Nhân lực cho ngành du lịch: Thiếu và yếu
Khoa Du lịch và Việt Nam học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa tổ chức Hội nghị Khoa học ” Vị thế cần có của ngành Du lịch Việt Nam khi Asean là một khối cộng đồng kinh tế”.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tham dự hội nghị có các tiến sĩ, chuyên gia trong ngành và đại diện các công ty du lịch nhằm tìm ra giải pháp khắc phục cho ngành hiện nay và cho tương lai.
Hội thảo đã chỉ ra nhiều hạn chế của Du lịch Việt Nam hiện nay cho sự phát triển của ngành như:
Video đang HOT
Về đội ngũ nhân lực thì có sự trưởng thành về số lượng, nhưng cơ cấu chưa hợp lý và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, số lao động trong ngành có trình độ ĐH và sau ĐH chỉ chiếm 9,7%, trình độ sơ cấp, TC, CĐ chiếm 51% và có đến 39.3% dưới sơ cấp. Trong số đó chỉ có 43% được đào tạo chuyên môn ngiệp vụ và
Về sản phẩm du lịch chậm đổi mới, phần lớn các doanh nghiệp du lịch có qui mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu công nghệ nên khai thác những tài nguyên có sẵn hoặc sao chép để hình thành sản phẩm nên tính độc đáo, ý tưởng còn nghèo nàn và trùng lắp giữa các vùng miền,…
Sự hạn chế về nghiên cứu thị trường du lịch tầm vĩ mô ở cấp doanh nghiệp. Trong khi đó, công tác quản lý du lịch còn kém, tình trạng cướp giật của du khách du khách, làm giá còn xảy ra nhiều, …làm ngành du lịch chư phát triển đúng với tiềm năng.
Từ những hạn chế trên, nhiều ý kiến kến nghị cần phải tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch.
Các cơ sở đào tạo phải thay đổi chương trình phù hợp, đặc biệt phải sớm thành lập trường ĐH chuyên ngành du lịch (hiện nay chưa có trường ĐH chuyên ngành Du lịch), đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng tiến tới sự phát triển bền vững. Như thế mới có thể phát triển và cạnh tranh với các nước.
Theo DGTĐ
Quy định mới về công nhận trình độ tiếng Anh của học sinh và giáo viên
Ngày 21.2, tại buổi sơ kết học kỳ 1 năm học 2013 - 2014 của bậc THPT, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM cho biết TP.HCM đã có văn bản công nhận chứng chỉ TOEFL, IELTS trong việc đánh giá trình độ, năng lực ngôn ngữ của giáo viên tiếng Anh.
Học sinh có thể lựa chọn các loại chứng chỉ tiếng Anh để dự thi. Ảnh chụp tại Trường tiểu học Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) - Ảnh: B.Thanh
Cụ thể, theo yêu cầu của Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của thành phố thì giáo viên tiểu học, THCS phải đạt cấp độ B2; giáo viên THPT, GDTX, CĐ và THCN cần đạt cấp độ C1 do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu (ALTE) ban hành.
Như vậy, với văn bản này, nếu có một trong hai loại chứng chỉ TOEFL hay IELTS phiên ngang cùng trình độ thì giáo viên sẽ không phải tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ của ALTE.
Trước đó, ngày 19.2, Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM cũng có thông báo về việc sử dụng các chuẩn đánh giá quốc tế trong dạy và học tiếng Anh bậc tiểu học.
Theo đó, Sở sử dụng song song chuẩn đánh giá quốc tế là Cambridge English (Cambridge Esol) và TOEFL Primary từ năm học 2013 - 2014.
Lãnh đạo Sở cho biết việc sử dụng chuẩn đánh giá là căn cứ để cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đánh giá, nhận xét khả năng học của học sinh đang theo học chương trình tiếng Anh.
Khuyến khích (không bắt buộc) học sinh theo học chương trình tiếng Anh dự thi chứng chỉ của một trong hai chuẩn Cambridge English (Cambridge Esol) hoặc TOEFL Primary.
Việc tham gia các kỳ thi theo chuẩn phải dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh.
Theo TNO
Cơ hội nâng cao trình độ Anh ngữ Chương trình giao tiếp quốc tế (EIC) của Anh Văn Hội Việt Mỹ sẽ giúp bạn khơi gợi niềm đam mê học tiếng Anh và cải thiện trình độ Anh ngữ. Việc mất căn bản Anh ngữ gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng học tập và phát triển nghề nghiệp của nhiều người vì tiếng Anh là điều kiện "cần và...