Nhận diện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục
Theo GS.TS Phan Văn Kha – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội luôn là 2 mặt đi đôi không thể tách rời. Hai khái niệm này được sử dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ trước đây, ở các nước trên thế giới nhưng mới được sử dụng rộng rãi trong ngành giáo dục ở nước ta những năm gàn đây.
Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục là quyền được pháp lý hóa trong việc chủ động điều hành, quản lý.
Nhận diện tự chủ và trách nhiệm xã hội
GS.TS Phan Văn Kha dẫn gải, quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đã được đề cập trong nhiều công trình khoa học của các tác giả nước ngoài, tiêu biểu như: Nyborg; P. Philip G, Altbach, Lingenfelter, P E, Enders, J., Zaghloul Morsy (6,7, 8) và trong các công trình của một số nhà khoa học Việt Nam, như: Tràn Quốc Toản, Đặng ứng Vận, Phan Văn Kha, Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Thị Lan Hương, v.v.
Nhìn chung, các tác giả thống nhất quan niệm về quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục là khả năng hoạt động theo các lựa chọn của mình để hoàn thành sứ mạng và được xác định bởi một số quyền hạn và trách nhiệm ghi trong luật pháp và hệ thống văn bản pháp quy.
Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục là quyền được pháp lý hóa trong việc chủ động điều hành, quản lý và triển khai các công việc có sự hạn chế can thiệp từ bên ngoài, là khả năng hoạt động theo các lựa chọn ưu tiên của mình để hoàn thành sứ mạng, mục tiêu và các giá trị của tổ chức.
Đề cập đến vấn đề trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, GS.TS Phan Văn Kha cho rằng, đây là trách nhiệm đối với xã hội của tổ chức/hoặc người đứng đầu được giao quyền trong phạm vi quy định của pháp luật về những quyết định, hoạt động và kết quả của những hoạt động.
Trách nhiệm xã hội liên quan trước hết tới những người có thẩm quyền và quy định phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ; những người được giao quyền lực phải chịu trách nhiệm trước một cá nhân hoặc tập thể nào đó; tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo minh chứng khi được hỏi và có trách nhiệm làm rõ những vấn đề xã hội đặc biệt được quan tâm như: chất lượng giáo dục và kết quả học tập của học sinh, sinh viên; tài chính và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết quả trong việc đạt được các mục tiêu đặt ra; v.v.
Trách nhiệm xã hội bao gồm trách nhiệm bên trong và trách nhiệm bên ngoài tức là trách nhiệm đối với chính nhà trường và trách nhiệm đối với cả xã hội nói chung.
Trách nhiệm bên trong cơ sở giáo dục là trách nhiệm với khách hàng bên trong cơ sở giáo dục bao gồm: cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh…; trách nhiệm bên ngoài cơ sở giáo dục là trách nhiệm với khách hàn bên ngoài như: Bộ, địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp…
Video đang HOT
Tính chịu trách nhiệm phải đi đôi với quyền tự chủ, tự chủ về lĩnh vực gì thì sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Ảnh minh họa/internet
Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội không thể tách rời
Để đánh giá tính tự chủ và hệ thống chịu trách nhiệm thông qua kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và công khai kết quả thực hiện với công chúng cần phải lựa chọn và vận dụng mô hình, quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp.
Theo GS.TS Phan Văn Kha,quyền tự chủ cũng bao hàm tính chịu trách nhiệm. Tính chịu trách nhiệm phải đi đôi với quyền tự chủ, tự chủ về lĩnh vực gì thì sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó.
Hiện nay, Nhà nước giao quyền tự chủ lớn hơn cho các trường đại học đồng nghĩa các trường đại học phải chịu trách nhiệm lớn hơn về chương trình đào tạo, về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tài chính, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, số lượng sinh viên, văn bằng/chứng chỉ.
Đồng thời, trách nhiệm xã hội phải đi đôi với quyền tự chủ, tức là tất cả các lĩnh vực giáo dục được giao quyền, trách nhiệm tự ra quyết định và triển khai thực hiện, thì quá trình ra quyết định và thực hiện cần phải đảm bảo tính minh bạch và cần phải công khai, phải chịu trách nhiệm với các quyết định.
Cũng theo GS.TS Phan Văn Kha, để quyền tự chủ và tính chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục được phát huy và đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển giáo dục đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống chịu trách nhiệm đa chiều, với sự tham dự trách nhiệm giữa giáo dục và các bên liên đới.
Thực tế, muốn xây dựng một hệ thống chịu trách nhiệm thành công, thì ngay từ đầu cần phải làm rõ ai chịu trách nhiệm, trách nhiệm về cải gì và với ai? Để cơ sở giáo dục không chỉ chịu trách nhiệm với Nhà nước, cấp trên (các nhà quản lý và cơ quan quản lý giáo dục), mà còn chịu trách nhiệm với khách hàng (học sinh, sinh viên, phụ huynh, các chủ doanh nghiệp, V.V…), với những nhà tài trợ và với cộng đồng, các bên liên đới.
Tuy nhiên, GS.TS Phan Văn Kha cho rằng, để xây dựng được hệ thống chịu trách nhiệm với cấp trên đòi hỏi phải xây dựng được bộ tiêu chí hay chuẩn giáo dục, từ đó hình thành nên bộ chỉ số đo thực hiện để có thể đánh giá được kết quả hoạt động của từng cơ sở giáo dục và còn có thể so sánh được kết quả thực hiện giữa các cơ sở khác trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
Mặt khác, để xây dựng được hệ thống chịu trách nhiệm với khách hàng cần xây dựng hệ thống giáo dục định hướng khách hàng, thông qua việc: lôi cuốn khách hàng tham dự vào việc quản lý cơ sở giáo dục qua mô hình hội đồng trường, để biến mong muốn của khách hàng thành sự thật; hoặc tăng cường tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Tăng cường tiếng nói của khách hàng trong quá trình xây dựng các mục tiêu, chiến lược và chương trình giáo dục, cung cấp và công khai hoá thông tin về kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, vì mục tiêu nâng cao chất lượng và gây dựng lòng tin trong công luận; và phải tạo môi trường thuận lợi giúp khách hàng bộc lộ mong muốn và yêu cầu của mình với cơ sở giáo dục.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đổi mới bồi dưỡng.... để bắt nhịp với Chương trình, sách giáo khoa mới
Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đòi hỏi nhà trường, sinh viên sư phạm phải đồng hành cùng các trường phổ thông trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo.
Các chương trình bồi dưỡng cần phát huy thế mạnh của việc tự học và nhu học tập suốt đời, mọi nơi, mọi lúc. Ảnh minh họa/internet
Bồi dưỡng... không phải có sách giáo khoa mới
Đó là của TS Hoàng Thị Hạnh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Theo đó, ngay từ bây giờ, bằng các nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực chung cần cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đổi mới mà Bộ đang triển khai không phải đợi đến lúc có sách giáo khoa mới.
Để làm tốt công tác này, theo TS Hoàng Thị Hạnh các cơ sở đào tạo giáo viên cần đổi mới một cách toàn diện hoạt động bồi dưỡng, trong đó cần chú trọng đến đổi mới việc xây dựng, chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác bồi duỡng.
Cụ thể, cần xác định bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nền tảng nâng cao năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng. Theo đó, lựa chọn chuyên gia, tổ chức biên soạn tài liệu, học liệu bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục;
Bổ sung những chương trình còn thiếu, trong đó chú ý tới bồi dưỡng năng lực quản lý sự thay đổi trong môi trường giáo dục thay đổi đối với cán bộ quản lý. Tài liệu bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú như: tài liệu bản in, bài giảng bản word, bài giảng ỈWerPoint, Video Clip, đĩa VCD, cẩm nang hỏi đáp, giáo trình điện tử...
Cùng với đó, các chương trình bồi dưỡng cần phát huy thế mạnh của việc tự học và nhu học tập suốt đời, mọi nơi, mọi lúc; Chú trọng sử dụng phù hợp các hình thức bồi dưỡng tập trung, trực tuyến qua mạng, thực hành trực tiếp tại chỗ hoặc phối hợp bồi dưỡng tập trung và trực tuyến qua mạng; Chú ý đổi mới phương pháp bồi & hình thức kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ bôi dưỡng.
Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên phổ thông
Đổi mới bồi dưỡng.... để bắt nhịp với Chương trình, sách giáo khoa mới
Bên cận đó cần xây dựng kế hoạch thường xuyên mời cán bộ quản lý giỏi ở các trường mầm non, phổ thông thỉnh giảng, hướng dẫn nghiệp vụ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo giáo viên; điều động giảng viên sư phạm tham gia.
Cũng theo TS Hoàng Thị Hạnh, cần đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp và hình thức bồi dưỡng. Chẳng hạn như bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng qua mạng internet nhằm phát huy tinh thần tự học, tự bồi dường nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý.
Ngoài ra, có thể kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến qua mạng internet và bồi dưỡng tập trung có tư vấn, hỗ trợ của giảng viên/ đội ngũ giáo viên cốt cán cơ sở giáo dục phổ thông.
Phối hợp với các cơ sở giáo dục lựa chọn, tập huấn và hướng dẫn đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý giáo dục cốt cán, họ không phải là những người nói lại các nội dung được bồi dưỡng từ giảng viên mà là những người tổ chức, hướng dẫn các cán bộ quản lý cơ sở cấp dưới sinh hoạt chuyên môn trong điều kiện mới.
Đặc biệt, cần chú trọng đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thông quan việc xây dựng bộ công cụ đánh giá như: đánh giá kết quả các nội dung bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý theo cấp học, môn học và đánh giá nội dung, hình thức bồi dưỡng, bao gồm: bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả các nội dung bồi dưỡng theo hình thức qua mạng internet.
Về đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, TS Hoàng Thị Hạnh cho rằng,cần phát huy vai trò của đội ngũ cốt cán; các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng; việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức như: bài kiểm tra viết, bài viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, phỏng vấn trực tiếp, trắc nghiệm khách quan, quan sát trực tiếp lớp học, trả lời câu hỏi. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phụ thuộc vào từng nội dung và đối tượng cũng như thời điểm bồi dưỡng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Quảng Bình: Một huyện có 35 trường học đạt chuẩn quốc gia Thời gian qua, công tác xã hội hoá giáo dục ở huyện Quảng Ninh ngày càng phát triển sâu rộng. 2 trường THPT ở huyện Quảng Ninh đã đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã kiểm tra, rà soát, điều chỉnh, bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo đúng quy định, phù hợp...