Nhận phiếu phạt vì cho con nghỉ học, ông bố Anh sửa lỗi chi chít
Bức thư thông báo mức phạt 60 bảng Anh chứa nhiều lỗi chính tả, bị người nhận chấm điểm D-.
Hôm thứ ba, Daniel Moore, ông bố ở Exmouth (Devon, Anh) nhận được một bức thư từ lãnh đạo giáo dục của hạt Devon nhằm thông báo mức phạt 60 bảng, theo BBC ngày 10/8.
Thợ làm bánh Daniel Moore đã đưa gia đình đi du lịch một tuần ở Mallorca, Tây Ban Nha vào tháng 5. Con trai anh, Charlie được bố cho nghỉ học năm ngày.
Moore khẳng định sẽ trả tiền phạt. Tuy nhiên, anh đã dùng mực đỏ để sửa lại bảy lỗi chính tả trong thư, chấm điểm D- và gửi trả lại.
Bức thư đầy lỗi chính tả. Ảnh: Facebook
“Tôi sẽ không giả vờ như mình là chuyên gia đánh máy. Nhưng tôi cũng không phải là người đứng đầu giáo dục ở Devon. Người phụ nữ này chịu trách nhiệm cho sự nghiệp giáo dục của thế hệ tương lai, của con cháu chúng ta và bà ta đã cho thông qua bài viết ngớ ngẩn này”, anh viết trên Facebook.
Bài đăng của Moore nhận được 1.400 lượt thích và hơn 400 lượt share chỉ sau hai ngày.
Gia đình Daniel Moore. Ảnh: Facebook
Video đang HOT
Phản hồi về câu chuyện, phát ngôn viên của Hội đồng hạt Devon cho biết đang thử nghiệm một hệ thống in ấn mới và một số lỗi đã không được soát lại trước khi bức thư được gửi đi.
“Đó là một lỗi đáng xấu hổ và chúng tôi đã thực hiện các bước nhằm đảm bảo không lặp lại thêm lần nữa”, người này nói.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
'Con cố học giỏi toán để thành bác sĩ'
Rụt rè, nhỏ thó, tự nhận bản thân không thích chơi thể thao mà chỉ thích đọc sách và khát khao trở thành bác sĩ... là chân dung của Phạm Hoàng Tú (15 tuổi, vừa tốt nghiệp trường THCS Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Phạm Hoàng Tú trong góc học tập ở nhà - Ảnh: CÔNG NHẬT
Được một cán bộ ở huyện đoàn Bình Chánh hỗ trợ, chúng tôi mới tìm đến được nhà của Hoàng Tú.
Căn nhà nằm trong con hẻm 245A (tổ 10, ấp 1, xã An Phú Tây), và là nơi 9 người chen chúc sống qua ngày.
Cuối năm lớp 9, Hoàng Tú đạt được 9,1 và xếp hạng nhì trong lớp, nhưng Tú từng khiến cha mình - ông Phạm Thanh Dũng - bật khóc khi nói: "Học hết lớp 12 thì con sẽ nghỉ học!".
Mẹ làm công nhân với mức thu nhập khoảng hơn 4 triệu đồng/ tháng, cha từ lúc bị khuyết tật chân thì thu nhập từ nghề xe ôm "tuột dốc không phanh".
"Hồi xưa tôi chạy xe ôm cũng xoay sở phần nào cho sấp nhỏ ăn học, chỉ đến mấy năm trước một bên chân tôi bị lao xương mà người ta chẩn đoán sai nên mổ sai và để lại di chứng thế này. Từ lúc chân bị khuyết tật nặng như vậy thì tôi dừng chạy xe ôm một thời gian, kinh tế gia đình xuống hẳn.
Giờ người nhà trên thành phố cho gia đình tôi chiếc chaly nhỏ để chạy việc khi cần, tôi tranh thủ chạy xe ôm để kiếm được đồng nào hay đồng ấy. Nhưng khổ lắm chú ơi, người ta thấy xe nhỏ mà chân tôi như vậy nữa, ai mà đi?
Ngày nào hên tôi được 20.000 - 30.000 đồng, còn nhiều ngày ngồi từ sáng đến chiều mà chẳng có lấy một đồng. Không kiếm được tiền nhưng chẳng lẽ để một mình vợ tui xoay sở?", ông Thanh Dũng mếu máo kể, sau một ngày làm "xe ôm" trắng tay trở về giữa mưa gió.
Căn nhà tối tăm, nhưng chiếc bàn Hoàng Tú được đặt trang trọng kế cửa sổ, nơi hiếm hoi đón luồng ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào, cũng như hương bình bát thơm ngát từ sân nhà hàng xóm.
Góc học tập đó giúp Hoàng Tú không bị gián đoạn việc tự học khi nhà bị cúp điện - điều vẫn thường diễn ra.
Mẹ đi làm từ 6h30 đến tối mịt. Cha chạy xe ôm. Ở nhà, Hoàng Tú và em gái tự bảo ban nhau học hành.
"Em thích đọc sách lắm, lúc rỗi là em đọc sách và phụ gia đình làm mấy việc lặt vặt như quét nhà rửa chén. Em không thích thể thao hay làm gì khác, chỉ muốn về nhà khi học xong. Mỗi ngày em được nhà cho 10.000 đồng để ăn vặt và gửi xe khi đi học", Hoàng Tú kể.
Học giỏi văn nhưng thích làm bác sĩ
Hoàng Tú cho biết bản thân thích môn văn nhất trong các môn học ở trường, môn toán em chỉ học "tàm tạm", nhưng ánh mắt em sáng rực lên khi nói về mơ ước trở thành bác sĩ.
"Cha của em lại nhập viện tuần trước, mới về lại nhà đó chứ. Thấy cha bị khuyết tật và đau đớn như vậy, em muốn làm bác sĩ để chữa trị cho cha. Còn môn toán thì em sẽ ráng học thôi chứ biết sao giờ. Năm ngoái thầy cô thương cho em đi học thêm miễn phí, năm học tới thì em chưa biết sao", Hoàng Tú ngập ngừng nói.
Phạm Hoàng Tú tranh thủ làm việc nhà lúc rỗi - Ảnh: CÔNG NHẬT
Còn việc Hoàng Tú nói với cha về việc ngừng học sau khi tốt nghiệp lớp 12 là vì em sợ gia đình không kham nổi học phí. Hiện học phí của em và em gái khiến cho gánh nặng oằn trên lưng người mẹ dù đã được gia giảm một phần do thuộc diện hộ cận nghèo.
"Em nó ý thức được cha mẹ khổ mà ráng học và học giỏi, là cha mẹ thì chúng tôi dĩ nhiên vui, chỉ có điều không biết niềm vui kéo dài được bao lâu. Do giờ thu nhập chính chỉ đến từ vợ tôi với đồng lương công nhân, còn lại toàn là mượn tiền đầu nọ đắp đầu kia.
Một số người thấy thương, tội thì cho một, hai trăm ngàn gì đó. Làm sao một người mà nuôi nổi ba người", ông Dũng vừa nói vừa xoa đôi chân của mình, giọng đầy nuối tiếc.
Năm học tới, Hoàng Tú lên lớp 10 và sẽ đi học xa nhà. Quãng đường đến con chữ không chỉ dần xa về khoảng cách, mà còn nhiều điều... nhất là khi ông Dũng cho biết khoản học phí năm rồi của hai đứa con đến tận bây giờ vẫn chưa được đóng đủ.
100 suất học bổng Đèn Đom Đóm
Từ ngày 10-6 đến 30-8, Tuổi Trẻ Online sẽ giới thiệu 100 gương học sinh vượt khó vươn lên trong học tập. Mỗi tấm gương hiếu học sẽ nhận một suất học bổng Đèn đom đóm trị giá 3 triệu đồng. Chương trình do Công ty FrieslandCampina Việt Nam phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức.
Theo ông Trần Quốc Huân - phó tổng giám đốc Công ty FrieslandCampina Việt Nam, quỹ khuyến học Đèn đom đóm ra đời từ năm 2002 với sứ mệnh thắp lên ước mơ đến trường cho hàng ngàn trẻ em Việt Nam.
Đến nay, chương trình đã trao tặng 25.500 suất học bổng và xây mới, sửa chữa 21 trường học từ Nam ra Bắc. Quỹ Đèn đom đóm muốn lan tỏa tinh thần hiếu học, đem đến động lực học tập và niềm tin vào cuộc sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Theo tuoitre.vn
Anh nghỉ học đi biển cho em nuôi ước mơ giảng đường Ở xã đảo Vạn Thạnh, cái nghèo khó, cách trở níu chân biết bao đứa trẻ. Bởi thế với Nguyễn Đặng Trương Cao, kỳ thi THPT quốc gia năm nay có ý nghĩa rất đặc biệt. Nguyễn Đặng Trương Cao và người anh Nguyễn Đặng Hùng Vương đang ôn thi tại nhà trọ - Ảnh: T.THỊNH Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đang...