Nhân rộng chương trình “Năng động cùng thể thao”, nâng cao hoạt động thể chất cho học sinh tiểu học
Nhằm giúp trẻ em vận động nhiều hơn thông qua các hoạt động vui chơi và thể thao để các em có cuộc sống khỏe mạnh, Chương trình “ Năng động cùng thể thao” đã được triển khai thành công tại gần 20 trường tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tại buổi sơ kết, các đại biểu đã có cơ hội hiểu sâu hơn về chương trình “Năng động cùng thể thao năm học 2018 – 2019″ và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để hoàn chỉnh về nội dung cuốn tài liệu tham khảo về giáo dục thể chất do Nike Việt Nam và đội ngũ chuyên gia phát triển.Buổi sơ kết Dự án “Năng động cùng thể thao” năm học 2018 – 2019 đã được tổ chức vào ngày 7/3 tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Huy, Huấn luyện viên trưởng bộ môn Bóng đá & Trưởng Dự án, Công ty SSA Sports, các trò chơi vận động khi triển khai giảng dạy trong giờ học Giáo dục thể chất, đặc biệt trong việc giúp học sinh tham gia tiết học chủ động và hào hứng hơn, cũng như tăng cường mức độ vận động của các em.
Sau phần trao đổi, giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất được tập huấn phương pháp triển khai áp dụng tài liệu tại trường học với sự hướng dẫn của các huấn luyện viên đến từ Công ty SSA Sports.
Các em học sinh tiểu học hào hứng tham gia chương trình “Năng động cùng thể thao”. (Nguồn: SSA Sports)
Sau thời gian triển khai tại 10 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Dự án “Năng động cùng thể thao” đã nhận được nhiều kết quả tích cực. Cuốn tài liệu tham khảo “Sổ tay Giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động” do Chương trình phát triển được các thầy, cô giáo ứng dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy; đồng thời thu về những khuyến nghị, góp ý hữu ích để giờ học Giáo dục thể chất của các em học sinh trở nên phong phú, hiệu quả hơn.
PGS. TS. Phạm Đông Đức, Trưởng khoa Giáo dục Thể chất, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Tài liệu tham khảo về giáo dục thể chất dành cho giáo viên là một tài liệu có tính ứng dụng cao, nội dung cụ thể và hấp dẫn. Bên cạnh đó tài liệu còn đưa ra các phương pháp giảng dạy tích cực, sáng tạo, phù hợp với định hướng mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lĩnh vực này”.
Chương trình “Năng động cùng thể thao được triển khai dựa trên Sổ tay hướng dẫn “Made To Play” của Nike, giúp trẻ em vận động nhiều hơn thông qua các hoạt động vui chơi và thể thao” để các em có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công hơn. Chương trình đã triển khai thành công tại 11 trường tiểu học và tiếp tục được nhân rộng tại 16 trường tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Video đang HOT
Theo baoquocte
Chương trình GD phổ thông mới: GD thể chất có nhiều lựa chọn cho nhà trường và học sinh
Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết so với chương trình hiện hành. Bên cạnh đó, ở cấp THPT, học sinh còn được học Giáo dục quốc phòng và an ninh, một môn học có tác dụng hỗ trợ giáo dục thể chất.
Ảnh minh họa/internet
Môn học bắt buộc trong 12 năm phổ thông
Theo chương trình môn Giáo dục thể chất Bộ GD&ĐT mới công bố, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp
Mạch nội dung môn học gồm: Kiến thức chung về Giáo dục thể chất (từ lớp 1 đến lớp 12); Vận động cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9); Thể thao tự chọn (từ lớp 1 đến lớp 12).
Nhiều lựa chọn dành cho nhà trường và học sinh
Chương trình môn Giáo dục thể chất có nhiều lựa chọn dành cho nhà trường và học sinh. Đầu năm học, giáo viên và nhà trường căn cứ kết quả kiểm tra sức khỏe tại trường hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp cho học sinh, tổ chức cho học sinh học môn Giáo dục thể chất bảo đảm tất cả học sinh đều được học tập, rèn luyện với nội dung phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực quy định trong chương trình.
Các môn thể thao tự chọn trong chương trình môn Giáo dục thể chất là hệ thống các môn thể thao được tổ chức trong Hội khoẻ Phù đổng các cấp, trong hệ thống giải thi đấu quốc gia, quốc tế và các môn thể thao truyền thống của địa phương.
Ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, nội dung thể thao tự chọn chủ yếu là trò chơi vận động gắn với một số môn thể thao phù hợp với thể lực của học sinh và khả năng tổ chức của nhà trường.
Từ lớp 4 đến lớp 9, học sinh được hướng dẫn luyện tập và tham gia thi đấu các môn thể thao phù hợp.
Ở cấp trung học phổ thông, nội dung thể thao tự chọn gồm 3 nhóm: (a) Nhóm kĩ thuật cơ bản, dành cho lớp 10; (b) nhóm kĩ thuật nâng cao, dành cho lớp 11, (c) nhóm vận dụng, thi đấu, dành cho lớp 12.
Tuỳ theo khả năng tổ chức của nhà trường, học sinh có thể lựa chọn một môn thể thao cho cả ba năm học hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn thể thao.
Những học sinh học một môn thể thao trong cả ba năm học thì được học đầy đủ ba nội dung (a), (b) và (c). Những học sinh chọn học hai môn thể thao thì được học các nội dung (a) và (b) ở một môn thể thao, môn thể thao còn lại chỉ học nội dung (a). Những học sinh chọn học ba môn thể thao thì chỉ học nội dung (a).
Giáo viên được quyền tham gia xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục của môn học phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nhà trường và lớp học mà mình phụ trách trên cơ sở bảo đảm mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình đối với cấp học, lớp học.
Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học
Môn Giáo dục thể chất vận dụng phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất.
Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn,...; sử dụng nguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh; kết hợp dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ học sinh động, hiệu quả.
Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc,... để tạo không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho học sinh yêu thích và đam mê tập luyện thể thao.
PV
Theo giaoducthoidai
Học sinh được học 70 tiết giáo dục thể chất mỗi năm Ngoài các kỹ năng vận động cơ bản, học sinh được lựa chọn các môn thể thao, định hướng nghề nghiệp theo năng khiếu. Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 với nội dung chủ yếu là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học...