
Nhiều học sinh được học bơi trong nhà trường.
Theo anh Nguyễn Mạnh Cường - Bí thư Huyện đoàn Đô Lương, địa phương có nhiều sông lớn chảy qua và hệ thống ao hồ trong khu dân cư. Vì thế, việc phòng chống đuối nước vô cùng cấp thiết. Những năm gần đây, Huyện đoàn giao cho Chi đoàn xã, thị trấn tận dụng kênh mương thủy lợi và phối hợp với nhà trường tổ chức dạy bơi cho các em nhỏ. Mục tiêu mỗi liên đội tổ chức ít nhất được một lớp dạy bơi. Đồng thời, tập trung tuyên truyền bằng loa phát thanh, phát tờ rơi về từng xóm, gia đình về phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước. Mỗi năm, Đoàn Thanh niên thực hiện rà soát, cắm biển cảnh báo ở khu vực nguy hiểm.
Dù nỗ lực nhưng thực tế nhiều vụ đuối nước thương tâm, mà nạn nhân là người biết bơi giỏi vẫn xảy ra. Nói về điều này, thầy Nguyễn Trọng Minh - GV Trường THCS Lý Nhật Quang (huyện Đô Lương, Nghệ An) cho rằng: "Vùng nông thôn thường xảy ra tai nạn đuối nước do các em chưa được học qua lớp bơi bài bản, mà chủ yếu bơi tự phát là chính. Do chưa có kỹ năng thực hành cứu đuối, nên khi cứu bạn lại dễ có nguy cơ xảy ra tai nạn với chính mình".
Anh Nguyễn Mạnh Cường bày tỏ lo ngại: Những năm gần đây xuất hiện mối nguy lớn từ các hố công trình có nước sâu, không có điểm bám víu, là nơi trẻ con hay trốn đi chơi, tắm mát. Bên cạnh đó, tình trạng học sinh lớn bị đuối nước giảm, nhưng lại có xu hướng gia tăng ở trẻ mầm non, tiểu học và rơi nhiều vào những gia đình bố mẹ đi làm ăn xa. Vì vậy, để phòng tránh đuối nước phải tuyên truyền liên tục, có sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự giám sát, quản lý con em mình thường xuyên của mỗi gia đình, thôn xóm và địa phương.
Sở GD&ĐT Nghệ An đã ra nhiều văn bản chỉ đạo về phòng chống tại nạn thương tích, đuối nước. Trong đó yêu cầu hiệu trưởng, giáo viên dành thời gian nhất định trong tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và tiết cuối trước khi tan trường để nhắc nhở học sinh phòng tránh nguy cơ đuối nước. Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An, quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh về công tác phòng chống đuối nước và tạo điều kiện thuận lợi nhân rộng việc dạy bơi ở các nhà trường.
Năm 2019, gần 9.000 trẻ em được dạy bơi an toàn "Chỉ tính riêng trong năm 2019, đã có gần 9.000 trẻ được dạy bơi an toàn và gần 18.000 trẻ em được dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước". Đây là một trong những kết quả tích cực mà Chương trình Phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 đạt được sau gần 2 năm can...