Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế
Nhân dân tệ của Trung Quốc vừa được chấp thuận là đồng tiền dự trữ quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Nhân dân tệ của Trung Quốc vừa được chấp thuận là đồng tiền dự trữ quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng USD, Euro, Yên Nhật và bảng Anh.
Quy Tiên tê Quôc tê (IMF) đã quyêt đinh đưa thêm Nhân dân tê của Trung Quốc vao gio tiên dư trư quôc tê, hay Quyên rut vôn đăc biêt (SDR) cua quy này. Viêc này co thê coi la bươc ngoăt quan trong của Trung Quốc trong tiên trinh hôi nhâp hê thông tai chinh toan câu.
Nhân dân tê của Trung Quốc vừa được đưa vao gio tiên dư trư quôc tê của IMF.
Trong tuyên bô phat đi hôm qua 30/11, IMF cho biêt, đồng Nhân dân tê đa đap ưng đươc tiêu chuân “sư dung tư do” hay noi cach khac la đươc sư dung phô biên trong hoat đông thanh toan quôc tê va se đươc thêm vao SDR cung vơi USD, Euro, bang Anh va Yên Nhât. SDR là loại tiền tệ quy ước của IMF, được dùng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành viên, hoặc giữa các nước với nhau. Khi giải ngân, phương tiện này có thể quy đổi thành một đồng tiền bất kỳ trong giỏ để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên.
Quyêt đinh thêm Nhân dân tê vao gio tiên dư trư quôc tê cua IMF se co hiêu lưc tư ngay 1/10/2016. Tai thơi điêm đo, theo IMF, Nhân dân tê se chiêm ty trong 10,92% trong gio SDR, so vơi tỷ trọng cua đồng USD la 41,73%, cua đồng Euro la 30,93%, cua đồng Yên la 8,33%. Hiên, USD chiêm ty trong 41,9%, Euro chiêm 37,4%, bang Anh chiêm 11,3% va Yên 9,4%.
Thảo Nguyên
Theo_Kiến Thức
Đại gia Trung Quốc "nhòm ngó" đất Dubai, rộ mốt làm "chúa đảo"
Đại gia Trung Quốc hiện đang rộ "mốt" mua bất động sản ở Dubai hoặc bỏ ra hàng triệu đô để mua đứt một hòn đảo ngoài khơi chỉ để ngắm sao hay tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành.
Video đang HOT
Đại gia Trung Quốc "đổ tiền" mua nhà đất ở Dubai
Trang China Business News đưa tin, gần đây Damac Properties, một công ty bất động sản cao cấp ở Dubai, thuộc Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) vừa ký hợp tác với một sàn giao dịch bất động sản online của Trung Quốc để phân phối bất động sản cao cấp của Dubai.
Số liệu thống kê cho thấy đầu tư của Trung Quốc vào thị trường bất động sản Dubai đạt 2,24 tỷ nhân dân tệ (khoảng 351 triệu USD) năm 2014, tăng 300% so với cùng kỳ năm trước. Con số này đã lên tới 2,07 tỷ nhân dân tệ (tương đương 323,8 triệu USD) trong 8 tháng đầu năm 2015.
10% dân số ở Dubai là người gốc Hoa, phần lớn là những người đến từ các thành phố phía Nam của Trung Quốc như Quảng Châu và Thâm Quyến. Giám đốc điều hành của Damac - Ziad El Chaar cho biết, hiện có tới 4.200 công ty của Trung Quốc đã thành lập văn phòng ở Dubai.
Không giống như thị trường bất động sản ở châu Âu và Mỹ, thị trường ở Dubai là thị trường định hướng đầu tư. Đầu tư bất động sản ở Dubai được miễn thuế từ 7-8%, cao hơn so với mức miễn thuế ở Canada, Mỹ và Úc.
Giới nhà giàu Trung Quốc đang chú ý nhiều đến bất động sản ở Dubai.
Thị trường bất động sản ở Dubai tăng trưởng nóng vào năm 2008 nhưng sau đó đã lắng xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thị trường này đã hồi phục khá nhanh trong thời gian gần đây, thu hút rất nhiều nhà đầu tư đến từ Ấn Độ, Anh, Iran và Trung Quốc.
Thực tế cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc không phải là những nhà đầu tư lớn nhất ở Dubai. Số liệu trong 8 tháng đầu năm cho thấy, Ấn Độ đứng đầu trong số các nhà đầu tư vào thị trường Dubai với tổng mức đầu tư lên tới 23,3 tỷ nhân dân tệ (3,64 tỷ USD), tiếp đó là Anh, Iran, Canada và Nga. Trung Quốc đứng vị trí thứ 6.
Mặc dù thị trường bất động sản ở Dubai đã hồi phục dần, nhưng một số nhà đầu tư vẫn lo ngại về mức sụt giảm 5,2% trong quý 3/2014 có thể tiềm ẩn khả năng lặp lại hiện tượng nổ bong bóng bất động sản trong tương lai gần.
Năm 2014, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt mức 16,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,58 tỷ USD). Con số này dự kiến sẽ đạt 20 tỷ nhân dân tệ (3,12 tỷ USD) trong năm 2015.
Rộ mốt làm "chúa đảo"
Cứ mỗi cuối tuần, ông Wang Yue, 41 tuổi, làm nghề luật sư ở trung tâm thành phố Thượng Hải lại rục rịch bỏ chốn đô hội để tới hòn đảo riêng rộng chưa tới 1 km2 nằm cách bờ biển 40 km để tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên.
Ông Yue cho hay: "Ở trên đảo vào buổi tối, bạn có thể thỏa thích ngắm bầu trời đầy sao và thưởng ngoạn cảnh mặt trăng nhô lên từ mặt biển. Đó thực sự là một cảm giác tuyệt vời".
Ông Yue chỉ là một trong số rất nhiều những đại gia của Trung Quốc sẵn sàng vung tiền ra mua những hòn đảo riêng cho riêng mình.
Ông Lin Dong, người sáng lập Hiệp hội Các Chủ đảo Trung Quốc ước tính có khoảng 600 hòn đảo tư nhân ở Trung Quốc, dùng để đầu tư phát triển du lịch hoặc nuôi trồng thủy hải sản.
Tuy nhiên, cũng có nhiều đại gia Trung Quốc mua đảo chỉ để xây khu giải trí phục vụ cho mục đích cá nhân như ông Yue.
Hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, một đại gia khác họ Lin cũng có trong tay không ít các hòn đảo riêng.
"Tôi không thích ồn ào và sợ không khí ô nhiễm ở thành phố lớn. Cuộc sống ở đảo thích hợp hơn với tôi", ông Lin cho hay.
Hòn đảo Slipper Island ở New Zealand được một tỷ phú Trung Quốc mua tặng con gái.
Trong tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Các Chủ đảo Trung Quốc vừa đứng ra tổ chức hội nghị dành cho các chủ đảo Trung Quốc lần thứ 2, bên lề một hôi chợ chuyên về hàng xa xỉ như du thuyền, siêu xe, máy bay cá nhân tại tỉnh Quảng Đông. Giữa dàn người mẫu mặc bikini, các "chúa đảo" Trung Quốc ngồi bàn luận say sưa về việc xây dựng "vương quốc" các hòn đảo trong mơ.
Tuy nhiên, do các đảo ở Trung Quốc được bán với số lượng hạn chế đi kèm nhiều điều khoản sử dụng như chỉ được thuê trong vòng 50 năm làm nhiều đại gia chùn tay với thị trường trong nước.
Do đó, họ để mắt tới các hòn đảo ngoại quốc, tuy nằm xa xôi, cách xa quê nhà nhưng lại được toàn quyền sử dụng và thủ tục mua bán lại vô cùng đơn giản, thậm chí có thể mua đảo qua mạng mà không cần phải thông qua các loại giấy tờ phiền phức.
Mới đây, việc một phụ nữ Trung Quốc có tên là Wendy Weimei sẵn sàng bỏ ra 5.6 triệu USD để mua đảo Slipper Island - nằm phía Bắc đảo Coromandel của New Zealand để tặng con gái mình làm quà đã làm nhiều người sửng sốt.
Trước đó, trang mua bán trực tuyến của Trung Quốc là Taobao cũng đưa 4 hòn đảo tại Hy Lạp, Anh và Canada lên đấu giá trên mạng và 3 trong số đó được bán chỉ trong vòng vài giờ.
"Mua các đảo riêng ở nước ngoài ngày càng phổ biến ở Trung Quốc", anh Grammy Leung, 31 tuổi làm nghề tư vấn công nghệ thông tin, một "chúa đảo" thuộc Hiệp hội Các chủ đảo nói trên cho biết.
Anh này đã bỏ ra 80.000 USD vào năm ngoái chỉ để mua một ốc đảo nhỏ rộng khoảng 1.6 ha ở trên hồ Nova Scotia ở Canada và giờ đây, anh này đang có mong muốn tìm mua thêm một hòn đảo khác ở ngoài khơi.
Ông Farrhad Vladi, chủ của công ty chuyên môi giới và mua bán đảo Vladi Private Islands cho biết, thị trường Trung Quốc đang phát triển mạnh, không giống như nhiều người phương Tây mua đảo để làm của riêng, người Trung Quốc thường có xu hướng mua để đầu tư".
AN NHIÊN (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thị trường liên ngân hàng sôi động hơn Sau 2 quý suy giảm liên tiếp, thị trường liên ngân hàng trong quý III/2015 hoạt động sôi nổi hơn, với tổng khối lượng giao dịch đạt 1.332.000 tỷ đồng, tăng tới 31% so với quý II/2015 và tăng 1,04% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường hoạt động rất tích cực trong tháng 8 và tháng 9, với giao dịch tháng...