Nhận định đề tham khảo THPT quốc gia 2020 môn Toán
Kiến thức đề tham khảo nằm chủ yếu ở chương trình Toán 12, chiếm khoảng 90% câu hỏi và khoảng 10% câu hỏi thuộc phần kiến thức Toán 11. Tuy nhiên có những câu hỏi cần học sinh tổng hợp kiến thức của cả 3 lớp (10-11-12) mới có thể giải quyết được.
Môn Toán, có những câu hỏi cần học sinh tổng hợp kiến thức của cả 3 lớp (10-11-12) mới có thể giải quyết được.
Qua đề thi tham khảo THPT quốc gia môn Toán năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Tổ chuyên môn Toán hệ thống giáo dục Hocmai có một số nhận định sau:
Về phạm vi đề, kiến thức đề tham khảo nằm chủ yếu ở chương trình Toán 12, chiếm khoảng 90% câu hỏi và khoảng 10% câu hỏi thuộc phần kiến thức Toán 11. Tuy nhiên có những câu hỏi cần học sinh tổng hợp kiến thức của cả 3 lớp (10-11-12) mới có thể giải quyết được.
Phân tích chi tiết: Chuyên đề hàm số
Chuyên đề hàm số, đây là chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi (13 câu) và cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề (2 câu VDC).
Các dạng bài trong đề đều thuộc các dạng bài quen thuộc (nhận dạng đồ thị, tương giao, đơn điệu, cực trị, max-min, tiệm cận,..) các em đã từng được gặp trong quá trình ôn thi, nên phần lớn các câu hỏi thuộc chuyên đề Hàm số là các em là có thể làm được. Nhưng bên cạnh đó các câu phân loại đều được lồng ghép kiến thức của các chuyên đề khác (câu 45 lồng ghép lượng giác,…), để kiểm tra cách các em vận dụng các kiến thức để giải quyết một vấn đề mới hoàn toàn.
Chuyên đề mũ logarit
Chuyên đề Mũ – Logarit, với số lượng câu hỏi, các dạng bài ra trong đề không thay đồi gì nhiều so với đề thi các năm trước, gồm 7 câu hỏi phần này, phân chia theo theo mức độ 5/2/1 (NB-TH/VD/VDC).
Trong chuyên đề này có câu 25 là dạng bài thực tế nhưng qua quá trình ôn luyện các em hoàn toàn có thể làm chủ được câu hỏi này.
Chuyên đề hình học không gian – tròn xoay
Video đang HOT
Với số lượng 2 câu hỏi về bài toán tính góc – tính khoảng cách thuộc phần kiến thức lớp 11, và 5 câu hỏi về bài toán thể tích – khối tròn xoay.
Các câu hỏi các dạng bài quen thuộc: tính góc, tính khoảng cách, tính thể tích của các hình khối quen thuộc.
Câu hỏi khó nhất thuộc phần này, là một câu về tính thể tích của một khối đa diện. Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh biết cách phân chia thể tích các khối đa diện thật thành thạo mới làm được, đây cũng có một trong những câu hỏi mà số ít các em có thể làm được.
Chuyên đề số phức
Chuyên đề Số phức bao gồm 3 câu hỏi: câu 12, câu 30 và câu 31. Ba câu hỏi nằm trọn vẹn trong mức độ NB-TH. Các em học sinh hầu như đều có thể làm được.
Các dạng bài chủ yếu là các dạng bài dễ như: xác định modul, tính toán đại số, …
Chuyên đề nguyên hàm – tích phân
Số lượng câu hỏi là 7 câu hỏi trong đề. Câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài liên quan đến “hàm ẩn” các em cần chú ý đến dạng bài này nhiều hơn khi ôn tập.
Chuyên đề hình học oxyz
Có tất cả 8 câu hỏi trong đề thi, các câu hỏi năm trọn vẹn trong phần NB – TH. Đúng với tinh thần tinh giản của BGD ra vào ngày 31/3/2020.
Các dạng bài chủ yếu nhằm kiểm tra kiến thức nền tảng và cách vận dụng chúng giải quyết một số bải toán đơn giản trong không gian, không hề mang yếu tố đánh đó.
Các chuyên đề khác
Những câu hỏi còn lại thuộc các chuyên đề Tổ hợp – Xác suất, CSC – CSN, chiếm khoảng 10% số lượng câu hỏi trong đề
Các dạng bài đều rất quen thuộc, hầu hết các câu hỏi đều có thể nhìn ra hướng làm luôn.
Kết luận: Đề thi không có phần nào lấy từ chương trình lớp 10. Các chủ đề của lớp 11 như: Tổ hợp xác suất – cấp số cộng, cấp số nhân có số lượng câu hỏi ít.
Các chủ đề thuộc chương trình học kỳ II của lớp 12 như: Số phức, nguyên hàm tích phân và phương pháp tọa độ trong không gian được giảm nhẹ về độ khó. Đặc biệt 2 chuyên đề số phức, phương pháp tọa độ trong không gian không có câu hỏi vận dụng cao.
Tỷ lệ câu hỏi NB – TH vào khoảng 60% – 70% và phần kiến thức lớp 12 chiếm khoảng 90%, 10% còn lại là thuộc phần kiến thức lớp 11. Các câu hỏi khó (từ câu 46 – 50) thường cần phải vận dụng kiến thức liên chuyên đề, liên lớp để giải quyết.
Các câu hỏi khó nhất (câu 49 – câu 50) nằm ở phần hàm số và hình không gian (nằm giữa lớp 11 và lớp 12).
Đề thi có nhiều câu hỏi liên quan đến “hàm ẩn” cả trong phần tích phân cũng như trong phần hàm số các em cần chú trọng nhiều đến những dạng bài liên quan tới hàm ẩn.
HÒA THANH
Đề tham khảo thi THPT quốc gia: Môn toán vẫn có câu 'tư duy tim đập mạnh'
Đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 môn toán nhìn chung dễ thở hơn so với năm ngoái, nhưng có 15 câu cuối hơi 'mệt mỏi' và một vài câu 'tư duy tim đập mạnh'.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Đó là nhận xét của tiến sĩ Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM và ông Lê Quốc Trung, Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Kiên Giang về đề toán tham khảo mà Bộ GD-ĐT vừa công bố hôm 3.4.
Cần "tập trung đánh mạnh" 13 câu hàm số
Chia sẻ về cấu trúc đề tham khảo môn toán năm nay, tiến sĩ Trần Nam Dũng cho biết đề gồm có 8 chủ đề, bao gồm tổ hợp - xác suất, dãy số - cấp số, hình học không gian, hàm số, mũ-logarit, nguyên hàm - tích phân, số phức và tọa độ Oxyz.
"Trong đó, tổ hợp - xác suất gồm 1 câu nhẹ nhàng về quy tắc đếm và 1 câu về xác suất có tư duy. Chủ đề dãy số - cấp số cũng gồm 1 câu về cấp số tương đối nhẹ nhàng. Phần hình học không gian có 8 câu có lý thuyết và các bài tập cốt lõi liên quan góc, khoảng cách, diện tích, thể tích trong HHKG lớp 11 và chương 1 HHKG 12. Theo chúng tôi, những bài này đề thi nên có sẵn hình vẽ (như nhiều bài trong đề minh họa đã có), vì vẽ hình thực ra rất lâu, không thật phù hợp với trắc nghiệm", tiến sĩ Trần Nam Dũng nhận định.
Theo ông Lê Quốc Trung, ở chủ đề hàm số có 13 câu liên quan nhận dạng đồ thị, tương giao, đơn điệu, cực trị, max-min, tiệm cận... nằm trong chương 1 sách Giải tích 12. "Ở phần này, học sinh tuyệt đối lưu ý max-min hàm trị tuyệt đối, đơn điệu và cực trị hàm ẩn, và cần "tập trung đánh mạnh cái này như chương trình chống virus Corona chủng mới của Chính phủ", ông Trung hài hước so sánh.
Ở phần mũ-logarit gồm 8 câu, tiến sĩ Nam Dũng cho rằng phần này có câu nhìn vào là tô, cũng có vài câu "tư duy tim đập mạnh". Đối với nguyên hàm - tích phân gồm 7 câu khá "nhẹ nhàng, tình cảm, đầy yêu thương". Nhưng cũng có vài câu mang tư tưởng hàm ẩn ở nội dung này. "Do đó, học sinh cần nghiên cứu vắc-xin 'tích phân hàm ẩn' sớm nếu muốn giải quyết tận gốc mấy câu khó nhằn này", tiến sĩ Dũng tiếp tục dí dỏm.
3 câu ở chủ đề số phức và 8 câu chủ đề toạ độ Oxyz, theo ông Lê Quốc Trung, cũng hết sức nhẹ nhàng, không "khó trời gầm" như mấy đề thi thử và nhìn nhận nếu học sinh không làm được mấy câu đơn giản này thì đúng là "phức tạp" rồi.
Nên giảm bớt độ khó ở 15 câu cuối
Tiến sĩ Trần Nam Dũng kết luận: "Tóm lại đề thi toán năm nay không có phần nào lấy từ chương trình lớp 10. Các chủ đề của lớp 11 như dãy số, tổ hợp xác suất xuất hiện rất ít. Log-mũ ra nhẹ nhàng. Các chủ đề thuộc chương trình học kỳ 2 của lớp 12 như số phức, nguyên hàm - tích phân và phương pháp tọa độ trong không gian được giảm nhẹ về độ khó. Nặng nhất vẫn là phần ứng dụng đạo hàm và hình học không gian (nằm giữa lớp 11 và 12)".
Về mức độ phân loại, tiến sĩ Dũng cho rằng 35 câu đầu ở mức độ 1, 2, trong đó có nhiều câu có độ dễ giống như... 5 câu đầu tiên trong chương trình Ai là triệu phú, còn 15 câu sau đúng là những câu "khẩu vị", tuỳ sở trường dành cho học sinh khá giỏi. "Theo tôi, nên bỏ bớt mấy câu đầu vì nó dễ tới mức không cần thiết đưa vào đề, đồng thời giảm bớt độ khó của 15 câu cuối sẽ hợp lý hơn", tiến sĩ Dũng đề xuất.
Tương tự, ông Lê Quốc Trung đánh giá: "Đề tham khảo môn toán như vậy là dễ thở hơn với năm ngoái, nhưng không dễ đến nỗi không học cũng qua. Chắc chắn 15 câu cuối cũng khiến học sinh tương đối mệt mỏi. Tuy nhiên, đề này sẽ cho các em một định hướng rõ hơn để tập trung ôn tập cũng như bổ túc phần kiến thức học kỳ 2".
Mỹ Quyên
Đề tham khảo thi THPT quốc gia: Môn tự nhiên tập trung học kỳ 1 lớp 12 Đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2020 các môn tự nhiên đa phần tập trung nhiều vào kiến thức học kỳ 1, chương trình học kỳ 2 lớp 12 cũng có một số kiến thức nhưng nhẹ hơn so với năm trước. Ảnh minh họa: Đ.N.T So với năm 2019, đề tham khảo có sự điều chỉnh phù hợp với tình...