Nhận đơn phúc khảo bài thi ĐH, CĐ sau 15 ngày công bố điểm
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, sau khi công bố điểm thi, HĐTS chỉ nhận đơn xin phúc khảo các môn văn hóa của thí sinh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và phải trả lời thí sinh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn.
Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí theo quy định của trường. Nếu sau khi phúc khảo phải sửa điểm theo quy định thì HĐTS hoàn lại khoản lệ phí này cho thí sinh. Không phúc khảo các môn năng khiếu.
Các bài thi sau khi phúc khảo được ban Thư ký xử lý như sau: Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo giống nhau thì giao bài thi cho Trưởng ban Phúc khảo ký xác nhận điểm chính thức.
Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo tổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác.
Nếu kết quả của hai trong ba lần phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của cả ba lần chấm lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức rồi ký tên xác nhận.
Trong trường hợp phúc khảo bài thi mà thí sinh chuyển từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại) hoặc lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên thì HĐTS phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ phúc khảo (có ghi biên bản) đối với các bài thi của thí sinh có sự điều chỉnh điểm. Nếu HĐTS trường khẳng định chấm thi đợt đầu sai tới mức phải điều chỉnh điểm thì HĐTS trường công bố công khai danh sách cán bộ chấm thi đợt đầu để rút kinh nghiệm hoặc nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định.
Video đang HOT
Điểm phúc khảo sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm và được Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch HĐTS ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.
Về phúc khảo bài thi trắc nghiệm: Thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình sau khi làm các thủ tục theo Quy chế Tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm (nằm trong ban Phúc khảo) có thành phần tương tự như tổ xử lý bài trắc nghiệm Điểm chấm lại của tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm là điểm thi chính thức của thí sinh trong kỳ thi.
Sau khi nhận được báo cáo kết quả phúc khảo của HĐTS trường, nếu xét thấy cần thiết, Bộ GD-ĐT thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo.
Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo của Bộ GD-ĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Bài thi có cách giải sáng tạo khác với đáp án sẽ được thưởng điểm
Hiện nay, các trường đại học bắt đầu chấm thi. Theo Bộ GD-ĐT, bài thi được chấm 2 vòng độc lập nên khó có thể gian lận được. Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm.
Ông Trần Văn Nghĩa - Cục phó Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT cho biết: "Các bài thi nếu có dấu hiệu bị nghi đánh dấu thì sẽ được chấm chung. Đồng thời bài thi sẽ chấm 2 vòng độc lập nên sẽ rất khó để gian lận".
Theo quy định của Bộ, cán bộ chấm thi phải chấm bài thi đúng theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Chủ tịch HĐTS phê duyệt (đối với các trường tự ra đề thi) hoặc Trưởng ban Đề thi của Bộ GD-ĐT phê duyệt (đối với các trường dùng chung đề thi của Bộ GD-ĐT).
Thang điểm chấm thi là thang điểm 10. Đối với các môn thi theo phương pháp tự luận, cán bộ chấm thi chỉ chấm theo thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm.
Riêng các môn năng khiếu và các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Việc tính hệ số do máy tính thực hiện.
Khi chấm thi không quy tròn điểm từng bài thi. Việc quy tròn điểm do máy tính tự động thực hiện theo nguyên tắc: Nếu tổng điểm 3 môn thi có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5 có điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0.
Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề xuất và do Trưởng môn chấm thi trình Trưởng Ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm.
Thí sinh dự thi đại học năm 2012. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Đối với bài thi trắc nghiệm, các phiếu trả lời trắc nghiệm (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy và phần mềm chuyên dụng. Phần mềm chấm có chức năng dò kiểm và xác định được các lỗi làm phần riêng của thí sinh để chấm đúng theo Quy chế.
Để giữ nghiêm túc trong chấm thi trắc nghiệp, bộ quy định thành phần tổ xử lý bài trắc nghiệm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ban chấm thi, các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên, Bộ phận giám sát gồm thanh tra do thủ trưởng đơn vị phân công và cán bộ công an.
Sau khi quét phải tiến hành kiểm dò để đối chiếu hết lỗi logic và sửa các lỗi kĩ thuật (nếu có) ở quá trình quét. Đối với những môn đề thi có hai phần (phần chung và phần riêng), phải sử dụng chức năng của phần mềm chấm thi lọc ra tất cả các bài thi sinh làm cả hai phần riêng và kiểm dò thật kỹ để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh
Tổ chấm tiến hành quy đổi bằng máy tính từ thang điểm 100 sang thang điểm 10 (điểm lẻ đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Qua đánh giá của các chuyên gia, với đề thi năm nay sẽ có nhiều thí sinh đạt mức từ 4-6 điểm/môn thi. Thí sinh có học lực trung bình cũng sẽ làm được một phần. Những thí sinh thật giỏi thì mới có thể đạt điểm tối đa. Vì vậy, phổ điểm sẽ nghiêng về phía trung bình chứ không bị thấp như những năm trước.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Một bài thi tốt nghiệp từ 2,5 điểm thành 10 Bài làm môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp 2012 của thí sinh Nguyễn Thanh Huy, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM từ 2,5 điểm đã được chấm lại thành 10 điểm sau khi phúc khảo. Sau khi nhận kết quả thi tốt nghiệp với 2,5 điểm môn Ngoại ngữ, bản thân Huy rất sốc. Gia đình Huy cũng bức xúc,...