Nhân lực ngành TN&MT đáp ứng yêu cầu Cách mạng 4.0
Trải qua chặng đường phát triển hơn 60 năm, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đã khẳng định được vị thế là một cơ sở giáo dục đại học có uy tín, là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực TN&MT.
Trường Đại học TN&MT Hà Nội chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao
Trường Đại học TN&MT Hà Nội luôn xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường là tập trung đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngành TN&MT trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Thanh – Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội: “Nhà trường đã chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực ngành TN&MT theo hướng đổi mới căn bản toàn diện. Cụ thể, trước đây là học trước làm sau, nay, có thể thay đổi ngược lại, nhà trường khi đào tạo sẽ cho sinh viên thực hành, làm để biết trước, sau đó, mới học. Ngoài ra, trước đây, trong đào tạo chủ yếu là 100% kiến thức thầy, những năm gần đây, trường luôn khuyến khích sinh viên và học viên tự học cũng như tăng cường việc dạy thực tiễn của các giảng viên, chuyên gia…”.
Với định hướng đó, công tác đào tạo đội ngũ nhân lực ngành TN&MT được trường chú trọng trong những lĩnh vực như: Mô hình đại học điện tử; hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế… Trong năm 2018, Trường đã tổ chức Bồi dưỡng, thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT, ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT với 31 khóa cho 1.255 cán bộ,công chức, viên chức của Bộ TN&MT và 572 cán bộ các bộ ngành khác.
Ngoài ra, Trường đang xây dựng đề án Đào tạo, truyền thông trực tuyến TN&MT. Theo kế hoạch tháng 6/2019, Trường sẽ triển khai Đào tạo, truyền thông trực tuyến TN&MT trên phạm vi toàn quốc. Khẳng định tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ nhân lực ngành TN&MT đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tại lễ trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho Trường Đại học TN&MT Hà Nội vào ngày 2/4/2018, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết: “Nhà trường đã có bề dày truyền thống đào tạo hơn 60 năm trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn, Trắc địa và đang tiếp tục phát huy truyền thống đó đối với các chuyên ngành mới thuộc lĩnh vực TN&MT. Vì vậy, để phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, việc đổi mới công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoahọc, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất… là cấp thiết”.
Video đang HOT
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ rõ: “Để thực hiện mục tiêu đó, Trường Đại học TN&MT Hà Nội phải phấn đấu nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcvà hội nhập quốc tế.
Mai Đan
Theo baotainguyenmoitruong
Giảng đường thế kỷ 19 khó đào tạo nhân lực cho thời 4.0
Chúng ta đang có những người thầy, cán bộ quản lý của thế kỷ 20, sinh viên của thế kỷ 21 nhưng cơ sở vật chất, giảng đường của trường đại học vẫn đang ở thế kỷ 19.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng các trường đại học Việt Nam cần có nhiều thay đổi hơn nữa - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Đó là thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam được PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - nêu ra tại hội thảo khoa học quốc gia "Nhu cầu nhân lực cho phát triển trong bối cảnh cách mạng 4.0 và những đáp ứng của giáo dục đại học Việt Nam".
Theo ông Dũng, chính những tồn tại, chậm đổi mới của phần lớn các cơ sở giáo dục đại học hiện nay dẫn đến việc chất lượng đào tạo chưa tốt, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao các trường đại học cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
"Nếu chúng ta thấy rõ điều đó thì mới có thể làm tốt được. Tôi nghĩ, trong cách mạng công nghiệp 4.0 này chúng ta không nên nói lý thuyết nhiều mà phải bắt tay vào làm những việc thật cụ thể để sớm khắc phục hạn chế của giáo dục đại học", ông Dũng nhấn mạnh.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực -cũng cho rằng các trường đại học cần những bước chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa để có thể đảm bảo thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới.
GS.TS Nguyễn Đông Phong phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Theo GS.TS Nguyễn Đông Phong - hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, mỗi cơ sở giáo dục đại học cần nghiên cứu kỹ những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong mỗi ngành nghề đào tạo.
"Đây là việc làm cụ thể có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới ngành nghề đào tạo, cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy, gắn kết với tổ chức sử dụng lao động, doanh nghiệp và quốc tế hóa giáo dục đại học", ông Phong kiến nghị.
Các đại biểu, nhà khoa học dự hội thảo đều cho rằng phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học. Muốn vậy cần phải có sự nỗ lực tự thân của các cơ sở giáo dục đại học, lãnh đạo các trường và sự định hướng, hỗ trợ của nhà nước, Hội đồng quốc gia giáo dục về những vấn đề như triết lý giáo dục, phát triển đại học định hướng nghiên cứu gắn với đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, dự báo thị trường lao động, đầu tư cho giáo dục đại học...
Hội thảo do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 23-11.
Theo tuoitre
Giải pháp thông minh cho trường học hiện đại Cơ sở vật chất phải hiện đại, tích hợp được công nghệ vào môi trường giáo dục, dạy học với thực tế tăng cường và thực tế ảo... là những phác họa về 'trường học thông minh'. Nhiều nhà khoa học trong, ngoài nước tham dự hội thảo - MỸ QUYÊN Sáng nay 7.12, Hội thảo quốc tế "Nhà trường thông minh trong...