Nhận học bổng, bằng cấp Anh quốc tại SIM
SIM hiện có chương trình học bổng trị giá 100% học phí dành cho các khóa cử nhân. Nhà trường sẽ xét tuyển dựa trên hồ sơ học bạ, bảng điểm và các thành tích văn – thể – mỹ hoặc ngoại khóa của ứng viên.
Học viện Quản lý Singapore (SIM) là nơi cung cấp các giải pháp lớn và toàn diện về đại học tư nhân cùng cơ sở đào tạo chuyên nghiệp tại Singapore. Học viện này còn được biết đến với tên SIM Global Education (SIM GE) gồm 4 phân nhánh: SIM Global Education, Đại học tư thục SIM, SIM Professinal Development và SIM Membership Services. SIM được thành lập năm 1964 bởi tổng cục phát triển kinh tế Singapore và là nhà cung cấp giáo dục và đào tạo hàng đầu tại Singapore. SIM cung cấp nguồn nhân lực có năng lực cao tại các tập đoàn kinh tế lớn tại Singapore và trên toàn thế giới.
Học viện Quản lý Singapore (SIM) là nơi cung cấp các giải pháp lớn và toàn diện về đại học tư nhân cùng cơ sở đào tạo chuyên nghiệp tại Singapore.
SIM hiện có chương trình học bổng trị giá 100% học phí dành cho các khóa cử nhân. Thông tin về học bổng này sẽ được đại diện nhà trường báo cáo vào lúc 9h30, thứ bảy, ngày 2/11 tại văn phòng trung tâm đào tạo Việt Nam Hợp Điểm, tầng 4, tòa nhà ngân hàng Đông Á, 98 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo đó, các bạn học sinh – sinh viên của SIM GE đăng ký chương trình cử nhân của các trường đại học đối tác sẽ có cơ hội nộp đơn xin học bổng 100% học phí (35 suất tổng cộng). Nhà trường sẽ xét tuyển dựa trên hồ sơ học bạ, bảng điểm và các thành tích văn – thể – mỹ hoặc ngoại khóa của ứng viên cho chương trình học bổng.
SIM GE cung cấp hơn 50 chương trình từ Diploma, cử nhân và sau đại học với nhiều ngành nghề như: kế toán, kinh doanh, truyền thông, tài chính – ngân hàng, công nghệ thông tin – phát triển games, quản trị khách sạn, khoa học xã hội, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng và hậu cần… với các kỳ nhập học vào tháng 1, 4, 7, 8, 10 hằng năm. Đối tác đào tạo của SIM GE bao gồm các trường danh tiếng như: ĐH Wollongong và ĐH RMIT (Australia); ĐH London, ĐH Birmingham, ĐH Sheffield và ĐH Warwick (Anh); ĐH Stirling (Scotland); ĐH Buffalo, thuộc ĐH công lập New York (Mỹ) và Viện Quản lý khách sạn quốc tế (Thụy Sĩ).
SIM GE cung cấp hơn 50 chương trình từ Diploma, cử nhân và sau đại học với nhiều ngành nghề.
Hiện tại, SIM đang cung cấp chương trình thạc sĩ khoa học chuyên ngành Engineering Business Management và Supply Chain and Logistics Management. Chương trình này được kết hợp đào tạo bởi trường ĐH Warwick (Anh quốc) và Học viện Công nghệ sản xuất Singapore (Singapore Institute of Manufacturing Technology – SIMTech).
Với bề dày hơn 45 năm, SIM GE hiện có khoảng 23.000 sinh viên đang theo học tại trường, trong đó bao gồm gần 2.500 sinh viên quốc tế đến từ 45 quốc gia khác nhau trên thế giới. SIM GE được biết đến như là một trong những học viện tư thục lớn nhất ở đảo quốc sư tử cũng như khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, không chỉ là trường lớn, đông giảng viên, sinh viên, SIM còn liên kết với nhiều trường đại học danh giá của Anh, Mỹ, Australia. SIM GE cũng là một trong số các trường tư thục đầu tiên được nhận chứng chỉ EduTrust 4 năm của Hội đồng giáo dục tư thục Singapore (Council for Private Education).
Cùng với những cống hiến và nỗ lực hết mình, SIM GE đã nhận được những giải thưởng như: “Trường tư thục tốt nhất – The Best Private School” ở Singapore trong khuôn khổ giải thưởng AsiaOne People’s Choice Awards 2013. SIM GE đã nhận giải thưởng này trong suốt 5 năm liền (2008 – 2013). Với vinh dự này, nhà trường đã được mời đến The Hall Of Fame tại lễ kỷ niệm của AsiaOne People’s Choice Award. Năm nay, danh hiệu “The Hall of Fame” được trao tặng lần thứ nhất dành cho đơn vị chiến thắng giành giải thưởng trong suốt 5 năm liền.
Video đang HOT
Với bề dày hơn 45 năm, SIM GE hiện có khoảng 23.000 sinh viên đang theo học tại trường, trong đó bao gồm gần 2.500 sinh viên quốc tế đến từ 45 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Thành tích tốt nghiệp của sinh viên tại SIM GE năm học 2012:
1. Sinh viên ngành kinh tế, quản trị, tài chính và khoa học xã hội tốt nghiệp hạng ưu: 157 sinh viên trên toàn thế giới, trong đó gồm 94 sinh viên là của SIM.
2. Sinh viên ngành máy tính và hệ thống thông tin hạng ưu: 16 sinh viên, trong đó gồm 10 người là của SIM
3. Sinh viên chương trình Diploma for Graduates đạt điểm xuất sắc: gồm 8 sinh viên, trong đó có một sinh viên của SIM.
4. Sinh viên chương trình Diploma in Economics đạt điểm xuất sắc: có 23 người trong đó 15 sinh viên là của SIM
Đối với sinh viên Việt Nam, học tại SIM GE là một lựa chọn thông minh. Học hết chương trình phổ thông trung học, các bạn học sinh – sinh viên chỉ mất ba năm học tập ở SIM để lấy được một bằng cử nhân do các trường đối tác liên kết có uy tín thế giới cấp. Lựa chọn này giúp sinh viên tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với học tập tại Anh, Australia, Mỹ… Bên cạnh đó, sinh viên Việt Nam cũng rất dễ thích nghi với mội trường sống và nền văn hóa mới ở Singapore.
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tại SIM tìm được việc làm trong vòng 6 tháng đầu tiên như sau:
1. Sinh viên tốt nghiệp chương trình RMIT là 88,7%.
2. Sinh viên tốt nghiệp chương trình University of London là 89,8%.
3. Sinh viên tốt nghiệp chương trình University of Birmingham là 87,1%.
4. Sinh viên tốt nghiệp chương trình University at Buffalo (UB) là 89,6%.
5. Sinh viên tốt nghiệp chương trình University of Wollongong là 80%.
Bạn có thể liên hệ đại diện tuyển sinh chính thức của SIM để biết thêm thông tin và đăng ký tham dự báo cáo – Trung tâm đào tạo Việt Nam Hợp Điểm: – Tầng 4, tòa nhà ngân hàng Đông Á – 98 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: (04) 3 623 1665. Email:duhochanoi@vietnamhopdiem.edu.vn.
- 192 Lý Thái Tổ, quận 3, TP.HCM. Điện thoại: (08) 3 833 7747/7748.
- 26 Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM. Điện thoại: (08) 3 930 4812/4992.
Email: duhoc@vietnamhopdiem.edu.vn.
Web: www.vietnamcentrepoint.edu.vn.
Theo TNO
Nâng cấp bằng cấp quốc gia
Gấp rút xây dựng khung trình độ quốc gia thống nhất bao gồm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH để bằng cấp của Việt Nam được khu vực công nhận.
Hơn 40 đại biểu đến từ 20 quốc gia trong khu vực và Diễn đàn Hợp tác Á - Âu cùng đại diện các trường ĐH, CĐ trong nước đã tham dự hội thảo quốc tế và hội nghị bàn tròn của Mạng lưới Đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAN) với chủ đề "Xây dựng văn hóa chất lượng và khung trình độ quốc gia". Hội thảo do Bộ Giáo dục va Đào tạo (GD-ĐT) chủ trì, diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/10 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề cập nhiều vấn đề cấp thiết để bằng cấp của Việt Nam được các nước trong khu vực công nhận.
Văn bằng: Phức tạp, thiếu chuẩn
Đánh giá về hệ thống văn bằng ở Việt Nam hiện nay, ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, cho rằng có nhiều văn bằng, chứng chỉ thiếu tính thống nhất về tên gọi và giá trị; văn bằng và trình độ được định nghĩa khó hiểu, khó phân biệt, thiếu rõ ràng, như: trình độ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), TCCN và CĐ nghề, CĐ...
"Hệ thống trình độ của Việt Nam cho thấy sự phức tạp, thiếu định hướng, khó hội nhập. Vì vậy, văn bằng được cấp thiếu sự tin tưởng của xã hội và nhà tuyển dụng. Việc từ chối bằng cấp để học liên thông, trong tuyển dụng hệ vừa làm vừa học, trong việc trả lương... minh chứng rõ về hạn chế này" - ông Vinh nhận định.
Trao bằng ĐH, thạc sĩ ở Trường ĐH Bách khoa TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Các đại biểu cho rằng bằng cấp của nước ta hiện chưa gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng; không được kiểm duyệt chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền; thiếu thống nhất quốc gia về các tiêu chuẩn, thủ tục công nhận và cấp văn bằng; thiếu sự tham gia của đại diện người sử dụng lao động trong việc thiết lập cấp trình độ và mô tả trình độ... Vì vậy, việc công nhận văn bằng và trao đổi lao động với các quốc gia khác gặp khó khăn, đôi khi gây thiệt thòi cho người học và người lao động.
Ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho biết hằng năm có hơn 100.000 sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài, với sự đa dạng của các cơ sở giáo dục ĐH. Để tránh tình trạng bằng giả, việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do các cơ sở giáo dục cấp là vô cùng cần thiết.
Cao đẳng chỉ còn 2 năm
Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT lần đầu tiên công bố đề án xây dựng khung trình độ quốc gia như một giải pháp cấp thiết để nâng cấp hệ thống văn bằng hiện nay. Ông Hoàng Ngọc Vinh cho biết khung trình độ quốc gia được xây dựng dựa trên sự tiếp cận các hệ thống khung trình độ quốc gia của các nước, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á, từ đó rút kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam.
Khung trình độ quốc gia sẽ thống nhất và chuẩn hóa một số trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH; được mô tả dễ hiểu, tin cậy, phù hợp với thực tiễn; gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng để tạo lòng tin trong xã hội về giá trị thực của văn bằng ở mỗi trình độ.
Theo đó, có 2 phương án khung trình độ quốc gia được Bộ GD-ĐT đưa ra. Phương án 1, chia khung trình độ gồm giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, giáo dục ĐH có 4 cấp độ: tiến sĩ (3 năm), thạc sĩ (1,5-2 năm), cử nhân (3,5-4,5 năm) và CĐ (gồm CĐ nghề và CĐ 2 năm sau THPT). Giáo dục nghề nghiệp gồm trung cấp (trung cấp nghề và TCCN 3 năm sau THCS), sơ cấp (4 trình độ, từ sơ cấp 1 đến sơ cấp 4).
Phương án 2, cũng gồm các cấp độ như trên nhưng tách CĐ thuộc giáo dục ĐH và CĐ nghề thuộc giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, trong cả 2 phương án thì hệ CĐ từ 3 năm rút xuống còn 2 năm; ghép TCCN và trung cấp nghề thành hệ trung cấp và chỉ dành cho đối tượng tốt nghiệp THCS.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết vấn đề xây dựng khung trình độ quốc gia bắt đầu hình thành từ 30 năm trước, đến nay đã có hơn 120 nước áp dụng. Theo ông Ga, việc xây dựng khung trình độ sẽ hỗ trợ sự hợp tác liên kết giữa các hình thức đào tạo, trao đổi sinh viên giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đang gấp rút triển khai công việc này và hy vọng sẽ hoàn thành trong năm 2014.
Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành đề xuất lập ban biên soạn khung trình độ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, đề xuất Bộ Nội vụ thành lập cơ quan có chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng tiêu chuẩn các trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, giám sát thực hiện, công nhận văn bằng và bảo đảm chất lượng để bảo đảm giá trị thống nhất của văn bằng chứng chỉ quốc gia.
Hướng tới khung trình độ khu vực
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng khung trình độ quốc gia, ông Megawati Santoso, Trưởng nhóm xây dựng chiến lược Khung trình độ quốc gia thuộc Ủy ban Giáo dục Indonesia, cho biết khung trình độ quốc gia của nước này hướng tới sự công nhận quốc tế dựa trên các nhu cầu của doanh nghiệp, giáo dục xuyên biên giới, công nghệ... Ông Vipat Kuruchittham, Phó Giám đốc Trung tâm SEAMEO RIHED, cho rằng khung chương trình quốc gia cần hướng tới năng lực toàn cầu, chú trọng đến yếu tố công nhận trình độ lẫn nhau, sự chuyển đổi liên quốc gia. Việt Nam cần chú trọng xây dựng tín chỉ cho các môn học bắt buộc và tự chọn tương ứng khoảng 60%-70% so với các nước trong khu vực để các nước có thể công nhận tín chỉ và trao đổi sinh viên với Việt Nam.
Theo TNO
Học liên thông không phải chờ hai năm Mong muốn học hỏi và làm giàu kho tàng tri thức bản thân luôn là khát vọng cháy bỏng của mỗi con người. Chính vì lẽ đó, nền giáo dục trên khắp thế giới thường xuyên có nhiều chương trình học nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của từng cá nhân. Chỉ nói về Việt Nam, mong muốn hoàn thiện đại học...